Từ xa xưa, cà gai leo đã được xếp vào nhóm dược liệu hàng đầu với công dụng nổi bật về hỗ trợ điều trị các bệnh về gan. Không chỉ vậy, loại dược liệu này còn mang lại nhiều công dụng khác rất tốt cho sức khỏe. Vậy để biết cà gai leo chữa bệnh gì và bài thuốc chữa trị ra sao? Cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Cà gai leo chữa bệnh về gan
Cà gai leo vốn được nhiều người biết đến với công dụng chữa trị các bệnh về gan rất hiệu quả, đặc biệt là viêm gan B mãn tính. Bởi thành phần cà gai leo có chứa hoạt chất Glycoalcaloid đã được chứng minh có khả năng hỗ trợ điều trị viêm gan do virus, bao gồm cả viêm gan B.
Hoạt chất này có khả năng ngăn chặn sự sao chép, phát triển và làm âm tính virus viêm gan B. Đồng thời, chúng gây ức chế mạnh sự phát triển của bệnh xơ gan và làm giảm mức độ xơ gan giai đoạn đầu.
Ngoài ra, việc sử dụng cà gai leo còn có thể cải thiện hệ thống miễn dịch và làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm gan.
Trong một nghiên cứu tiến sĩ Y học năm 1999 của bác sĩ Trịnh Thị Xuân Hoà, bệnh viện Quân Y 103 về tác dụng thực tế của cà gai leo trong điều trị các bệnh gan đã thu được kết quả. Sau 2 tháng sử dụng cà gai leo, bệnh nhân đã có sự chuyển biến tích cực về các triệu chứng viêm gan như da vàng, chán ăn, mệt mỏi,… Đặc biệt, nồng độ virus trong máu đã giảm đáng kể sau 3 tháng sử dụng.
Bên cạnh đó, dịch chiết toàn phần trong cà gai leo đã được chứng minh có thể ức chế tế bào ung thư gan (Hep 3B, PLC/PRF) do virus gây ra.
Dưới đây là một số bài thuốc cà gai leo chữa bệnh về gan:
Ức chế viêm gan virus, xơ gan, bảo vệ gan
Theo nghiên cứu cây cà gai leo năm 2002 cho thấy, cà gai leo được sử dụng làm thuốc chữa bệnh gan như chống viêm, bảo vệ ga,, ức chế xơ gan.
- Nguyên liệu: 30g cà gai leo (lấy toàn bộ thân cành, rễ và lá), 10g diệp hạ châu (chó đẻ răng cưa), 10g dừa cạn
- Cách sắc thuốc: Rửa sạch các loại dược liệu, để ráo nước rồi cắt thành từng đoạn nhỏ. Mang đi sao vàng cho đến khi toả mùi thơm. Sau đó, mang đi tất cả các vị thuốc sắc cùng 1 lít nước với lửa nhỏ trong khoảng 20 phút cho đến khi còn 300ml thì tắt bếp. Ngày uống 2 – 3 lần/ 1 thang và dùng đều đặn từ 2 – 3 tháng để đạt hiệu quả cao nhất.
Ngăn ngừa bệnh gan, giải độc và hạ men gan cao
Bên cạnh đó, những người có dấu hiệu mắc phải các bệnh về gan khi sử dụng cà gai leo cũng có thể giúp tăng cường chức năng gan, bảo vệ tế bào gan, ngăn ngừa các tác nhân gây hại, hạn chế huỷ hại gan và hạn chế tăng trọng lượng gan do nhiễm độc TNT.
- Nguyên liệu: 30g cà gai leo (lấy toàn bộ cây từ lá đến rễ)
- Cách sắc: Cho cà gai leo vào ấm sắc cùng 1 lít nước. Đun với lửa vừa cho đến khỉ chỉ còn lại 300ml thì tắt bếp. Chắt lấy nước uống vào 3 buổi trong ngày và duy trì đều đặn từ 1 – 2 tháng để thanh lọc và bảo vệ gan.
☛ Tham khảo thêm: Tìm hiểu ngay 6 tác dụng chính của cà gai leo
Cà gai leo chữa các bệnh về xương khớp
Một nghiên cứu của Việt Nam được đăng trên Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ với đề tài xác định tác dụng chống viêm và giảm đau của chiết xuất từ cà gai leo trên các triệu chứng viêm khớp ở chuột, cho thấy tiềm năng của loại dược liệu này trong điều trị bệnh viêm khớp ở người.
