Viêm mũi dị ứng (tên tiếng Anh là allergic rhinitis) gây ra các dấu hiệu và triệu chứng giống như cảm lạnh, như sổ mũi, ngứa mắt, nghẹt mũi, hắt hơi. Nhưng không giống như cảm lạnh, viêm mũi dị ứng không phải do virus gây ra mà do phản ứng dị ứng với các chất gây dị ứng ngoài trời hoặc trong nhà, chẳng hạn như phấn hoa, mạt bụi hoặc nước bọt của mèo, chó và các động vật khác có lông.
Mục lục
Triệu chứng bệnh Viêm mũi dị ứng
Các triệu chứng lâm sàng là hậu quả của sự giải phóng ngay lập tức hay trì hoãn các hóa chất trung gian (không hạt) của các tế bào hiện diện trong niêm mạc mũi và vòm họng.
Viêm mũi dị ứng có hai thể: chu kỳ và không có chu kỳ.
Thể bệnh có chu kỳ:
Thường xảy ra đột ngột về đầu mùa lạnh hay đầu mùa nóng, bệnh nhân thấy nhột cay trong mũi, hắt hơi liên tục vài chục cái, cay mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt. Sau đó mũi chảy nước đầm đìa, nước mũi trong như nước lã. Người bệnh còn có cảm giác rát bỏng ở kết mạc, vòm họng.
- Bệnh nhân bị nặng đầu, mệt mỏi uể oải, sợ ánh sáng, nên thường tìm chỗ tối để nằm. Cơn dị ứng xuất hiện nhiều lần trong ngày, tối dịu đi, bệnh kéo dài trong vài ngày đến một tuần rồi tự biến mất.
Thể bệnh không có chu kỳ:
Hay gặp nhất, bệnh nhân thường bị sổ mũi vào lúc sáng sớm thức dậy, giảm đi trong ngày, tái phát khi gặp luồng gió, gặp lạnh, tiếp xúc với bụi.
- Thời kỳ đầu nước mũi trong, thời gian sau đó đặc lại thành mủ, nước mũi chảy thành từng đợt.
- Trường hợp nặng hắt hơi liên tục nhiều giờ trong ngày, gây mệt mỏi, giảm trí nhớ; ngạt mũi thay đổi tùy theo thời gian, thời tiết và theo mùa; do nghẹt mũi bệnh nhân phải thở bằng miệng dẫn đến viêm họng, viêm phế quản.
Một số yếu tố bên ngoài có thể kích hoạt hoặc làm xấu đi tình trạng bệnh viêm mũi di ứng, bao gồm:
- Khói thuốc lá
- Hóa chất
- Nhiệt độ lạnh
- Độ ẩm
- Gió
- Ô nhiễm không khí
- Keo xịt tóc
- Nước hoa
- Bụi gỗ
- Khói
Phòng ngừa bệnh Viêm mũi dị ứng
Muốn phòng bệnh viêm mũi dị ứng có hiệu quả, tốt nhất là tránh các tác nhân gây bệnh, tránh hít phải khói, bụi, phấn hoa, cánh bướm, lông thú, sơn ta, xăng dầu, hơi hóa chất…
Về ăn uống, cần tránh các thức ăn có thể gây dị ứng như: nhộng tằm, cá ngừ, tôm, cua ghẹ…
- Đối với người cao tuổi cũng không nên chủ quan phơi trần ra gió mưa rét ướt.
- Đồng thời cũng không nên sống theo kiểu kiêng khem quá làm cho cơ thể yếu đuối, kém sức chịu đựng với mọi thay đổi của thời tiết.
- Bệnh nhân cần rèn luyện thân thể bằng việc tập thể dục thể thao vừa sức thường xuyên cũng là biện pháp phòng bệnh có hiệu quả tốt.
