Việc chuẩn hóa vùng nguyên liệu đang là hướng đi đúng đắn của nhiều doanh nghiệp dược trong nước, vừa bảo tồn và phát triển được nguồn dược liệu sạch, đảm bảo cho việc sản xuất thuốc, vừa tạo được sinh kế cho hàng triệu hộ nông dân thoát được cái nghèo.
Sản phẩm tốt từ chuẩn hóa nguồn nguyên liệu, thu hái và bảo quản
Tiêu chí hàng đầu của sản phẩm bảo vệ sức khỏe là phải có chất lượng tốt, an toàn và hiệu quả, nên nguồn dược liệu cũng phải đạt các yêu cầu này. Vì vậy việc kiểm soát nguồn nguyên liệu, đảm bảo dược liệu sạch, chuẩn hóa từ khâu cây giống tới trồng, thu hái và bảo quản đóng vai trò quyết định để cho ra đời những sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Vùng nguyên liệu Cà gai leo của công ty TNHH Tuệ Linh
Được biết, trên thị trường có nhiều công ty đầu tư bài bản vào dược liệu như công ty TNHH Tuệ Linh với vùng trồng nguyên liệu cà gai leo trải dài các tỉnh phía Bắc vừa kiểm soát được chất lượng dược liệu vừa chủ động nguyên liệu cho quá trình sản xuất. Tiêu biểu là vùng trồng nguyên liệu tại xã Hành Trung, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quãng Ngãi có diện tích lên tới gần 30ha trồng cà gai leo hay như vùng nguyên liệu tại xã Triệu Sơn, Thanh Hóa với diện tích 20ha.
Các vùng nguyên liệu này của Tuệ Linh được xây dựng theo tiêu chuẩn vùng nguyên liệu sạch, chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế trong đó Tuệ Linh kiểm soát từ khâu cây giống tới quá trình chế biến, bảo quản dược liệu nhằm đạt dược liệu sạch và hàm lượng hoạt chất cao nhất.
Theo đó, công ty Tuệ linh sẽ bàn giao giống, hướng dẫn và hỗ trợ kỹ thuật cho người nông dân, phát triển hệ thống thủy lợi, tưới tiêu, đất canh tác.
Trong quá trình chăm sóc cây không sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu. Tất cả phân sử dụng là phân sinh học làm từ phân xanh, phân chuồng phải được ủ hoại mục. Thời gian bón phân, hàm lượng, trình tự bón như thế nào đều được ghi vào hồ sơ theo dõi.
Trong quá trình thu hái và chế biến, công ty Tuệ Linh thiết kế quy trình chuẩn hóa nhằm đảo bảo dược liệu được thu hái đúng tiêu chuẩn và đảm bảo chất lượng dược liệu tốt nhất. Đây là một khâu rất quan trọng vì với những cách chế biến thủ công thì rất dễ khiến dược liệu bị nấm mốc, vi khuẩn xâm nhập, làm giảm hoạt chất trong dược liệu và tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh.
Tại vùng nguyên liệu cà gai leo của Tuệ Linh, thời điểm tốt nhất cho thu hoạch dựa vào thời gian cây cà gai leo cho hàm lượng dược chất cao nhất.
- Nguyên liệu sau khi thu hái sẽ được đem phơi khô dưới ánh nắng tự nhiên để đảm bảo hàm lượng hoạt chất.
- Sau khi phơi khô dược liệu sẽ được sấy ở nhiệt độ 60 độ C, trong thời gian 45-50p.
- Nguyên liệu sau khi sơ chế xong sẽ phải đạt tiêu chuẩn độ ẩm 11-12%.
- Cuối cùng nguyên liệu sẽ được vận chuyển ngay tới khu chiết xuất của nhà máy để sản xuất thành sản phẩm.
Tham gia mô hình này, người nông dân không phải bỏ ra đồng vốn đầu tư nào mà yên tâm đầu ra vì công ty đã ký hợp đồng bao tiêu dài hạn với các hộ nông dân. Mỗi năm, một người dân trong mô hình của Tuệ Linh sẽ có thu nhập từ 120-200 triệu đồng. Đây là một khoản thu nhập cao và ổn định hơn hẳn so với trồng màu như trước đây.
Ông Trần Dần ở Hành Trung, Nghĩa Hành, Quảng Ngãi cho biết:
“Tính kinh tế trong mô hình này cao hơn hẳn so với việc trồng màu trước đây. Trên cùng một sào đất, nếu trồng cây mì, giỏi lắm cũng chỉ lời được 2,2 triệu đồng/năm. Ban đầu có ít hộ gia đình tham gia nhưng nay hầu như cả xã chúng tôi đều tham gia mô hình trồng dược liệu này của Tuệ Linh.”
Ông Trần Dần – nông dân trồng cà gai leo ở Hành Trung – Nghĩa Hành – Quảng Ngãi
Theo anh Lê Trung Hiếu – Phó giám đốc dược liệu công ty TNHH Tuệ Linh:
“ Trước khi đầu tư vào một vùng nguyên liệu, chúng tôi đều nghiên cứu rất kỹ để đảm bảo cà gai leo phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu tại địa phương đó. Thực tế cho thấy các vùng trồng nguyên liệu của cà gai leo đều cho năng suất cao hơn hẳn, hàm lượng hoạt chất cao đảm bảo hiệu quả cho sản phẩm”.
Theo anh Lê Trung Hiếu – Phó giám đốc dược liệu công ty TNHH Tuệ Linh đang hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng cây Cà gai leo
Quy trình sản xuất đạt chất lượng cao
Không chỉ coi trọng nguồn nguyên liệu đầu vào, Công ty TNHH Tuệ Linh còn luôn chú trọng đến công nghệ bào chế, sản xuất nhằm cho ra những chế phẩm đạt chất lượng cao.
Đầu năm 2014 công trình nghiên cứu “Hoàn thiện quy trình công nghệ chiết xuất Cà gai leo (Solanum hainanense)” tại Viện Hóa học, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, do GS.TSKH Trần Văn Sung (nguyên Viện trưởng Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam) trực tiếp tiến hành đã được chuyển giao độc quyền cho Công ty TNHH Tuệ Linh.
==> Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về việc tìm kiếm hoạt chất tinh khiết và hoàn thiện quy trình chiết xuất để đạt hàm lượng hoạt chất cao từ cà gai leo, mang lại hiệu quả tốt hơn và an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.
Không chỉ vậy, quy trình sản xuất của Tuệ Linh cũng được đầu tư các trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến đạt tiêu chuẩn GMP-WHO và ISO 22000-2005, đảm bảo các sản phẩm đật chất lượng tốt nhất, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế, sẵn sàng cho việc xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, góp phần nâng tầm cây thuốc Việt.
Thiết nghĩ hướng đi của công ty Tuệ Linh là rất đúng đắn và phù hợp trong bối cảnh hiện nay. Đây là mô hình cần được nhân rộng bởi nó không chỉ khiến người tiêu dùng yên tâm sử dụng sản phẩm mà còn giúp các hộ nông dân làm giàu trên mảnh đất quê hương.