Cà gai leo có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe của con người nhưng chúng ngày một cạn kiệt do sự thu hái của chúng ta. Vì vậy, để có đủ sản lượng cà gai leo chữa bệnh hiện nay có nhiều nơi tiến hành trồng và thu hái cà gai leo. Cùng tìm hiểu kỹ thuật trồng, chăm sóc cũng như thu hái cà gai leo có hiệu quả tốt nhất.
Mục lục
- 1. Đặc tính sinh trưởng của cà gai leo
- 2. Mùa vụ gieo trồng của cà gai leo
- 3. Cách chọn giống cà gai leo
- 4. Hướng dẫn gieo hạt và chăm sóc cây con
- 5. Chuẩn bị đất trồng cà gai leo
- 6. Kỹ thuật chăm sóc cây cà gai leo
- 7. Thu hái và bảo quản
- 7. Mô hình trồng cà gai leo mới đạt năng suất và hàm lượng hoạt chất cao nhất
1. Đặc tính sinh trưởng của cà gai leo
Cây cà gai leo là loại cây nhỏ, sống nhiều năm, thân dài phân nhiều cảnh nhỏ, lá hình thoi, mặt trên nhẵn, mặc dưới có lông, có gai ở gân lá.
Cây cà gai leo thường phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng và trung du, thích hợp với các vùng nắng nhiều, đất pha cát, thoát nước nhanh, không ngập úng. Cây thường mọc tập trung nhiều cá thể, lẫn trong các lùm bụi quanh làng. Cây ưu mọc chỗ nhiều ánh sáng, sinh trưởng phát triển tốt, ra nhiều hoa quả, cho chất lượng cao.
Cây thích nghi trên nhiều loại khí hậu và nhiều loại đất như:
- Đất phù sa
- Đất pha cát
- Đất ba gian
Vì vậy, cả ba miền Bắc, Trung, Nam đều trồng được cây thuốc này. Cây phát triển khá nhanh, tái sinh bằng hạt. Đây là cây sống lâu năm trồng 1 lần có thể thu hái nhiều năm vì vậy khâu chăm sóc không quá vất vả.
Nguồn cà gai leo ở Việt Nam tương đối phong phú, dọc ven biển, từ các tỉnh Hải Phòng trở vào có thể khai thác mỗi năm vài chục tấn nguyên liệu. Tuy nhiên, do mỗi vùng có thổ nhưỡng hoàn toàn khác nhau, điều kiện khí hậu, đất đai khác biệt dẫn đến không phải cà gai leo ở đâu cũng đạt chất lượng, tiêu chuẩn để làm thuốc.
Cà gai leo đủ tiêu chuẩn làm thuốc thường là cà gai leo mọc ở các vùng ven biển Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Bình Thuận… những nơi đất thường có tỉ lệ cát tương đối lớn, thoát nước nhanh, 6 tháng trong năm nắng gắt kèm gió nóng, là điều kiện thuận lợi cho cà gai leo phát triển và cho hàm lượng dược liệu tốt nhất.
Tìm hiểu thêm: Tác dụng chữa bệnh của cây cà gai leo
2. Mùa vụ gieo trồng của cà gai leo
- Gieo hạt, ươm giống cây cà gai leo: Từ tháng 1 -2
- Trồng cây: Tháng 2 -3 vì lúc này thời tiết đầu xuân mát mẻ,mưa nhiều là thời gian thích hợp nhất để cho cây con ra trồng đại trà.
- Thời gian thu hoạch cà gai leo: Từ tháng 8 đến tháng 9
Thời gian thu hoạch của cà gai leo hơn các loại cây trồng ngắn ngày khác vì trong suốt 6 tháng trồng cây vẫn phát triển mạnh không có dấu hiệu ngừng phát triển. Do vậy, để lâu cây sẽ cho năng suất và sản lượng rất cao.
3. Cách chọn giống cà gai leo
Để cây cà gai leo phát triển tốt thì khâu chọn giống khá quan trọng và quyết định tới hiệu quả kinh tế về sau. Mẹo chọn giống nên chọn như sau:
- Chọn những quả già to chín mọng màu đỏ, hạn chế quả xanh vì không đạt chất lượng
- Phơi khô cả quả cho tới khi da quả nhăn lại và chuyển thành màu đen và tách lấy hạt
- Để tỷ lệ nảy mầm cao và nhanh ngâm vào nước 40 độ ngâm 15 phút, vớt những hạt lép nổi trên mặt nước để bỏ đi.
4. Hướng dẫn gieo hạt và chăm sóc cây con
1. Xử lý hạt giống trước khi gieo
- Chọn hạt giống: Lựa chọn những hạt giống chất lượng, loại bỏ các hạt lép, hạt kém chất lượng.
- Ngâm hạt: Ngâm hạt vào nước ấm (khoảng 40°C) trong 15 phút để kích thích hạt nảy mầm nhanh hơn và loại bỏ hạt lép (nổi trên mặt nước).
