Cà gai leo là thảo dược quý được nhiều người dân sử dụng để cải thiện chức năng gan, giải độc, giải rượu… Tuy nhiên nhiều người vẫn thắc mắc không biết uống cà gai leo có tốt không? Có nên sử dụng thường xuyên không? Chúng ta hãy cùng tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Tác dụng của cà gai leo đối với sức khỏe
Cà gai leo là cây thuốc nam có nhiều lợi ích tốt đối với sức khỏe. Dưới đây là các tác dụng phổ biến:
Tác dụng bảo vệ gan và ức chế quá trình xơ gan: Trong “Nghiên cứu cây cà gai leo làm thuốc chống viêm gan và ức chế xơ gan” của Nguyễn Thị Bích Thu cho thấy dịch chiết toàn phần của cây cà gai leo giúp làm giảm hàm lượng colagen gan trên mô hình xơ gan. Tác dụng này là nhờ khả năng hoạt hóa enzyme collagenase, ức chế quá trình xơ gan cả về số lượng và chất lượng, ngăn ngừa bệnh phát triển.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác được thực hiện để chứng minh tác dụng bảo vệ gan của cà gai leo trên mô hình động vật bị gây tổn thương gan bằng Trinitrotoluen (TNT). Kết quả cho thấy chuột nhắt trắng uống dịch chiết thảo dược này giúp bảo vệ gan rất tốt. Nó hạn chế tăng trọng lượng gan, làm giảm sự hủy hoại và hoại tử tan rã nhu mô gan, ngăn chặn thoái hóa mỡ và hiện tượng chảy máu vi thể nhu mô gan.
Tác dụng chống viêm, kích thích miễn dịch: Cũng tại nghiên cứu “Nghiên cứu cây cà gai leo làm thuốc chống viêm gan và ức chế xơ gan” của Nguyễn Thị Bích Thu đã cho thấy cà gai leo không chỉ giúp bảo vệ gan mà còn có khả năng chống viêm, chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, kích thích các lympho bào T phát triển, ức chế ung thư gan.
Điều trị viêm gan B: Thuốc làm từ cà gai leo giúp ức chế sự nhân lên của virus gây viêm gan B, làm giảm các triệu chứng của bệnh như mệt mỏi, nước tiểu vàng, đau tức hạ sườn phải, da niêm mạc vàng…
Giải độc, giải rượu: Người dân từ lâu đã biết sử dụng cà gai leo để giải rượu, giải độc bằng cách chà răng hoặc ngấm rễ cây cà gai leo. Ngoài ra, nó còn giúp bảo vệ gan khỏi tác hại của rượu và hỗ trợ phục hồi tổn thương gan.
Chống viêm khớp, chữa tê thấp, đau lưng, nhức mỏi: Theo nghiên cứu “Tác dụng chống viêm của Solanum procumbens ở liều thấp hoàn thiện mô hình viêm khớp ở chuột do chất bổ trợ Freund gây ra” của Đỗ Xuân Hải, Nguyễn Trọng Nghĩa và cộng sự (năm 2023) cho thấy cà gai leo có chứa các hoạt chất như axit ursolic, β-sitosterol, axit vanillic, axit hexadecanoic, axit cis -vaccenic… giúp giảm viêm khớp, viêm khớp dạng thấp.
Ngoài những công dụng trên, cà gai leo còn các tác dụng khác như trị ho (ho do viêm họng, ho gà, suyễn), chữa rắn cắn…
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Tìm hiểu ngay 6 tác dụng chính của cà gai leo
2. Uống cà gai leo có tốt không?
Với các lợi ích cho sức khỏe như trên chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc không biết “uống cà gai leo có tốt không?”. Tuy nhiên, thực tế đây là câu hỏi không có câu trả lời tốt hay không tốt.
Uống cà gai leo là tốt bởi nó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe khi chúng ta phải biết sử dụng đúng cách, tuân thủ theo hướng dẫn của người thầy thuốc. Bên cạnh đó, đây là thảo dược tự nhiên nên nó chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, không có tác dụng chữa bệnh khỏi hoàn toàn. Để điều trị bệnh gan dứt điểm cần phải kết hợp cà gai leo với phác đồ điều trị cho từng trường hợp cụ thể như sử dụng thuốc, phẫu thuật… thì mới đem lại hiệu quả tốt.
Ngoài ra, nếu dùng cà gai leo sai cách, lạm dụng nó có thể gây tác dụng ngược ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Khi đó, uống cà gai leo không chỉ không tốt mà còn có nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
Vì vậy, dù sử dụng cà gai leo với bất cứ mục đích nào cũng cần sự hướng dẫn của thầy thuốc hoặc người có chuyên môn để cho kết quả tốt nhất.
