Cà gai leo và giảo cổ lam được biết đến là một trong những dược liệu quý của y học Việt Nam. Sự kết hợp giữa hai loại thảo dược này không chỉ có tác dụng hỗ trợ gan, kiểm soát đường huyết hiệu quả mà còn mang đến nhiều công dụng khác tốt cho sức khỏe. Cùng chúng tôi tìm hiểu bài thuốc hay kết hợp từ cà gai leo và giảo cổ lam.
Mục lục
Công dụng cà gai leo và giảo cổ lam
Công dụng của cà gai leo
Trong thành phần của cà gai leo có chứa nhiều hoạt chất alcaloid, flavonoid có khả năng chống oxy hóa, giảm các tác động của bệnh gan, viêm gan, xơ gan, tăng cường chức năng gan và hỗ trợ điều trị ung thư gan. Cụ thể:
- Hỗ trợ điều trị viêm gan, xơ gan: Trong thành phần cà gai leo chứa hoạt chất glycoalkaloid cùng dịch chiết toàn phần có khả năng ngăn chặn sự phát triển của xơ gan bằng cơ chế ức chế sự tạo thành sợi collagen trong tế bào gan.
- Thanh lọc, giải độc gan, hạ men gan cao: Loại dược liệu này hỗ trợ ngăn ngừa sự phát triển của virus gây viêm gan, đào thải các chất độc có trong gan và hạ men gan cao vô cùng hiệu quả.
- Hỗ trợ điều trị ung thư gan: Dịch chiết cà gai leo đã được chứng minh có tác dụng ức chế một số tế bào ung thư gan do virus như Hep 3B, PLC/PRF và ức chế gen gây ung thư do virus.
- Hỗ trợ điều trị vàng da, vàng mắt, mụn nhọt, mẩn ngứa: Người bệnh có thể hãm nước cà gai leo để uống hàng ngày để tăng cường chức năng gan nhằm cải thiện các triệu chứng vàng da, mẩn ngứa và mụn nhọt.
Hỏi đáp: Cà gai leo có độc không?
Công dụng của giảo cổ lam
Giảo cổ lam hay còn có tên gọi khác là cỏ thần kỳ, cỏ trường sinh, cỏ trường kỳ,… Theo các chuyên gia nghiên cứu ((1),(2)), loại thảo dược này chứa nhiều saponin giống nhân sâm. Bên cạnh đó, giảo cổ lam còn chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất vi lượng tốt cho sức khỏe.
Nhiều nghiên cứu khoa học ((3),(4)) đã chứng minh giảo cổ lam có công dụng giúp nâng cao tuổi thọ và phòng ngừa nhiều loại bệnh lý nguy hiểm. Đặc biệt phải kể đến khả năng bảo vệ gan, làm giảm các triệu chứng về gan, cải thiện ổn định đường huyết, huyết áp, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, hạ mỡ máu,… Cụ thể:
- Giảo cổ lam chứa đến hơn 100 loại saponin có khả năng làm giảm cholesterol xấu trong máu, hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, rối loạn mỡ máu, bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch,…
- Đặc biệt, với hợp chất saponin trong giảo cổ lam có tác dụng ngăn chặn và tiêu diệt tế bào ung thư như ung thư phổi, ung thư đại tràng,…
- Với hai hoạt chất flavonoid và saponin có trong giảo cổ lam có tác dụng hỗ trợ điều trị đau đầu, đau nửa đầu do thiếu máu lên não, kích thích hệ tuần hoàn máu não.
- Điều trị bệnh lý liên quan đến dạ dày như viêm thành mạc dạ dày, viêm dạ dày.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến tiêu hoá như táo bón, đầy hơi, khó tiêu.
- Tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể.
- Giải tỏa căng thẳng, stress và kích thích trao đổi chất.
Có thể bạn muốn biết: Tác dụng phụ của giảo cổ lam
Cà gai leo giảo cổ lam kết hợp có tác dụng gì?
Việc kết hợp kết hợp thêm giảo cổ lam vào bài thuốc có cà gai leo giúp mở rộng thêm phạm vi điều trị. Kết hợp hai vị dược liệu không chỉ tốt cho gan mà còn ổn định đường huyết, ngăn ngừa huyết áp cao.
Bên cạnh đó, giảo cổ lam tính hàn, cà gai leo tính ấm, hai loại dược liệu này khi kết hợp giúp giảm thiểu tác dụng phụ của từng vị thuốc đơn lẻ, đưa cơ thể về trạng thái cân bằng, từ đó hỗ trợ điều trị bệnh.
☛ Tham khảo thêm: Cà gai leo kết hợp với xạ đen có tác dụng gì?
Cách kết hợp cà gai leo giảo cổ lam
Cà gai leo và giảo cổ lam sau khi thu hái về hãy rửa sạch, đem phơi nắng hoặc sấy khô và bảo quản để dùng dần. Dưới đây là bài thuốc cà gai leo giảo cổ lam:
Nguyên liệu: 20g cà gai leo, 30g giảo cổ lam
Cách thực hiện:
- Mang hỗn hợp dược liệu nấu cùng 1 lít nước.
- Đun với lửa nhỏ đến khi sôi, để khoảng 10 – 20 phút nữa thì tắt bếp, chắt lấy nước uống hàng ngày.
- Nên uống trước khi ăn từ 20 – 30 phút và mỗi ngày 1 thang để đạt hiệu quả tốt nhất.
Ngoài ra, đối với những người không có nhiều thời gian thì có thể pha dược liệu tương tự như pha trà (hãm trà). Cách làm như sau:
- Cho hỗn hợp cà gai leo và giảo cổ lam vào bình giữ nhiệt (hoặc tích ủ nóng) rồi đổ nước sôi vào tráng qua để loại bỏ tạp chất và bụi bẩn.
- Sau đó, đổ thêm 1,5 lít nước sôi vào bình. Đậy kín nắp bình và ủ trong khoảng 30 phút là có thể sử dụng.
- Người bệnh chia nước hãm thành nhiều phần để uống hết trong ngày.
Những lưu ý khi sử dụng cà gai leo giảo cổ lam
Để đạt được hiệu quả cao nhất khi sử dụng cà gai leo giảo cổ lam, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Cà gai leo và giảo cổ lam đều có đặc tính hoạt huyết và đào thải mạnh. Vì thế, khuyến cáo không nên sử dụng liên tục hơn 4 tháng để tránh những trường hợp xấu không mong muốn xảy ra. Sau khi sử dụng đủ 4 tháng, người bệnh nên ngừng lại khoảng 15 – 30 ngày rồi mới tái sử dụng.
- Nếu có bất dấu hiệu hay biến chứng nào bất thường sau khi uống hỗn hợp dược liệu thì cần ngừng sử dụng ngay lập tức. Nếu cần, hãy đến bệnh viện để được bác sĩ điều trị kịp thời.
- Không sử dụng cho phụ nữ có thai, đang cho con bú, trẻ em dưới 6 tuổi và người dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Những đối tượng mắc bệnh huyết áp, khi sử dụng bài thuốc nên cho 1 – 2 lát gừng vào để uống cùng.
- Khi uống trà cà gai leo kết hợp cùng giảo cổ lam thì cần hạn chế hoặc bỏ rượu bia, đồ uống có cồn,… để tránh các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Nếu đang sử dụng thuốc Tây điều trị, người bệnh nên uống cách xa nhau ít nhất khoảng 2 tiếng để tránh làm mất tác dụng của thuốc.