Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Bản tin dược liệu

Trang chủ » Bản tin dược liệu » Giải đáp: Uống cà gai leo có giảm sinh lý không?

Giải đáp: Uống cà gai leo có giảm sinh lý không?

Tham vấn chuyên môn: PGS.TS Nguyễn Duy Thuần

Uống cà gai leo tốt cho gan, nhưng liệu có phải “đổi gan lấy thận” như lời đồn? Thực hư câu chuyện về tác động của cà gai leo đến sinh lý nam giới sẽ được làm rõ trong bài viết này.

Giải đáp: Uống cà gai leo có giảm sinh lý không? 1

Mục lục

  • Tìm hiểu nhanh về cây cà gai leo
    • Tác dụng chủ trị của cà gai leo đối với gan
    • Các công dụng khác của cà gai leo
  • Uống cà gai leo có giảm sinh lý không?
  • Trường hợp không nên dùng cà gai leo
  • Một số lưu ý khi uống cà gai leo

Tìm hiểu nhanh về cây cà gai leo

Cà gai leo (Solanum procumbens) là một loại thảo dược quý trong y học cổ truyền Việt Nam, nổi tiếng với nhiều công dụng chữa bệnh, đặc biệt là các vấn đề về gan.

Tác dụng chủ trị của cà gai leo đối với gan

  1. Điều trị viêm gan do virus: Cà gai leo đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng ức chế sự phát triển của virus viêm gan, giúp giảm viêm và bảo vệ tế bào gan.
  2. Hỗ trợ điều trị xơ gan: Các hoạt chất trong cà gai leo như glycoalcaloid và flavonoid có khả năng làm chậm quá trình xơ hóa gan, cải thiện chức năng gan và giảm các triệu chứng của bệnh xơ gan.
  3. Giải độc gan: Cà gai leo giúp tăng cường chức năng giải độc của gan, hỗ trợ hạ men gan và bảo vệ gan khỏi các tác nhân gây hại như rượu, bia.
  4. Hỗ trợ điều trị ung thư gan: Một số nghiên cứu cho thấy cà gai leo có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư gan, giúp hỗ trợ điều trị và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

Đọc thêm: Cà gai leo chữa gan nhiễm mỡ

Các công dụng khác của cà gai leo

  1. Chữa ho, hen suyễn: Cà gai leo có tác dụng tiêu đờm, giảm ho và hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp như ho gà, hen suyễn.
  2. Giảm đau, chống viêm: Với tính chất chống viêm và giảm đau, cà gai leo được sử dụng để điều trị các chứng đau nhức xương khớp, phong thấp.
  3. Giải độc rượu, bia: Cà gai leo giúp giải độc rượu, giảm các triệu chứng say rượu và bảo vệ gan khỏi tác hại của cồn.
  4. Chống oxy hóa: Các hoạt chất trong cà gai leo có khả năng chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương do gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa và ngăn ngừa một số bệnh mãn tính.

☛ Đọc thêm: Tìm hiểu ngay 6 tác dụng chính của cà gai leo

Uống cà gai leo có giảm sinh lý không?

Uống cà gai leo có giảm sinh lý không? 1

Cà gai leo là dược liệu có lịch sử sử dụng lâu đời được các chuyên gia đánh giá an toàn, hay ảnh hưởng tới chức năng sinh lý của cả nam và nữ giới. 

Đọc thêm: Cà gai leo có gây độc không?

Thực tế, một số nghiên cứu còn cho thấy cà gai leo có thể cải thiện sức khỏe sinh lý, đặc biệt là ở nam giới. Các hoạt chất trong cà gai leo như glycoalkaloid và flavonoid không chỉ giúp bảo vệ gan mà còn có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, giúp cải thiện sức khỏe tổng thể.

Tuy nhiên, như với bất kỳ loại thảo dược nào, việc sử dụng cà gai leo cần được thực hiện đúng liều lượng và theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Điều này nhằm tránh gây ra các tác dụng phụ khi sử dụng cà gai leo trong thời gian dài và quá liều lượng như chóng mặt, buồn nôn,…

Bên cạnh đó, vấn đề suy giảm sinh lý thường liên quan đến các nguyên nhân như ăn uống không khoa học, lười vận động, sử dụng rượu bia, thuốc lá, tiêu thụ đồ ăn được chế biến sẵn, quan hệ tình dục không an toàn, stress căng thẳng,… Để theo dõi và cải thiện sinh lý, bạn nên thực hiện các xét nghiệm và kiểm tra sức khỏe định kỳ, duy trì lối sống lành mạnh, giảm căng thẳng, và tham khảo ý kiến bác sĩ khi cần thiết.

☛ Tham khảo thêm: Thực hư chuyện uống cà gai leo giúp giảm cân

Trường hợp không nên dùng cà gai leo

Mặc dù, cà gai leo mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan. Tuy nhiên, người dùng cần lưu ý rằng không phải ai cũng có thể sử dụng cà gai leo. Dưới đây là một số trường hợp không nên dùng cà gai leo mà bạn cần lưu ý:

Phụ nữ có thai và cho con bú

Theo kinh nghiệm dân gian, trong phụ nữ có thai, đặc biệt với thai kỳ dưới 3 tháng và cho con bú không nên dùng cà gai leo. Bởi trong thời kỳ này, để thai nhi phát triển một cách bình thường thì người mẹ không được phép sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cũng như tránh ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Nếu cần thiết cần phải tuân theo các chỉ định của bác sĩ.

