Cà gai leo, một loại cây dược liệu quen thuộc trong dân gian, từ lâu đã được xem như “thần dược” cho gan. Tuy nhiên, bên cạnh những lời đồn thổi về công dụng thần kỳ, không ít người vẫn đặt ra câu hỏi: “Uống cà gai leo có thực sự an toàn? Liệu có nguy cơ ngộ độc?”. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên, đưa ra những thông tin khoa học và khách quan nhất về việc sử dụng cà gai leo.
Mục lục
1. Cà gai leo có độc không?
Cà gai leo là thảo dược được đánh giá an toàn đối với sức khỏe và không gây độc tính, người dùng có thể yên tâm dùng với liều lượng được hướng dẫn.
Theo nghiên cứu “Nghiên cứu cây cà gai leo làm thuốc chống viêm gan và ức chế xơ gan” của Nguyễn Thị Bích Thu (năm 2002) về độc tính của cây cà độc dược cho thấy:
Độc tính của dạng chiết xuất toàn phần cà gai leo: cho chuột sử dụng liều tối đa 300g cà gai leo/kg trọng lượng vào trong dạ dày mà chuột không chết. Không xác định được liều LD50, chứng tỏ chiết xuất toàn phần cà gai leo có độ an toàn cao. Tuy nhiên, nếu đưa lượng quá lớn có thể gây giãn dạ dày cấp tính, khiến chết chuột.
Độc tính cấp bột glycoalcaloid của cà gai leo: Cho chuột uống 1,5g glycoalcaloid/kg thể trọng và theo dõi sau 3 ngày. Kết quả 100% chuột song. Như vậy, cho chuột uống liều gấp 500 lần liều dùng có tác dụng ở người tính theo thể trọng thì chuột vẫn không chết. Điều này chứng tỏ cà gai leo có độ an toàn cao về mặt độc tính.
Độc tính bán mạn của cao toàn phần cà gai leo: cho chuột uống liên tục 10g cà gai leo/kg trọng lượng trong 30 ngày không thấy các biến đổi bất thường về các chỉ số hóa sinh và huyết học biểu thị cho chức năng gan, thận, tạo máu và về mô học trên các cơ quan gan, thận, tinh hoàn/buồng trứng so với những con chuột đối chứng.
☛ Tham khảo thêm: Tìm hiểu ngay 6 tác dụng chính của cà gai leo
2. Lí do người bệnh gặp tác dụng phụ khi dùng cà gai leo
Vậy tại sao lại có nhiều người nghĩ rằng cà gai leo gây độc, xuất hiện các tác dụng phụ khi sử dụng. Các trường hợp này có thể do sử dụng không đúng cách, uống cà gai leo kém chất lượng… cụ thể như sau:
2.1. Sử dụng cà gai leo kém chất lượng
Uống cà gai leo kém chất lượng, không rõ nguồn gốc có thể gây hại cho cơ thể do nhiễm nấm, chứa tạp chất dẫn tới ngộ độc. Thạc sĩ Đào Quang Trung – chuyên gia độc lập về GACP có nhận định “Khi gan yếu mà chúng ta lại sử dụng những dược liệu có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học hoặc thuốc trừ sâu thì đó là một điều tối kỵ đối với gan.”
Cà gai leo kém chất lượng không những không mang lại hiệu quả điều trị mà còn có nguy cơ gây ngộ độc, ảnh hưởng tới sức khỏe của người dùng. Sản phẩm bị nhiễm khuẩn, nấm mốc, hoặc chứa hóa chất bảo quản và thuốc trừ sâu có thể gây ngộ độc thực phẩm, dị ứng, kích ứng đường tiêu hóa và thậm chí tổn thương gan, thận và hệ thần kinh.
2.2. Cơ địa dị ứng với cà gai leo
Những người có cơ địa dị ứng với cà gai leo khi sử dụng có thể khiến cơ thể xuất hiện các phản ứng tiêu cực với các thành phần của thảo dược này. Họ có thể gặp các triệu chứng dị ứng như ngứa ngáy, nổi mẩn, phát ban, hoặc sưng tấy. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, dị ứng có thể dẫn đến khó thở, sưng phù nề và sốc phản vệ, một tình trạng nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.
☛ Đọc thêm: Nguyên nhân uống cà gai leo bị ngứa và cách xử lý
2.3. Sử dụng cà gai leo quá liều
Mặc dù cà gai leo đã được đánh giá là an toàn trên mô hình nghiên cứu ở động vật. Tuy nhiên, ở một số đối tượng đặc biệt như người đang điều trị bệnh, người bị suy thận… cơ thể không thể hấp thu được như người bình thường dẫn tới quá liều gây hại cho sức khỏe. Các triệu chứng của việc sử dụng quá liều này bao gồm buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt và đau bụng.
3. Lượng sử dụng cà gai leo an toàn hàng ngày
Dù sử dụng bất cứ loại dược liệu nào được đánh giá là lành tính, ít tác dụng phụ, người dùng cũng cần chú ý dùng đúng LIỀU LƯỢNG để phát huy tác dụng và an toàn đối với sức khỏe.