3. Cách uống cà gai leo an toàn, hiệu quả
Khi sử dụng cà gai leo, việc nắm vững cách thức uống đúng và an toàn là rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả và tránh tác dụng phụ không mong muốn.
Hiện nay có 2 cách phổ biến để sử dụng cà gai leo là hãm trà hoặc sắc với nước. Người dùng có thể thực hiện theo cách nào đều được, vẫn đem lại hiệu quả như nhau:
- Sắc uống: Đây là cách sử dụng phổ biến nhất. Bạn có thể dùng khoảng 16-30g cà gai leo khô, rửa sạch và đun sôi với 1-2 lít nước trong khoảng 10-15 phút. Sau đó, chắt lấy nước và uống như trà. Trà cà gai leo có thể uống hàng ngày, sau bữa ăn để hỗ trợ giải độc gan và bảo vệ sức khỏe.
- Hãm trà: cà gai leo sau khi rửa sạch, cho vào ấm và đổ thêm nước cho ngập. Hãm trong khoảng 10-15 phút rồi uống.
Người dùng cần tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc tư vấn từ thầy thuốc, tránh tự ý sử dụng quá liều. Tùy trường hợp mà liều lượng sử dụng có thể khác nhau như để bảo vệ và tăng cường chức năng gan thường từ 16-30g, không quá 50g dược liệu khô. Còn muốn hỗ trợ điều trị viêm gan B, xơ gan có thể cần lượng lớn hơn, tới 100g/ngày.
☛ Đọc thêm: Cà gai leo có đắng không? Có dễ uống không?
4. Những ai nên và không nên uống cà gai leo?
Cà gai leo là một loại thảo dược quen thuộc, được nhiều người tin dùng để bảo vệ gan. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp để sử dụng loại thảo dược này. Để hiểu rõ hơn về đối tượng sử dụng cà gai leo, hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết dưới đây nhé.
Những ai nên uống cà gai leo:
- Người bị các bệnh về gan: Cà gai leo được biết đến với khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh về gan như viêm gan B, xơ gan, men gan cao.
- Người thường xuyên uống rượu bia: Cà gai leo giúp bảo vệ gan khỏi tác hại của rượu bia, giảm thiểu tổn thương gan.
- Người làm việc trong môi trường ô nhiễm: Những người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, độc tố có thể sử dụng cà gai leo để bảo vệ gan.
- Người bị các chứng ho như ho gà, suyễn, ho do viêm họng… : Cà gai leo giúp chống viêm, giảm ho, làm dịu các cơn ho hiệu quả.
- Những người bị tế thấp, thường xuyên đau lưng, nhức mỏi, viêm khớp: Cà gai leo giúp chống viêm, giảm đau nhức xương khớp, hỗ trợ điều trị cho người bị viêm khớp, viêm khớp dạng thấp.
Những ai không nên uống cà gai leo:
- Phụ nữ mang thai: Do các thành phần flavonoid, alkaloid, saponin, sterol, acid amin… trong cà gai leo có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
- Trẻ em dưới 6 tuổi: Hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, việc sử dụng cà gai leo có nguy cơ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
- Người bị bệnh thận: Cà gai leo có thể gây áp lực lên thận, làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Người đang sử dụng thuốc khác: Cà gai leo có thể tương tác với một số loại thuốc, làm mất hiệu quả của thuốc. Vì vậy, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
5. Lưu ý khi uống cà gai leo để đảm bảo an toàn và hiệu quả
Trong khi sử dụng cà gai leo, người dùng cần chú ý những thông tin dưới đây để đảm bảo an toàn và hiệu quả:
- Chọn sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng: Hãy lựa chọn sản phẩm cà gai leo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được chế biến và bảo quản cẩn thận. Tránh sản phẩm có lẫn các tạp chất, dư lượng thuốc bảo vệ thực phẩm có thể gây hại cho gan, thận.
- Sử dụng đúng liều lượng: Không tự ý tăng liều dùng hay sử dụng kéo dài do nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Tránh sử dụng nhầm các loại cây khác: Cà gai leo dễ nhầm lẫn với cây cà tàu, cà dại, cà độc dược… Cần chú ý để tránh sử dụng nhầm gây hại cho sức khỏe.
- Kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh: Bên cạnh việc sử dụng cà gai leo, cần kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh, trái cây và hạn chế đồ ăn dầu mỡ, đồ uống có cồn để duy trì sức khỏe tốt nhất.
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi “uống cà gai leo có tốt không?” và một số thông tin khác về thảo dược này. Với nhiều lợi ích cho sức khỏe, người dùng cũng không nên sử dụng tùy tiện mà phải biết cách sử dụng đúng, hiểu rõ về thảo dược này để đạt được hiệu quả và an toàn nhất.