Cây thuốc nam chữa viêm mũi dị ứng
1. Cỏ hôi
Cỏ hôi còn gọi là hoa cứt lợn, có tên khoa học là Ageratum conyzoides, thuộc họ Cúc. Đây là một loại dược liệu thường được dùng để điều trị nhiều bệnh lý. Trong đó, dùng cây thuốc nam chữa viêm mũi dị ứng cũng mang đến các hiệu quả đáng kể.
Theo các nghiên cứu hiện đại, trong cây cỏ hôi có chứa khoảng 0,16% tinh dầu đặc. Nó có mùi thơm dễ chịu và màu vàng nhạt như nghệ. Trong thành phần tinh dầu của cây cỏ hôi chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng, phù nề như: Geratocromen, caryophyllen, cadinen, demetoxygeratocromen… cùng một số thành phần hóa học khác. Vì thế, bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng có thể dùng cây thuốc nam này chữa bệnh theo cách sau:
+ Cách 1:
Chuẩn bị 100gr cây cỏ hôi tươi, rửa sạch rồi để ráo. Giã nát chúng ra rồi vắt lấy nước cốt. Vệ sinh mũi sạch sẽ, dùng bông gòn hoặc tăm bông thấm nước cốt hoa ngũ sắc tươi rồi nhét vào lỗ mũi bị viêm. Cứ để nguyên như vậy khoảng 15 – 20 phút, sau đó lấy bông gòn ra và hỉ mũi để loại bỏ dị vật. Thực hiện thường xuyên để thấy được tác dụng của nó.
+ Cách 2:
Với cách thứ 2, người bệnh cũng chuẩn bị một nắm cỏ hôi tươi rửa sạch rồi để ráo. Tiếp theo, cắt chúng thành từng đoạn ngắn hoặc để nguyên cây cũng được. Đem chúng bỏ vào ấm và nấu lên với khoảng 1 lít nước. Chờ cho nước sôi thì nhắc xuống, lấy một tờ giấy để quấn lại thành hình phễu. Đầu nhỏ của tờ giấy đặt vào lỗ mũi, đầu to đặt ở vòi ấm nước và xông mũi.
- Bệnh nhân nên xông khoảng 5 – 10 phút hoặc cũng có thể xông cho đến khi nước nguội. Khi tiến hành cách làm này, cần chú ý đến nhiệt độ của nước để tránh làm bỏng mũi.
- Kiên trì áp dụng bài thuốc khoảng 10 – 15 ngày sẽ thấy các triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng thuyên giảm đáng kể.
2. Lá ngải cứu
Ngải cứu là loại dược liệu không còn xa lạ gì đối với chúng ta, bởi chúng thường có mặt trong nhiều bài thuốc chữa bệnh từ dân gian. Đặc biệt, lá ngải cứu trị viêm mũi dị ứng là cách được nhiều người áp dụng. Theo đông y, ngải cứu có tác dụng giảm đau, giảm kích ứng, kháng viêm. Vì thế, chữa viêm mũi dị ứng bằng ngải cứu cũng sẽ làm giảm đáng kể các triệu chứng bệnh.
Cách thực hiện bài thuốc này như sau:
- Chuẩn bị khoảng 100g ngải cứu. Lưu ý là chỉ nên dùng lá và ngọn thân non của cây để mang đến tác dụng tốt.
- Đem chúng đi rửa sạch, phơi khô ở những nơi có gió mát nhẹ cho héo bớt.
- Sau khi phơi chừng 8 tiếng thì đem chúng đi giã để lá được tơi ra.
- Cho ngải cứu đã được giã vào một miếng giấy nhỏ rồi cuốn lại thành hình điếu thuốc.
- Dùng nó đốt và hơ lên một số huyệt trên đỉnh đầu để điều trị viêm mũi dị ứng.
Tuy nhiên, trước khi thực hiện cách này cần tham khảo các lang y để thực hiện cho đúng. Điều này sẽ tránh cho bệnh nhân gặp phải các vấn đề không mong muốn.