Ở nghiên cứu này, nhóm chuyên gia đã phân lập được chiết xuất ethanol của cà gai leo (SP) có tác dụng chống viêm, bao gồm ursolic acid, β-sitosterol, hexadecanoic acid, cis-vaccenic acid, và vanillic acid. Chiết xuất này đã giảm đáng kể tình trạng sưng chân, hạ nhiệt độ tại chỗ, tăng thời gian chịu đau và cải thiện ngưỡng đau cơ học ở những con chuột bị viêm khớp.
Giới thiệu một số bài thuốc chữa bệnh xương khớp từ cà gai leo:
Bài thuốc chữa phong thấp
- Nguyên liệu: Cà gai leo, rễ cây đau xương, rễ tầm xuân, rễ cỏ xước, vỏ chân chim, dây mấu, mỗi loại 20g.
- Cách sắc: Mang tất cả các vị thuốc trên sắc cùng với một lượng nước vừa đủ và uống hết trong 1 ngày, mỗi ngày 1 thang.
Bài thuốc chữa đau lưng, nhức mỏi
Dưới đây là một số bài thuốc của cà gai leo trong hỗ trợ điều trị đau lưng, nhức mỏi:
- Bài thuốc: Lấy 16g mỗi loại dược liệu gồm rễ cà gai leo, rễ cỏ xước, rễ cây xấu hổ, rễ cỏ tranh, thổ phục linh, kê huyết đằng mang đi sắc với lượng nước vừa đủ. Đun với lửa nhỏ và uống hết trong ngày, mỗi ngày 1 thang.
- Bài thuốc: Dùng 20g các loại dược liệu gồm rễ cà gai leo, rễ cỏ xước, rễ tầm xuân, kê huyết đằng, vỏ chân chim mang đi sắc thuốc uống hàng ngày. Duy trì uống mỗi ngày 1 thang, từ 1 – 2 tháng.
- Bài thuốc: Lấy 20 – 30g mỗi loại gồm rễ cà gai leo, rễ lá lốt, rễ gạc, rễ xuyên tiêu, quýt rừng, cốt khí củ đem sắc thành nước uống hàng ngày, mỗi ngày 1 thang.
- Bài thuốc: Dùng cà gai leo, thổ phục linh, kê huyết đằng, lá lốt, dây gắm mỗi loại 10g đem sắc thành nước uống mỗi ngày, ngày 1 thang và uống liên tục trong 1 tháng.
Các tác dụng khác của cà gai leo
Không chỉ là “thần dược” đối với người mắc các bệnh về gan, cà gai leo còn là vị cứu tinh chữa được nhiều loại bệnh khác. Cụ thể:
Giải rượu
Từ xa xưa, người dân miền núi phía Tây Bắc nước ta đã dùng cà gai leo để giải rượu. Với hoạt chất glycoalkaloid có trong cà gai leo có tác dụng hỗ trợ gan trong quá trình chuyển hoá và đào thải ethanol – một chất gây hại có trong rượu bia.
Theo ghi chép trong bản “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” (Cố GS.TS. Đỗ Tất Lợi) đã nhắc đến công dụng của cà gai leo chống say rượu cực mạnh. Theo đó, nếu nhai và ngậm rễ cà gai leo hoặc xát trực tiếp vào răng trước hoặc trong khi uống rượu thì có thể hạn chế say rượu.
Bên cạnh đó, sau khi uống rượu, chỉ cần dùng một lượng cà gai leo khô vừa đủ, mang đi sắc uống sẽ giúp thanh lọc, giải rượu, nhanh chóng tỉnh táo, không còn nhức đầu và mệt mỏi.
- Nguyên liệu: 50 – 100g cà gai leo
- Cách sắc thuốc: Hãm 50g cà gai leo khô với nước sôi và uống thay nước cho đến khi tỉnh. Hoặc sắc 100g cà gai leo khô cùng 400ml nước với lửa nhỏ, đun cạn cho đến khi còn 150ml và uống ngay khi còn ấm nóng.
Ngoài ra, sử dụng cà gai leo sao vàng ngâm cùng với rượu qua đêm sẽ làm giảm nồng độ cồn có trong rượu. Điều này cho thấy rằng, cà gai leo có thể phá độ cồn, từ đó giải rượu và làm giảm triệu chứng do say rượu gây ra.
Mẩn ngứa, nóng trong
Đa số các trường hợp nổi mụn nhọt, mẩn ngứa, nóng trong hay dị ứng trên da là do suy yếu chức năng gan. Cà gai leo là loại dược liệu có khả năng đào thải độc tố cho gan nên cũng có tác dụng chữa mụn nhọt và mẩn ngứa, nóng trong rất hiệu quả.
- Nguyên liệu: 30g cà gai leo (toàn bộ cây từ rễ, thân và lá), 40g xạ đen (thân hoặc lá).