2. Chuẩn bị đất và gieo hạt
Chuẩn bị đất: Đất cần được làm tơi xốp, đủ ẩm, thoáng khí và nhận đủ ánh sáng.
Gieo hạt:
- Gieo hạt đều tay trên bề mặt đất đã chuẩn bị.
- Tưới nước ngay sau khi gieo để tạo độ ẩm cho đất.
3. Chăm sóc cây mầm
Tưới nước:
- Tưới 1–2 lần/ngày.
- Sau khoảng 1 tuần, khi cây ra được vài lá mầm, chuyển sang tưới nước bằng cách phun sương.
Vệ sinh luống:
- Loại bỏ cỏ dại thường xuyên.
- Giữ luống sạch sẽ để hạn chế sâu bệnh gây hại.
4. Chuyển cây con vào bầu
Thời điểm chuyển cây:
- Khi cây đã lớn và cứng cáp hơn.
Chuẩn bị bầu:
- Bầu đất có kích thước khoảng 7×12 cm.
Chăm sóc cây trong bầu:
- Tưới nước 1 lần/ngày trong những ngày đầu.
- Sau khi bộ rễ phát triển mạnh, giảm tần suất tưới xuống 2–3 ngày/lần.
5. Chuẩn bị đất trồng cà gai leo
Cây cà gai leo không kén đất và thích hợp với mọi loại khí hậu của nước ta. Nhưng không nên trồng cây cà gai leo ở các vùng đất trũng và ngập nước vì cà gai leo không chịu được ngập nước.
Cách chuẩn bị đất như sau:
- Làm đất tơi xốp, xẻ rãnh và lên luống rộng 70cm rãnh sâu 30cm; làm luống như luống trồng khoai lang, mỗi luống trồng 1 hàng cà gai leo.
- Sau đó tiến hành bón lót cho đất trồng với tỷ lệ như sau: 1 ha bón phân truồng 10 tấn , 3 tấn phân vi sinh và 200kg vôi bột.
Thời điểm trồng:
- Sau khi ươm cây trong bầu khoảng 25–30 ngày, khi cây giống cao 10–15 cm.
Cách trồng:
- Nhẹ nhàng chuyển cây giống từ bầu ra trồng trực tiếp trên luống. Khoảng cách cây cách cây từ 30 -35cm, hàng cách hàng 0,8 m.
- Lấp đất kín quanh gốc, tránh làm tổn thương bộ rễ.
- Ngay sau khi trồng cần tưới nước đều quanh gốc để đảm bảo cung cấp độ ẩm đầy đủ, giúp cây nhanh bén rễ và phát triển. Nếu thời tiết sau trồng ít mưa thì cứ 3 ngày lại tưới nước cho cây 1 lần, nên tưới vào chiều tối hoặc tối.
6. Kỹ thuật chăm sóc cây cà gai leo
1. Bón thúc
Ngoài việc bón lót ban đầu, cần thực hiện bón thúc theo 3 giai đoạn:
- Lần 1: Sau 7–10 ngày chuyển bầu ươm ra vùng trồng. Lượng phân: 140–180 kg đạm ure/ha.
- Lần 2: Sau 20–25 ngày trồng cà gai leo. Lượng phân: 300–400 kg phân NPK/ha, 250–300 kg đạm ure/ha.
- Lần 3: Sau 35 ngày trồng cà gai leo. Lượng phân: 300–400 kg phân NPK/ha, 210–220 kg đạm ure/ha.
2. Tưới nước:
Cần đảm bảo duy trì độ ẩm đất phù hợp để cây phát triển, đặc biệt trong: Mùa khô và thời kỳ tạo quả và quả sắp chín.
Phương pháp tưới:
- Tưới thủ công: Dùng bình tưới hoặc gánh nước.
- Hệ thống tưới hiện đại: Áp dụng tưới tự động hoặc tưới nhỏ giọt nếu có điều kiện.
3. Tỉa cành và tạo tán
- Thời điểm:
- Cách thực hiện:
4. Làm cỏ và vệ sinh vườn
- Khoảng tháng 5, khi cây bắt đầu ra hoa và tán chùm phát triển mạnh, che kín luống. Tiến hành tỉa cành và tạo tán để cây có không gian quang hợp tốt hơn, đồng thời giảm nguy cơ sâu bệnh. Kết hợp xới gốc 2–3 lần/năm để đất thông thoáng, kích thích rễ phát triển.
Quá trình trồng cần xử lý cỏ dại bằng cách làm cỏ hoặc dùng các chế phẩm diệt cỏ sinh học. Tránh dùng thuốc trừ cỏ vì sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng thuốc sau này. Sau khi trồng được khoảng 1,5 tháng tán cây phủ kín sẽ hạn chế cỏ dại mọc.
Ngăn cỏ dại mọc có thể áp dụng cách dùng màng phủ nilon đen trên luống sẽ giúp giữ được độ ẩm và hạn chế cỏ dại rất hiệu quả.
