Cà gai leo là loại dược liệu có tác dụng ức chế các tế bào xơ gan và làm âm tính virus viêm gan B. Chính vì thế, cà gai leo ngày càng được biết đến và sử dụng rộng rãi hơn. Tuy nhiên, nhiều người muốn sử dụng loại dược liệu này nhưng quan ngại không biết cà gai leo có đắng không? Mùi vị như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Tìm hiểu về cây cà gai leo
Cà gai leo hay còn có tên gọi khác là cà lù, cà bò, cà vạch,… Nó có thân nhỏ và chia thành nhiều nhánh, mọc leo hoặc bò dưới mặt đất. Thân có gai, lá có hình thuôn hoặc bầu dục, mặt trên xanh sẫm và mặt dưới nhạt. Hoa có màu trắng hoặc hơi tím, quả có hình cầu màu xanh, khi chín sẽ chuyển sang màu đỏ tươi.
Thân, lá, rễ của cà gai leo đều được sử dụng làm thuốc. Chúng chứa các hoạt chất như glycoalkaloid, saponin steroid, flavonoid, alkaloid solasodine, solasodine, diosgenin,… có tác dụng tốt cho sức khỏe. Đặc biệt nguồn dược liệu này có thể hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan đến gan như viêm gan, gan nhiễm mỡ hay xơ gan,…
Thành phần glycoalkaloid có trong cà gai leo còn có tác dụng ức chế hoạt động của virus viêm gan B, ngăn chặn sự phát triển của xơ gan, thanh nhiệt và giải độc gan hiệu quả. Ngoài ra, cà gai leo có các công dụng khác như tiêu độc, trị ho, giảm đau, chữa sâu răng,…
Cà gai leo có đắng không?
Cà gai leo được sử dụng bằng nhiều hình thức như khô hoặc tươi, sắc uống hay pha trà đều được. Nhiều người dùng uống sử dụng cà gai leo nhưng quan ngại rằng cà gai leo có vị đắng. Thực tế, cà gai leo không đắng nhiều như các loại dược liệu khác mà chỉ đắng nhẹ, khi nuốt sẽ thấy vị ngọt mát.
Bên cạnh đó, vị đắng của cà gai leo có thể thay đổi tuỳ thuộc vào các yếu tố như điều kiện môi trường, tuổi đời của cây khi thu hái, phương pháp chế biến và vị trí sử dụng (thân, rễ hay lá).
Nếu bạn uống cà gai leo có mùi khác lạ, rất khó chịu thì cẩn thận có thể sử dụng phải dược liệu giả. Đọc thêm bài: Phân biệt hình ảnh cà gai leo với các loại cà dại khác.
Cà gai leo có mùi vị gì?
Cà gai leo có mùi vị tự nhiên đặc trưng. Theo đánh giá của nhiều người, loại dược liệu này rất dễ uống. Nước cà gai leo có màu vàng cánh gián, thơm nhẹ, không quá gắt và mang đến cảm giác thanh mát, có chút vị đắng ngọt. Nó rất dễ chịu để sử dụng uống thường xuyên.
Cà gai leo được chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau như cà gai leo khô, trà túi lọc hoặc cao cà gai leo,… Mỗi loại sẽ mang một sự khác biệt trong hương vị. Cụ thể, cà gai leo dạng khô hoặc trà túi lọc có mùi thơm thảo dược nhẹ, còn dạng cao sẽ có mùi hương hơi nồng nhưng vẫn khá dễ chịu.
Hơn nữa, trên thị trường hiện nay cũng đã ra mắt các sản phẩm cà gai leo dưới dạng viên uống. Dạng viên sẽ có mùi thơm nhẹ và dường như không có vị quá rõ rệt. Vì việc sử dụng rất tiện lợi nên dạng viên uống được ưa chuộng.
Cách sử dụng cà gai leo
Dưới đây là một số cách chế biến và sử dụng cà gai leo đúng cách, đơn giản nhất, bạn có thể tham khảo như sau:
Cà gai leo tươi
Sau khi thu hoạch cà gai leo, hãy loại bỏ các phần bị sâu bệnh, héo úa. Sau đó, rửa sạch toàn bộ thân, rễ hoặc lá của chúng rồi để ráo. Cuối cùng, mang đi cắt khúc là có thể sắc nước uống.
