Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới, viêm gan B là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất, khoảng 1 triệu ca tử vong mỗi năm do bệnh này. Trước ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cộng đồng, ở nước ta đã có nhiều đề tài nghiên cứu cấp quốc gia về các dược liệu hỗ trợ điều trị viêm gan B được thử nghiệm lâm sàng kỹ lưỡng tại những bệnh viện hàng đầu tại Việt Nam.
Theo GS.TS Nguyễn Văn Mùi – Nguyên phó giám đốc kiêm chủ nhiệm Bộ môn truyền nhiễm, Bệnh viện Quân y 103 cho biết:
GS.TS Nguyễn Văn Mùi
Mục lục
Cùng với viện Dược liệu Trung ương, chúng tôi đã nghiên cứu các cây dùng để điều trị viêm gan như nhân trần, bồ bồ, diệp hạ châu đắng và cây cà gai leo… Chúng tôi thấy rằng cả 4 cây thuốc mà tôi nói trên đều có tác dụng trên lâm sàng để điều trị viêm gan. Trong 4 cây này, cây cà gai leo là một trong những cây được Viện dược liệu Trung ương nghiên cứu kỹ lưỡng nhất, có đến 4 luận án tiến sỹ về cây này. Và trên lâm sàng chúng tôi cũng nhận thấy rằng cây cà gai leo cho kết quả điều trị tốt hơn cả
Những nghiên cứu tại Viện Dược liệu Trung ương, Viện Trung ương quân đội 108, Viện Quân y 103
1. Cà gai leo là dược liệu duy nhất được chứng minh có tác dụng ngăn chặn xơ gan rõ rệt thông qua việc ức chế sự tạo thành các sợi collagen qua hai nghiên cứu:
- “Nghiên cứu tác dụng ức chế quá trình xơ của Cà gai leo trên mô hình gây xơ gan thực nghiệm”
- “Nghiên cứu tác dụng trên collagenase của Cà gai leo”, đề tài thuộc công trình nghiên cứu khoa học 1987-2000 của Viện dược liệu Trung ương.
2. Cà gai leo là dược liệu duy nhất tới nay được chứng minh làm giảm nồng độ virus viêm gan B qua các thử nghiệm lâm sàng tại bệnh viện 108, 103, như: “Một số đặc điểm lâm sàng, siêu cấu trúc gan và hiệu quả bước đầu điều trị bệnh nhân viêm gan virus B mạn hoạt động bằng thuốc từ Cà gai leo”.
3. Theo PGS.TS Trịnh Thị Xuân Hòa, Chủ nhiệm bộ môn truyền nhiễm Viện quân y 103:
“Chúng tôi là những người đầu tiên nghiên cứu về cây cà gai leo. Qua giai đoạn thử nghiệm trên thực nghiệm, bệnh viện 103 gần như là đơn vị đầu tiên thử nghiệm trên bệnh nhân viêm gan B mạn tính.
Trên thực tế chúng tôi dùng cho bệnh nhân thì thấy tác dụng về triệu chứng là rất tốt. Rất nhiều bệnh nhân điều trị thì thấy ăn ngon hơn, ngủ được, tăng cân, điều trị triệu chứng tốt, men gan trở về bình thường khá nhanh”.
Ứng dụng thành công Cà gai leo trong TPBVSK Giải độc gan Tuệ Linh
Giải độc gan Tuệ Linh còn được thử nghiệm độc tính, thử tác dụng dược lý (tại bộ môn Dược lý, Đại học Y Hà Nội) và thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân Viêm gan B mạn tính thể hoạt động tại bệnh viện trong vòng 6 tháng.
Kết quả cho thấy:
- Các triệu chứng lâm sàng như: mệt mỏi, chán ăn, đau hạ sườn phải, vàng da ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu giảm nhanh sau 1 tháng và hết hoàn toàn sau 2 tháng sử dụng.
- Men gan trở về bình thường sau 6 tháng lần lượt là 60,6% và 72,7%.
- Sau 3 tháng sử dụng Giải độc gan Tuệ Linh, có 6/33 (18,2%) bệnh nhân có nồng độ virus trong máu về dưới ngưỡng phát hiện, 3% bệnh nhân giảm 1.000.000 lần; 9,1% bệnh nhân giảm 100.000 lần; 12,1% giảm 10.000 lần, 15,6% giảm 1000 lần và 15% giảm 100 lần.