3. Ké đầu ngựa – cây thuốc nam chữa viêm mũi dị ứng
Nhắc đến các loại cây thuốc nam chữa viêm mũi dị ứng, chúng ta không thể không nhắc đến ké đầu ngựa. Theo Đông y, loại cây này còn được gọi bằng nhiều tên khác như xương nhĩ, thương nhĩ tử, phắc ma. Nó có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, giảm ho, giảm đau, chống dị ứng… Do đó, bệnh nhân có thể áp dụng cách điều trị viêm mũi dị ứng bằng cây thuốc nam này theo cách sau:
- Ké đầu ngựa đem rửa sạch, để ráo nước.
- Cho chúng vào chảo, sao lên cho đến khi ngả sang màu xám thì tán thành bột mịn.
- Dùng bột này pha cùng với nước để uống, mỗi lần dùng khoảng 4g. Nên ăn 3 lần mỗi ngày để thấy được tác dụng tốt.
- Sau khi sử dụng ngày đầu tiên, ngưng khoảng vài ngày rồi thực hiện thêm khoảng 1 – 2 liệu trình nữa là được.
- Người bệnh sẽ thấy các triệu chứng giảm hẳn đi, đồng thời còn giảm được nguy cơ bệnh tái phát.
4. Kinh giới
Kinh giới còn được gọi bằng các tên gọi khác như khương giới, giả tô, còn dân tộc Tày lại gọi cây này là nát hom. Không chỉ được dùng như một loại rau ăn kèm, kinh giới còn được biết đến là loại cây thuốc nam chữa viêm mũi dị ứng khá hiệu quả. Có được khả năng này là do trong dịch tiết của nụ hoa kinh giới chứa những chất có khả năng ức chế các phản ứng dị ứng tại chỗ. Cũng chính vì thế mà ngoài viêm mũi dị ứng, kinh giới còn được sử dụng để điều trị phong hàn, viêm xoang…
Để chữa viêm mũi dị ứng bằng lá kinh giới, bạn có thể tham khảo các cách sau:
+ Cách 1:
Chuẩn bị cây kinh giới tươi, đem rửa sạch, cho vào ấm rồi đun sôi lên với nước với lượng vừa phải. Đun cho sôi thật kỹ, sau đó dùng nước nà y để uống. Ngoài ra, nên cho lá kinh giới vào món cháo hoặc các món ăn khác để dùng thường xuyên, nó cũng sẽ mang đến hiệu quả tốt cho bạn.
+ Cách 2:
Đem hoa kinh giới tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng, cho khoảng 4g bột thuốc hòa cùng với một cốc nước chè xanh để uống. Không chỉ làm giảm được chứng chảy nước mũi, nghẹt mũi do viêm mũi dị ứng mà nó còn khắc phục được tình trạng nhức đầu, trị gió lạnh…
5. Bạc hà
Cách chữa viêm mũi dị ứng từ lá bạc hà cũng là phương pháp được nhiều người áp dụng. Bởi loại cây này có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giúp thông mũi. Ngoài ra, nhai lá bạc hà còn làm cơ thể bớt lo âu, căng thẳng, giúp bệnh nhân ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Để trị viêm mũi dị ứng bằng cây thuốc nam này, bạn có thể sử dụng nó theo 2 cách sau:
+ Cách 1:
Chuẩn bị một nắm lá bạc hà tươi, rửa sạch, cho vào ấm nước sôi để hãm như hãm trà rồi uống. Thực hiện hàng ngày để nó mang đến hiệu quả tốt.
+ Cách 2:
Dùng lá bạc hà cho vào ấm nước sôi, khi thấy nước bắt đầu sôi thì mang đi xông mũi. Kết hợp với việc uống trà bạc hà sẽ thấy hiệu quả của bài thuốc được tăng lên.
Xem thêm: Bài thuốc trị bệnh viêm xoang từ cây chó đẻ
Nguồn: Sưu tầm