- Sắc thuốc: Mang dược liệu rửa sạch, sau đó đem sắc cùng 1,5 lít nước cho đến khi trong ấm còn lại khoảng 1 lít thì tắt bếp. Chia nước uống nhiều lần trong ngày cho đến khi hết và ngày uống 1 thang. Cần kiên trì và sử dụng liên tục trong nhiều ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
☛ Xem thêm: Cà gai leo kết hợp với xạ đen có tác dụng gì?
Chữa rắn cắn
Dùng cà gai leo để chữa rắn cắn là mẹo dân gian được ông cha ta để lại để sơ cứu trong trường hợp cấp bách chưa thể đưa bệnh nhân vào viện kịp thời. Bởi các hoạt chất có trong cà gai leo có khả năng giảm đau, chống viêm và loại bỏ độc tố.
Ngay khi vừa bị rắn cắn và vết thương bắt đầu sưng tấy, đau nhức, bạn thực hiện các bước sau để sơ cứu bệnh nhân:
- Lấy khoảng 30 – 50g cà gai leo rửa sạch rồi giã nát.
- Thêm 200ml nước đun sôi để nguội vào khuấy đều, chắt lấy nước cho bệnh nhân uống ngay lập tức và thực hiện mỗi ngày 2 lần.
Đến ngày tiếp theo, tiếp tục cho bệnh nhân uống cà gai leo bằng bài thuốc sau:
- Lấy 10 – 30g rễ cà gai leo khô, thái thành từng đoạn nhỏ. Đem sao vàng trên bếp cho đến khi có mùi thơm.
- Mang sắc cùng 600ml nước với lửa nhỏ cho đến khi trong ấm còn 200ml thì tắt bếp rồi chắt lấy nước để uống.
- Uống 2 lần mỗi ngày và duy trì từ 3 – 5 ngày sẽ khỏi.
Tuy nhiên, nếu bị rắn độc cắn, sau khi sơ cứu thì ngay lập tức phải đưa bệnh nhân đến bệnh viện để xử lý kịp thời. Sau đó mới tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng bài thuốc trên.
Chữa ho, viêm họng, hen suyễn
Trong đông y, có rất nhiều cây thuốc, thảo dược dùng để chữa ho, hen suyễn cùng các triệu chứng đi kèm rất hiệu quả, trong đó phải kể đến cà gai leo.
Trong thành phần cà gai leo có chứa các alkaloid, tinh bột và một lượng flavonoid dồi dào có khả năng kháng khuẩn, chống viêm rất tốt. Đồng thời, chiết xuất từ loại dược liệu này có khả năng ổn định tế bào mast – một loại tế bào nắm giữ vai trò quan trọng trong quá trình tạo ra các hoá chất trung gian gây co thắt đường thở trong bệnh hen phế quản. Từ đó, có thể cải thiện các bệnh ho gà, ho phế quản.
Bài thuốc: Chữa ho gà, ho có đờm, viêm họng
- Nguyên liệu: 30g lá chanh, 10g rễ cây cà gai leo
- Cách sắc: Cho dược liệu vào sắc cùng 1 lít nước trong khoảng 20 phút rồi chắt nước thuốc thành 2 phần bằng nhau. Uống vào 2 buổi sáng và chiều, dùng đều đặn trong 1 tuần sẽ thấy giảm ho, hết đơn và hết đau họng rõ rệt.
Bài thuốc: Chữa ho, hen suyễn
Bài thuốc này sử dụng cho người bệnh ho quá nhiều và có dấu hiệu của bệnh hen suyễn gây khó thở:
- Nguyên liệu: Cà gai leo, mạch môn, thiên môn, mỗi loại 10g
- Cách sắc: Sắc các vị thuốc với lượng nước vừa đủ và đun trong lửa nhỏ. Ngày uống 3 lần (sáng, trưa và tối) và đều đặn từ 5 – 7 ngày để thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất và ngăn ngừa cơn hen suyễn tái phát.
Chảy máu chân răng, sưng viêm
Không chỉ thân cành, rễ và lá dùng trong chữa bệnh mà hạt của quả cà gai leo cũng có khả năng cầm máu, chữa sưng viêm răng lợi.
Bài thuốc:
- Tách phần thịt quả cà gai leo chỉ lấy phần hạt bên trong quả.
- Dùng 4g hạt tán nhỏ rồi cho vào chén đồng thêm một ít sáp ong rừng.
- Đốt trực tiếp chèn thuốc cho đến khi khói thuốc tỏa ra, xông khói vào chân răng bị đau nhức trong khoảng 5 phút.
- Mỗi ngày xông thuốc 1 lần và thực hiện liên tục trong 1 tuần tình trạng này sẽ được cải thiện rõ rệt.