Cách sắc nước cà gai leo cụ thể như sau:
- Chuẩn bị 50 – 60g cà gai leo tươi, rửa sạch.
- Cho cà gai leo vào ấm với lượng nước vừa đủ và đun sôi.
- Khi nước sôi, giảm lửa nhỏ và đun thêm 10 phút.
- Chắt nước ra bát và uống trong ngày.
Cà gai leo khô
Cà gai leo khô nay đã không còn quá xa lạ, chúng được sử dụng nhiều nhất bằng cách sắc uống. Bạn tiến hành sắc thuốc như sau:
- Lấy 30g cà gai leo khô, rửa sạch cho vào ấm.
- Cho lượng nước vừa đủ và đun sôi.
- Khi nước sôi thì vặn nhỏ lựa và đun thêm khoảng 10 phút rồi tắt bếp.
- Chắt thuốc ra bát và uống hết trong ngày.
Cao cà gai leo
Để sử dụng cao cà gai leo, bạn thực hiện theo các bước sau:
- Dùng 1 – 2g cao khô cà gai leo.
- Cho cao vào 1 ly nước ấm với lượng nước khoảng 100 – 200ml.
- Khuấy đều hỗn hợp đến khi cao tan hết và sử dụng.
Trà túi lọc cà gai leo
Trà túi lọc cà gai leo có cách dùng rất đơn giản và dễ sử dụng:
- Bạn dùng 1 – 2 gói trà túi lọc cà gai leo.
- Cho túi trà vào ấm, cho từ từ nước sôi vào rồi chắt bỏ nước nhằm loại bỏ chất tráng trời.
- Cho thêm một lượng nước sôi vừa đủ, đậy nắp ấm và có thể dùng trà.
☛ Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu câu trả lời: Uống cà gai leo có tốt không?
Uống cà gai leo có kỵ gì không?
Vị thuốc cà gai leo lành tính nên sẽ không gây tác dụng phụ nào với các loại dược liệu hay thực phẩm khác. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau:
- Không sử dụng rượu bia, thuốc lá hay các chất kích thích.
- Hạn chế sử dụng đồ ăn chứa nhiều chất béo như dầu, thịt mỡ, đồ ăn chiên rán, xào, nướng,…
- Hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh như mì gói, đồ đóng hộp,..
- Không ăn các thực phẩm chứa thành phần đường hóa học, các chất tạo ngọt công nghiệp hay màu thực phẩm,…
Ngoài ra, dù có nhiều công dụng nổi bật như vậy nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng loại dược liệu này. Dưới đây là một số trường hợp không nên sử dụng cà gai leo mà bạn nên cân nhắc:
- Phụ nữ mang thai: Trong thành phần cà gai leo có chứa hoạt chất làm kìm hãm sự phát triển của thai nhi. Vì thế, những người đang mang thai, đặc biệt thai kỳ dưới 3 tháng tuyệt đối không được sử dụng cà gai leo để tránh làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của bé.
- Người mắc bệnh thận: Tuy các hoạt chất trong cà gai leo có công dụng thải độc gan rất hiệu quả nhưng điều này đã vô tình tạo nên áp lực quá tải cho thận. Nếu bạn đang gặp trường hợp thận hư, thận yếu thì việc dùng loại dược liệu này thường xuyên sẽ tác động xấu đến quá trình lọc máu. Lâu dần sẽ làm cản trở quá trình bài tiết và hình thành sỏi thận và gây đau đớn cho người bệnh.
- Người đang điều trị đặc biệt: Đối với những bệnh nhân đang áp dụng phác đồ điều trị đặc biệt (sức khoẻ yếu hoặc bệnh giai đoạn nặng), cần hỏi ý kiến của bác sĩ cà gai leo.
- Người mắc bệnh mạn tính: Đối với những trường hợp mắc bệnh mạn tính như cao huyết áp, các bệnh lý về tim,… cũng được khuyến cáo không nên sử dụng cà gai leo. Để đảm bảo an toàn, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh tác dụng phụ không mong muốn.