7. Thu hái và bảo quản
Cây trổ hoa vào tháng 5, thời gian này tán cây phát triển mạnh, chùm kín các luống cây tiến hành thu hoạch trước một phần để cây có ánh sáng quang hợp vừa tạo nguồn thu sớm cho bà con
Tháng 7-8 cây bắt đầu có quả chín màu đỏ, cũng đã tới mùa vụ thu hoạch chính thức bà con cắt toàn bộ cây cách gốc 15-20cm để cây tiếp tục phát triển vào vụ sau.
Sau khi thu hái về, nhặt bỏ quả sau đó chặt nhỏ từ 3 -5 cm, phơi khô. Mỗi ngày dùng 50g sắc với tầm 2l nước uống để phòng trừ các bệnh về gan.
Tìm hiểu thêm: Cách sử dụng cà gai leo
7. Mô hình trồng cà gai leo mới đạt năng suất và hàm lượng hoạt chất cao nhất
Hiểu rõ đặc tính của cây cà gai leo, công ty Tuệ Linh đã đi khảo sát và lựa chọn được vùng Triệu Sơn – Thanh Hóa và Nghĩa Hành – Quảng Ngãi là hai nơi có điều kiện thổ nhưỡng thích hợp, trước đây đã có nhiều cây mọc tự nhiên, cho hàm lượng dược chất lớn. Nếu xây dựng vùng dược liệu tại đây hứa hẹn sẽ cho sản lượng cao, nguyên liệu dồi dào cho quá trình làm thuốc.
Vì vậy, từ năm 2010 Tuệ Linh đã xây dựng vườn Cà gai leo quy mô tại Nghĩa Hành – Quảng Ngãi, với sản lượng 1.600 tấn nguyên liệu tươi/ năm. Với nhu cầu ngày càng tăng, năm 2015, công ty Tuệ Linh đã cho mở mô hình và nhân rộng tại huyện Triệu Sơn – Thanh Hóa để đáp ứng nhu cầu dược liệu tươi, cũng như các sản phẩm chất lượng từ Cà Gai Leo của công Tuệ Linh. Số lượng sản phẩm ra thị trường lớn đòi hỏi Tuệ Linh phải có một đội ngũ kĩ sư lành nghề cũng như một quy trình chuẩn để sản phẩm luôn đạt chất lượng, luôn cho hiệu quả điều trị cao nhất.
Đầu tiên là phải kể đến quá trình chọn giống. Cách đây 1 thập kỷ, nhóm kĩ sư của Tuệ Linh đã rong ruổi khắp các tỉnh miền trung để tìm được mẫu cà gai leo đạt chất lượng dược liệu để về nhân giống bằng phương pháp sinh học. Giống đã có, vùng nuôi trồng đã có nhưng để làm sao có được dược liệu có hàm lượng dược chất cao, an toàn lại là một câu chuyện khác.
Quá trình gieo, trồng cây con được chọn vào tháng 2 và 3 hàng năm, đất phải được yêu cầu đã lên luống, kèm phủ bạt nilong để giữ ẩm cho đất cũng như hạn chế cỏ dại phát triển. Sau 6 tháng chăm sóc, bởi hệ thống tưới nhỏ giọt, trừ sâu hại an toàn, Cà gai leo sẽ cho thu hoạch vụ đầu tiên. Thời điểm thu hoạch cũng là lúc cây ra nhiều hoa, bắt đầu đậu quả là cho hàm lượng dược chất cao nhất.
Dù diện tích lên đến hàng trăm hecta nhưng quá trình thu hoạch vẫn phải diễn ra hết sức quy củ, các lỗ thu hoạch sẽ được đánh số, kiểm định chất lượng dược liệu tươi. Nếu đạt tiêu chuẩn thì mới chuyển vào bước tiếp theo để chế biến.
Dược liệu tươi đạt chuẩn được được rửa qua bể rửa 3 ngăn, dược liệu đầu ra đã sạch hết đất, bụi bẩn được đem phơi khô trên hệ thống dàn phơi lưới, thoáng gió. Dược liệu phơi đạt chất lượng thành phầm khi độ ẩm trong dược liệu <10%. Lúc này có thể cắt nhỏ đem đi sử dụng ngay làm trà hãm hoặc đóng bánh 70-80kg để bảo quản, chiết xuất chế thành thuốc.
Với quá trình khép kín, được kiểm tra tiêu chuẩn sau mỗi khâu, giúp sản phẩm của Tuệ Linh luôn đạt chất lượng cao nhất. Thật vậy, sau gần 10 năm có mặt trên thị trường, Cà gai leo khô, cao dược liệu cà gai leo, viên nén Giải độc gan Tuệ Linh … là các sản phẩm chất lượng cao của Tuệ Linh đã giúp hơn 1 triệu người âm tính với viêm gan virus, hàm triệu người sạch gan, lợi mật, sức khỏe hồi phục.
Nhờ sự tin tưởng của người dùng, Tuệ Linh đã nhận nhiều giải thưởng cao quý: Huy chương Vàng vì sức khỏe người Việt, Thương hiệu Uy tín Việt Nam, Sản phẩm Vàng vì sức khỏe Cộng đồng…