Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
    • Tra cứu vị thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Bản tin dược liệu

Trang chủ » Bản tin dược liệu » Cây cà gai leo mọc ở đâu?

Cây cà gai leo mọc ở đâu?

Cà gai leo là loại thảo dược quý được nhiều người tin dùng vì tác dụng chữa bệnh của nó. Hiện nay, có nhiều người tìm mua thảo dược này nhưng chưa biết xuất xứ của nó ở đâu? Vậy cà gai leo thường mọc ở đâu? Mọc ở đâu có tác dụng tốt nhất? Cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây.

Cây cà gai leo mọc ở đâu? 1

Đặc điểm nhận biết cây cà gai leo

Cà gai leo hay còn có tên gọi khác là cà gai dây, cà vạnh, cà quýnh, cà cườm.

  • Cây thân leo, sống leo lên thân cây khác hoặc bò dưới mặt đất. Thân nhẵn, hóa gỗ, trên cây có lông màu trắng, xung quanh thân có nhiều gai cong màu vàng.
  • Lá cây hình bầu dục, phía trên mặt lá màu xanh đậm còn phía dưới màu nhạt hơn. Cuống lá có gai nhỏ
  • Hoa trắng, nhụy vàng, mỗi bông từ 4 -6 cánh.
  • Quả mọng, hình cầu, xanh có màu xanh sẫm, khi chín màu đỏ tươi đẹp mắt. Hạt màu vàng, hình thận dẹt.
  • Mùa hoa-quả: Hoa cà gai leo thường nở độ tháng 4 -5, quả từ tháng 7 -9.

Khu vực phân bố cà gai leo

Cà gai leo phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh Trung Bộ, và một số tỉnh ở Nam Bộ. Các tỉnh như Hòa Bình, Nam Định, Thái Bình, Quảng Trị, Nghệ An, Thanh Hóa là có nhiều cà gai leo hơn cả.

Cây cà gai leo chủ yếu mọc ở vùng núi thấp đến trung du và đồng bằng ven biển vì do vấn đề thổ nhưỡng và khí hậu của các vùng này phù hợp cho sự phát triển của cây cà gai leo.

  • Ngày nay, nguyên liệu cà gai leo tự nhiên ngày một cạn kiệt nên người ta trồng ngày càng rộng rãi. Phương pháp chế biến khá đơn giản là rửa sạch sơ, cắt ngắn, sao vàng hoặc sấy khô rồi đóng gói cẩn thận có thể giữ nguyên được tác dụng

Cách trồng Cà gai leo

Cà gai leo có thể được nhân giống bằng hạt, giâm cành, hoặc bằng công nghệ sinh học.

Nhân giống: 

  • Thời vụ gieo hạt tốt nhất là tháng 2-3. Hạt nảy mầm sau 7-10 ngày. Hạt có thể gieo trong vườn ươm, khi cây con cao 10 – 12 cm thì đánh đi trồng, hoặc gieo thẳng theo hốc, mỗi hốc 3 -4 hạt. Khi cây cao 7 – 10 cm thì tỉa bớt, mỗi hốc giữ lại 1 cây khỏe mạnh nhất.
  • Nếu giâm cành thì vào tháng 2 – 3, chọn cành bánh tẻ chặt thành đoạn dài 12 – 15 cm, giâm vào bầu và tưới ẩm thường xuyên. Khi cây mọc chuyển trồng ra ruộng (chú ý hủy bầu).

Làm đất:

Đất trồng cà gai leo là nơi nhiều mùn, thoát nước.

Sau khi cày bừa kỹ, để ải, cần bón lót 10 -15 tấn phân chuồng hoai mục, 100 – 150 kg phân lân, 50 – 70 kg kali cho mỗi hecta và lên luống cao 25 – 30 cm, rộng 70 – 80 cm. Cây trồng hoặc gieo thẳng đều định khoảng cách 50 x 50 cm.

Chăm sóc:

  • Cà gai leo chịu hạn khá tốt, nhưng muốn có năng suất cao vẫn cần tưới đủ ẩm thường xuyên. Mỗi tháng làm cỏ, xới xáo một lần, kết hợp bón thúc bằng nước phân chuồng, nước  giải hoặc đạm pha loãng (2%).

Sâu – bệnh hại:

Bệnh hại đáng kể đối với cà gai leo là rệp bột (Pseudococcus sp.). Có thể trừ diệt bằng cách phun Bitox 40 EC theo hướng dẫn ghi trên nhãn. Tuy nhiên, cà gai leo được trồng theo tiêu chuẩn GACP-WHO sẽ không được phép sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình canh tác.

Cà gai leo 3

Hướng dẫn cách trồng cà gai leo

Công dụng của cà gai leo

Theo kinh nghiệm dân gian, cà gai leo có tác dụng khá hiệu quả trong việc điều trị các bệnh về gan . Trước đây, mọi người thường dùng cà gai leo chữa vàng da, vàng mắt, mụn nhọt, mẩn ngứa người dân thường dùng cây cà gai leo về hãm nước và dùng hằng ngày.

Một số tác dụng hiệu quả của cà gai leo:

  • Nước sắc cà gai leo có tác dụng hạ men gan, mỡ máu
  • Hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan B, kìm hãm sự phát triển của virus viêm gan B
  • Hỗ trợ điều trị xơ gan
  • Làm giảm các triệu chứng của bệnh gan như đau tức hạ sườn phải, vàng da…
  • Rễ cây dùng làm thuốc điều trị phong thấp, đau nhức răng, chảy máu chân răng
  • Trị rắn cắn
  • Giải độc rượu bia.
Từ khóa: Cà gai leo

Bài viết liên quan

  • Chuẩn hóa từ nguyên liệu tới sản xuất – Bí quyết của một sản phẩm hiệu quả

  • Cà gai leo chuẩn hóa GACP – Thêm hy vọng cho người viêm gan virus và xơ gan

  • Hình ảnh chuẩn cà gai leo, phân biệt với cà dại khác

  • Những cây dược liệu quý ít người biết

  • Cách dùng cà gai leo cho người bệnh viêm gan B

Câu hỏi của bạn Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Sự thật về cây xạ đen giả lấy tiền thật đẩy bệnh nhân đến gần cái chết

Sự thật về cây xạ đen giả lấy tiền thật đẩy bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Góc chia sẻ

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Chat với chuyên gia

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
    • Tra cứu vị thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu