Cà gai leo là cây dược liệu có nhiều tác dụng quý đối với sức khỏe đặc biệt là công năng hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan virus, xơ gan, men gan cao…Y học cổ truyền và khoa học hiện đại có nhiều công trình nghiên cứu và chứng minh công dụng của cà gai leo. Cùng tìm hiểu cách sử dụng cà gai leo với người bệnh viêm gan B mà không phải ai cũng biết.
Mục lục
Đặc điểm nhận biết cây cà gai leo chuẩn
Cà gai leo có nhiều tên gọi khác nhau như cà vạnh, cà quánh, cà quýnh, cà cườm, cà gai dây, cà lù. Tên khoa học là Solanum hainanense hoặc Solanum procumbens Lour., thuộc họ Cà (Solanaceae).
Cà gai leo phân bố ở nhiều nơi từ đồng bằng ven biển tới trung du, miền núi. Một số tỉnh thành có phân bố cà gai leo như Thanh Hóa, Thái Bình, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Trị.
Cà gai leo là cây thân nhỡ, sống leo lên thân cây khác hoặc bò dưới mặt đất thành bụi. Cây phân nhiều cành, nhiều nhánh, có chiều cao trung bình từ 0,6 – 1m. Thân nhẵn, hóa gỗ, phân nhiều nhánh, xung quanh có gai cong màu vàng. Lá cây hình trứng hoặc thuôn dài, dưới gốc lá hình rìu hay trơn tròn. Phiến lá nông, không đều, mặt trên xanh sẫm, mặt dưới nhạt và có phủ lông tơ màu trắng, cả hai mặt đều có gai ở gân chính. Hoa mọc thành xim từ 2 – 5 hoa, màu trắng. Quả hình cầu, nhẵn, khi chín có màu đỏ tươi. Hạt dẹt, màu vàng.
Mùa ra hoa vào tháng 4 – 5, ra quả vào tháng 7 – 9 hàng năm. Cây được thu hái quanh năm sau đó rửa sạch, cắt ngắn để phơi hoặc sấy khô. Toàn cây và rẽ có chứa ancaloit. Ngoài ra trong rễ cây còn chứa saponozit, flavonozit solasodin, solasodinon và tinh bột.
Xem thêm: Cà gai leo mọc ở đâu?
Theo y học cổ truyền, cà gai leo có tác dụng tiêu độc, trừ ho, cầm máu, giảm đau, tán phong thấp, tiêu đờm . Dùng chữa đau nhức răng, say rượu, phong thấp, chảy máu răng, trị rắn cắn.
Y học hiện đại có nhiều công trình nghiên cứu chi tiết và bài bản về công dụng của cà gai leo: Rễ cây có chứa tinh bột cùng nhiều chất hóa học khác như ancaloit, glycoancaloit… có khả năng bảo vệ tế bào gan rất tốt, kìm hãm và làm âm tính vi rút viêm gan, ngăn chặn quá trình xơ gan, dùng chữa các bệnh liên quan đến gan. Đề tài “Nghiên cứu thuốc từ Cà gai leo làm thuốc chống viêm và ức chế sự phát triển của xơ gan” của Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Khai đã chỉ ra được tác dụng chống viêm gan, ngăn chặn sự phát triển xơ gan và chống oxy hóa của dạng chiết toàn phần và dạng hoạt chất chính Glycoalcaloid ở mô hình thực nghiệm sinh vật. Thuốc được áp dụng cho nhóm bệnh nhân tình nguyện, không mang tác dụng phụ, được hội đồng khoa học chấp thuận thực nghiệm lâm sàng.
Đọc chi tiết: Cà gai leo chữa bệnh gì?
Cà gai leo và công dụng quý với người bệnh viêm gan B
Bệnh viêm gan B là bệnh truyền nhiễm khá phổ biến hiện nay và rất khó điều trị. Bệnh gây nên do virus viêm gan B và có khả năng lây nhiễm cho người khác. Nếu không có biện pháp điều trị viêm gan B có thể tiến triển thành xơ gan, xơ gan cổ trướng, ung thư gan và là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất trong các bệnh về gan mất. Nước ta có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B khá cao, chiếm 10 – 20% dân số. Do đó, tiêm phòng vắc xin viêm gan B là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu.
Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
Tuy nhiên, đối với người bệnh viêm gan B đặc biệt là viêm gan B mạn tính thể hoạt động việc điều trị trở nên khó khăn vì phải sử dụng các loại thuốc đặc hiệu. Nhưng những loại thuốc đặc trị có giá thành cao và sử dụng kéo dài để duy trì ức chế siêu vi. Hiệu quả đạt được chỉ đạt 30 – 40%, nếu người bệnh ngưng thuốc có thể tái phát bệnh. Do đó, đối với những người bệnh có thu nhập thấp thực sự là điều khó khăn. Để tìm kiếm thuốc mới là nhu cầu thiết yếu nhất là thuốc có nguồn gốc thực vật.
Đối với người bệnh viêm gan virus đặc biệt là viêm gan B thì cà gai leo là thảo dược quý vì những lợi ích của nó trong việc người bệnh đạt mục tiêu điều trị.
Với người bệnh viêm gan virus, cà gai leo là dược liệu duy nhất được kiểm chưng có hiệu quả điều trị lâm sàng với người bệnh viêm gan B mạn tính thể hoạt động thông qua các đề tài: “Một số đặc điểm lâm sàng, siêu cấu trúc gan và hiệu quả bước đầu điều trị bệnh nhân viêm gan B mạn hoạt động bằng thuốc từ Cà gai leo” của PGS.TS Trịnh Thị Xuân Hòa thực hiện trên 180 bệnh nhân viêm gan B mạn tính tại Viện Quân y 1-3 và đề tài “Nghiên cứu điều trị hỗ trợ bệnh nhân viêm gan B mạn hoạt động bằng thuốc từ Cà gai leo” của PGS.TS Nguyễn Minh Khai thực hiện năm 2002.
Kết quả cho thấy, cà gai leo giúp người bệnh đạt dược mục tiêu điều trị vì làm cải thiện đáng kể các triệu chứng lâm sàng, hạ men gan nhanh chóng sau 2 tháng. Sau 3 tháng thì làm giảm nồng độ virus trong máu thậm chí có trường hợp ghi nhận âm tính virus.
Nghiên cứu của Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Văn Mùi, Nguyên Giám đốc kiêm Chủ nhiệm bộ môn Truyền nhiễm, bệnh viện Quân Y 103 cũng kết hợp với Viện Dược Liệu TW nghiên cứu những cây thuốc để điều trị viêm gan virus. Trên lâm sàng, cây cà gai leo cho tác dụng tốt nhất trên bệnh nhân viêm gan virus B mạn tính. Các kết quả nghiên cứu lâm sàng giai đoạn 3 đối với 90 bệnh nhân viêm gan B mạn hoạt động tại 3 cơ sở Viện Quân y 103, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Viện Quân y 354 đều cho kết quả tốt, phù hợp với kết quả thu được ở giai đoạn 2. Giai đoạn 3 cho thấy thuốc có tác dụng ức chế sự nhân lên của HBV sau hai tháng điều trị.
“Tính tới thời điểm hiện tại, cà gai leo là dược liệu được kiểm chứng lâm sàng kỹ lưỡng nhất trên bệnh nhân viêm gan virus mãn tính thể hoạt động. Kết quả cũng khả quan. Theo những thí nghiệm trên người bệnh viêm gan, đến 66,7% đã giảm các triệu chứng nhờ các tác dụng giúp giảm nhanh những triệu chứng như: vàng da, mệt mỏi, nước tiểu vàng, niêm mạc vàng, đau hạ sườn…”, GS.TS Nguyễn Văn Mùi cho biết thêm.
Tuy nhiên, hoạt chất glycoalkaloid có trong cây cà gai leo phát huy tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan B tốt nhất khi kết hợp với cây mật nhân (còn gọi bá bệnh hay mật nhơn, mật gấu). Các nhà khoa học nhận đinh rằng, sử dụng cà gai leo kết hợp mật nhân là âm tính HBsAg và giảm nồng độ virus trong máu mạnh nhiều khả năng là do kích thích miễn dịch nội sinh của cơ thể (sản sinh các Cytokin giúp loại bỏ virus).
>>>Xem thêm: Thông tin về bệnh viêm gan B
Cách sử dụng cà gai leo cho người bệnh gan
Có nhiều cách sử dụng cà gai leo, người dân có thể sử dụng dạng nước sắc, cao cô đặc hoặc sử dụng viên nén. Mỗi cách có những ưu và nhược điểm khác nhau. Bạn đọc có thể tham khảo các cách sử dụng dưới đây để có lựa chọn tốt nhất cho bản thân.
Sử dụng cà gai leo truyền thống
Đây là cách sử dụng khá phổ biến và dễ áp dụng. Bạn chỉ cần mua cà gai leo tươi hoặc khô và bảo quản để sử dụng dần. Nước sắc cà gai leo có màu cánh gián, có mùi thơm dễ chịu và có thể uống hàng ngày thay nước lọc có hiệu quả bồi bổ gan, tăng cường và phục hồi chức năng gan.
Cách 1: Dùng cà gai leo tăng cường và phục hồi chức năng gan
Cà gai leo khô
Cà gai leo 30g, sơ chế, rửa sạch và sắc với 1 lít nước, đun nhỏ lửa khoảng 10 phút thì ngừng. Bên cạnh đó, có thể kết hợp cà gai leo với các dược liệu khác để tăng cường hiệu quả hơn.
Cách 2: Cà gai leo kết hợp mật nhân để chữa viêm gan virus
- Cà gai leo 30g.
- Cây xạ đen 30g.
- Rễ cây mật nhân: 10g
Các vị thuốc đem đi rửa sạch, sắc với 1.5 lít nước, uống trong ngày. Nước sắc có mùi thơm nhẹ, vị hơi đắng nhưng lại khá dễ uống. Người bệnh viêm gan virus B có thể sắc uống hàng ngày thay nước lọc.
Cách 3: Cà gai leo kết hợp giảo cổ lam điều trị gan nhiễm mỡ
- Cà gai leo 30g
- Giảo cổ lam 30g
Cà gai leo rửa sạch và hãm với 1 lít nước, dùng kiên trì hàng ngày trong 1 tháng có tác dụng tốt để hạ men gan, hỗ trợ gan nhiễm mỡ hiệu quả.
Tuy nhiên, sử dụng cà gai leo theo cách trên không thúc hết được các dược chất quý có trong cây. Cà gai leo thích hợp sử dụng với các trường hợp bị nóng gan, gan yếu, suy giảm chức năng gan, giải độc, bảo vệ gan, với các bệnh lý gan mật như viêm gan virus, xơ gan, men gan cao… khi dùng cần có sự kiên trì và dùng đúng liều lượng để đem lại hiệu quả tốt nhất.
Đọc thêm: Lưu ý khi dùng cà gai leo tươi
Cách sử dụng Cà gai leo dạng cao cô đặc
Với người bệnh viêm gan virus, xơ gan cũng có thể sử dụng cà gai leo dạng cô đặc. Ở dạng cô đặc thu được hàm lượng dược chất cà gai leo lớn hơn rất nhiều so với dạng uống. Người bệnh chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ là tương đương với 60g cà gai leo khô, mỗi ngày 3 – 4g cao đặc.
Tuy nhiên, người dùng cần lưu ý chất lượng cao Cà gai leo phụ thuộc phần lớn vào quá trình cô đặc và nguồn dược liệu đầu vào. Nhiều cơ sở nhỏ lẻ thường tự nấu cao thủ công, nhiệt độ, thời gian cô đặc không chuẩn nên có thể giảm chất lượng của cao. Ngoài ra, nguồn dược liệu không đảm bảo liệu có chất lượng hay không. Do đó, người mua cần lựa chọn thương hiệu cà gai leo uy tín để không mua phải những loại cao chất lượng thấp.
Cách sử dụng Cà gai leo dạng viên nén
Dạng viên nén được bào chế ở dạng cao khô (đã làm mất nước) nên có thời gian bảo quản được lâu hơn. Đây là cách sử dụng rất tiện lợi cũng như thích hợp để mang đi xa.
Lưu ý khi sử dụng cà gai leo trị viêm gan B
Dưới đây là những lưu ý khi sử dụng cà gai leo chữa viêm gan B, bạn đọc nên thận trọng để giúp điều trị bệnh đạt hiệu quả.
Cần tìm đúng dược liệu cà gai leo để chữa bệnh, tốt nhất nên sử dụng những sản phẩm có giấy chứng nhận của Bộ Y Tế để tránh gây tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe.
Sử dụng cà gai leo chữa viêm gan B cần đúng liều lượng, công thức cà gai leo có thể khống chế được tình trạng virus viêm gan trong người bệnh. Tuy nhiên, không nên lạm dụng thuốc hoặc sử dụng quá liều có thể dẫn tới ngộ độc, sốc thuốc. Với người không bị bệnh mà chỉ nhiễm virus viêm gan, nếu sử dụng không đúng cách có thể dẫn tới tác dụng phụ.
Dùng cà gai leo chữa viêm gan B cần theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Không được tự ý sử dụng thuốc điều trị. Người bệnh cũng có thể được cấp một số loại thuốc hỗ trợ điều trị khi dùng cà gai leo.
Viêm gan B là bệnh có diễn biến phức tạp, nên người bệnh cần phải điều trị đúng thuốc, đúng phương pháp và liều lượng. Theo phác đồ điều trị, viêm gan B không phải chữa ngày một ngày hai là khỏi được. Do đó, người bệnh không nên vội vã mà cần tuân thủ theo đúng tuần tự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa thăm khám trực tiếp.