– Liều lượng: liều lượng sử dụng của cà gai leo tùy thuộc độ tuổi, tình trạng sức khỏe. Khi sử dụng lần đầu, người bệnh được khuyến cáo sử dụng với liều lượng nhỏ. Khi không thấy các tác dụng phụ, dị ứng có thể tăng liều dần để phát huy tác dụng.
Thông thường, người muốn bảo vệ và tăng cường chức năng gan sử dụng liều lượng thấp, khoảng 10 – 20g/ngày. Đối với những người mắc bệnh gan uống để hỗ trợ điều trị bệnh, liều lượng có thể yêu cầu cao hơn 40 – 50g/ngày, thậm chí 100g/ngày.
Người dùng cần tuân thủ đúng liều lượng khuyến cáo và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng cà gai leo, đặc biệt là khi có ý định sử dụng lâu dài hoặc kết hợp với các loại thuốc khác.
– Cách sử dụng: Cà gai leo có thể được uống dưới dạng khô hoặc tươi đều được. Thông thường, cà gai leo được sắc uống hoặc hãm với nước dùng cách bữa ăn 30 phút.
Xem chi tiết: Hướng dẫn cách sử dụng cà gai leo
4. Dùng cà gai leo trong thời gian dài có gây nghiện không?
Cà gai leo là một loại thảo dược tự nhiên thường được sử dụng để hỗ trợ chức năng gan và giải độc cơ thể. Các thành phần trong cà gai leo không tác động lên hệ thần kinh trung ương gây ra sự phụ thuộc về thể chất hoặc tâm lý nên loại dược liệu này không gây nghiện khi dùng lâu dài. Khi ngừng sử dụng cà gai leo, người dùng sẽ không gặp phải các triệu chứng cai nghiện như lo âu, bồn chồn, hay khó chịu.
Mặc dù cà gai leo an toàn khi sử dụng đúng cách, nhưng việc lạm dụng hoặc sử dụng quá liều có thể gây ra một số tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, mẩn ngứa. Do đó, người bệnh chỉ nên dùng cà gai leo theo thời gian chỉ định của thầy thuốc.
Câu hỏi khác:
5. Kết hợp cà gai leo với các dược liệu khác có an toàn không?
Cà gai leo có thể kết hợp với nhiều dược liệu khác để tăng hiệu quả điều trị các bệnh lý khác nhau, như hỗ trợ điều trị các bệnh về gan, chữa tê thấp, đau lưng, nhức mỏi, và hỗ trợ giải rượu.
Ví dụ như, bài thuốc chữa bệnh gan gồm có: Cà gai leo (thân, rễ, lá) 30g, cây dừa cạn 10g, cây chó đẻ răng cưa (diệp hạ châu) 10g. Hay bài thuốc chữa đau lưng, tê thấp gồm có: Cà gai leo 10g, dây gấm 10g, thổ phục linh 10g, kê huyết đằng 10g, lá lốt 10g.
Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý kết hợp các vị thuốc với nhau để tránh gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Việc cân đối, gia giảm số loại thuốc, liều lượng cần được thực hiện bởi thầy thuốc Đông y có chuyên môn để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Trước khi sử dụng cà gai leo, đặc biệt là khi đang sử dụng các loại thuốc tây khác hoặc có tiền sử bệnh lý, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Theo khuyến cáo chung thì khi uống thuốc nam với thuốc tây, người bệnh nên để chúng cách nhau khoảng 2 – 3 tiếng để giảm thiểu nguy cơ tương tác, ngộ độc thuốc và đảm bảo hiệu quả điều trị.
6. Đối tượng không nên dùng cà gai leo
- Phụ nữ mang thai và cho con bú: Hiện chưa có đủ nghiên cứu về độ an toàn của cà gai leo đối với phụ nữ mang thai và cho con bú. Việc sử dụng có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi hoặc trẻ sơ sinh.
- Người có cơ địa dị ứng với cà gai leo: Những người dị ứng với các thành phần của cà gai leo có thể gặp phải các phản ứng dị ứng nghiêm trọng như phát ban, ngứa ngáy, sưng tấy, khó thở, và trong trường hợp nghiêm trọng là sốc phản vệ.
- Trẻ em: Trẻ em có hệ thống miễn dịch và cơ thể chưa phát triển hoàn thiện, nên việc sử dụng cà gai leo mà không có sự giám sát của bác sĩ có nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
- Người bị suy giảm chức năng thận: Thận là cơ quan chính chịu trách nhiệm lọc và đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể. Việc tiêu thụ một lượng lớn các hoạt chất từ cà gai leo có thể tăng thêm gánh nặng cho thận, đặc biệt là đối với những người có chức năng thận bị suy giảm.
– Lưu ý khác:
- Những người có tiền sử bị dị ứng với thảo dược tự nhiên nên kiểm tra phản ứng của cơ thể trước rồi mới dùng theo liều lượng được khuyến cáo.
- Không ngâm cà gai leo với rượu để uống vì rượu làm suy giảm chức năng gan, tác dụng ngược với loại thảo dược này.
- Mua hàng tại các cơ sở uy tín, đảm bảo hàng chính hãng, không lẫn tạp chất. Tốt nhất lựa chọn nguồn dược liệu đạt tiêu chuẩn GACP, có giấy chứng nhận rõ ràng.