Người mắc bệnh lý về thận

Có thể nói, các hoạt chất trong cà gai leo có tác dụng thải độc gan rất tốt. Tuy nhiên, điều này đã vô tình tạo áp lực quá tải cho thận. Nếu người bệnh đã gặp phải các vấn đề về thận hư, thận yếu thì việc dùng loại thảo dược này thường xuyên sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình lọc máu. Lâu dần, dưới sự tác động này sẽ hình thành sỏi thận, làm cản trở việc bài tiết và gây đau đớn cho người bệnh.

Người đang được chăm sóc, điều trị đặc biệt

Đối với những người bệnh ở giai đoạn nặng, nguy kịch cần phải tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị và cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu muốn sử dụng cà gai leo. Những hoạt chất trong dược liệu có thể làm mất tác dụng của thuốc điều trị và ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị bệnh theo phác đồ.

Đồng thời, người đang điều trị các bệnh lý khác tuyệt đối không nên dừng uống thuốc Tây để sử dụng cà gai leo. Bởi, cà gai leo chỉ là một loại thảo dược với tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh và bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, đặc biệt không có tác dụng điều trị bệnh như các loại thuốc Tây kê đơn.

Trẻ em dưới 6 tuổi

Trong độ tuổi này, cơ thể trẻ chưa có sự phát triển toàn diện và tương đối mẫn cảm. Vì thế, tuyệt đối không tự ý cho trẻ sử dụng cà gai leo mà cần tham khảo ý kiến của lương y hoặc bác sĩ chuyên khoa để có lời khuyên và liều lượng sử dụng phù hợp.

Những người mắc bệnh mạn tính

Những trường hợp mắc các bệnh mạn tính như cao huyết áp, tim mạch,… cũng được khuyến cáo không nên sử dụng cà gai leo để tránh gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm. Đồng thời, để đảm bảo an toàn, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng loại thảo dược này.

Một số lưu ý khi uống cà gai leo

Một số lưu ý khi uống cà gai leo 1

Khi sử dụng cà gai leo, để đạt được hiệu quả cao nhất cũng như không gây ra tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Trước khi sử dụng các bài thuốc từ cà gai leo, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chỉ định về liều lượng cũng như cách dùng phù hợp.
  • Nên uống cà gai leo mỗi ngày, dùng đúng liều lượng cho phép, tuyệt đối không tự ý thêm hoặc bớt và không quá lạm dụng thuốc để tránh các trường hợp phản tác dụng.
  • Trong cà gai leo có tính độc nhẹ, nếu sử dụng liên tục cà gai leo trong khoảng thời gian dài sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Vì thế, người bệnh nên dùng dược liệu từ 3 – 4 tháng rồi ngừng thuốc và sau khoảng 15 – 30 ngày thì sử dụng lại.
  • Không sử dụng cà gai leo với liều lượng quá cao để tránh tình trạng rối loạn chức năng trong cơ thể. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến những thay đổi trong sinh lý của cả nam và nữ.
  • Việc để nước cà gai leo qua đêm có thể làm giảm dược tính và gây biến đổi các hoạt chất, gây ra các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn,…
  • Không sử dụng rượu bia trong quá trình sử dụng cà gai leo để tránh gây ảnh hưởng xấu đến lục phủ ngũ tạng.
  • Tuyệt đối không sử dụng dược liệu nếu có dấu hiệu ẩm mốc, bốc mùi khó chịu hay sản phẩm rõ nguồn gốc, xuất xứ.
  • Không tự ý sử dụng khi chưa biết chính xác tình trạng bệnh của mình.
  • Nếu đang sử dụng thuốc Tây điều trị, người bệnh nên uống cách 2 tiếng để tránh làm mất tác dụng của thuốc.
  • Để đạt hiệu quả tốt nhất, người dùng nên chọn mua những sản phẩm được chế biến sẵn để đảm bảo dược tính cao, liều lượng sử dụng hợp lý và có hướng dẫn sử dụng chuẩn xác.

Hy vọng qua bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “uống cà gai leo có giảm sinh lý không?”. Đồng thời, cà gai leo sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, cải thiện và điều trị các bệnh lý về gan cũng như giúp cải thiện chức năng sinh lý của cả nam và nữ.

Tác giả: Nguyễn Trang - 15/10/2024

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ
Từ khóa: Cà gai leo

Bài viết liên quan

  • Thông tin và cách sử dụng cà gai leo

  • Nghiên cứu điều trị bệnh viêm gan B bằng cà gai leo

  • Cà gai leo dại là gì, phân biệt cà dại với cà gai leo thật

  • Cây cà gai leo chữa bệnh gì? Bài thuốc chữa bệnh an toàn

  • Cà gai leo chuẩn hóa GACP – Thêm hy vọng cho người viêm gan virus và xơ gan

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Khuyến mại tích điểm Giải độc gan Tuệ Linh plus

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