- Đặc biệt là xuất hiện 2 trong tổng số 33 bệnh nhân (6,1%) âm tính với virus sau 6 tháng.
- Qua theo dõi, các bệnh nhân không gặp bất cứ một triệu chứng lâm sàng cũng như xét nghiệm bất thường nào.
Để tiếp tục tìm hiểu về cơ chế tác dụng của Cà gai leo và Mật nhân, Trung tâm Dược lý lâm sàng quốc gia đã lập đề tài nghiên cứu tác dụng tăng cường đáp ứng miễn dịch của sản phẩm TPCN Giải độc gan Tuệ Linh.
Kết luận của đề tài nghiên cứu đã chỉ rõ tác dụng kích thích miễn dịch của sản phẩm rất rõ nét, thể hiện thông qua các chỉ số:
- Tăng đáp ứng miễn dịch dịch thể: tăng nồng độ IgG máu ngoại vi;
- Tăng đáp ứng miễn dịch tế bào, và tăng nồng độ IL-2.
Hình ảnh cây Cà gai leo trồng theo tiêu chuẩn quốc tế
Như vậy việc ứng dụng chiết xuất cà gai leo trong hỗ trợ điều trị viêm gan virus và xơ gan đã được chứng minh rõ ràng, và là một thành tựu rất đáng tự hào của y học cổ truyền nước nhà, mở ra những cơ hội mới trong việc chung tay đẩy lùi viêm gan virus và xơ gan.
Xem thêm: Cà gai leo và những công dụng với sức khỏe
Xây dựng vùng dược liệu Cà gai leo sạch
Công ty TNHH Tuệ Linh là đơn vị tiên phong bảo tồn dược liệu Cà gai leo sạch. Cà gai leo không chỉ được bảo tồn đơn thuần mà còn là phát triển theo tiêu chuẩn dược liệu khắt khe của Tổ chức Y tế Thế giới. Chọn Cà gai leo làm dược liệu đi đầu mở đường trong việc bảo tồn các thảo dược quý tại Việt Nam là do nhu cầu bức thiết cần có một giải pháp cho các bệnh gan đang ngày càng gia tăng đến mức đáng báo động, Cà gai leo lại là dược liệu duy nhất đến nay có thể làm âm tính viêm gan virus B, làm chậm xơ gan tiến triển rõ rệt.
Cụ thể, từ năm 2010, các chuyên gia dược liệu của Tuệ Linh đã tiến hành khảo sát các tỉnh phía Bắc và miền Bắc Trung Bộ và đã chọn ra 2 vùng đất Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) và Triệu Sơn (Thanh Hóa). Nơi đây có thổ nhưỡng và khí hấu rất phù hợp với cây cà gai leo. Đất thịt pha cát, khí gió nóng, nắng hanh giúp cây cà gai leo phát triển tốt và cho hàm lượng dược chất cao nhất. Sau khi chọn được thổ nhưỡng phù hợp, Tuệ Linh bắt đầu xây dựng vùng trồng dược liệu
Cà gai leo quy mô rộng với sự chung tay ủng hộ của cả người dân địa phương
Song song đầu tư xây dựng vùng dược liệu, khâu chọn giống cũng là khâu được đầu tư kĩ lưỡng nhất. Các chuyên gia Tuệ Linh đã lấy hạt Cà gai leo trong tự nhiên ở Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) đem về nhân giống, sau đó đem đi kiểm định, xác định loài ở Viện Dược liệu Quốc gia cho kết quả giống chuẩn, thuần chủng, chưa bị lai tạp. Từ kết quả đó, Tuệ Linh đã tiến hành quy hoạch một vùng trồng lấy hạt giống riêng để cung cấp cho vùng dược liệu tại Nghĩa Hành và Triệu Sơn.
Công đoạn chăm sóc với hệ thống tưới nhỏ giọt theo công nghệ Israel vừa tiết kiệm nguồn nước, vừa giúp cây phát triển tốt mà không bị úng rễ. Các ruộng Cà gai leo được làm thành luống chuẩn từng số đo khoảng cách, có ni lông phủ luống để ngăn cỏ mọc.
Nguồn dược liệu sạch từ vùng trồng một mắt xích quan trọng chuỗi cung ứng nguyên liệu đến nhà máy, để sản xuất các sản phẩm chất lượng tốt nhất từ Cà gai leo. Sản phẩm được nhiều người Việt tin dùng trong hơn 10 năm qua.