Trinh nữ hoàng cung được biết đến với nhiều công dụng quý trong y học, đặc biệt là đối với bệnh ung thư. Vậy tác dụng chữa ung thư của cây trinh nữ hoàng cung như thế nào? Chúng ta hãy cùng khám phá ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Cây trinh nữ hoàng cung là gì?
Cây trinh nữ hoàng cung có tên gọi khác là náng lá rộng, tỏi lơi lá rộng, tỏi Thái Lan, vạn châu lan… Tên khoa học là Crinum latifolium L) trong họ thủy tiên Amaryllidaceae. Loài này được miêu tả như sau:
- Thân: Thân hành đường kính 10–15 cm, bẹ lá úp nhau thành một thân giả dài khoảng 10–15 cm.
- Lá: Mỏng dài, mép hai bên của lá lượn sóng. Chiều dài lá từ 80–100 cm, rộng 5–8 cm.
- Hoa: Mọc thành cụm 4-12 hoa ở ngọn cuống, hoa màu trắng, cánh hoa dài 6–8 cm.
Ung thư là căn bệnh nan y gây ra tỷ lệ tử vong cao hiện nay. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO) chỉ trong 5 năm (1998-2002) đã có tới 24,6 triệu người chết vì ung thư. Việc nghiên cứu để ngăn ngừa và chữa ung thư đang thực sự cần thiết. Trong đó, theo dân gian trinh nữ hoàng cung là cây thuốc có khả năng diệt khối u tốt. Vì vậy, nhiều công trình nghiên cứu hiện đại được thực hiện để tìm hiểu tác dụng chữa ung thư của cây trinh nữ hoàng cung.
Đọc thêm: Cây trinh nữ hoàng cung dễ bị nhầm lẫn với cây đại tướng quân
2. Tác dụng chữa ung thư theo y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền, trinh nữ hoàng cung được coi là một vị thuốc quý. Nó chỉ được dùng trong hoàng tộc, nên có tên gọi khác là “cây thuốc của hoàng cung”, “cây thuốc dành cho nữ giới trong hoàng cung”…
Trinh nữ hoàng cung có vị đắng, tính mát, ít độc, có tác dụng hành khí, tán huyết, tiêu viêm, là một kháng sinh mạnh tự nhiên, đặc biệt là có thể trị khối u, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Nhân dân đã sử dụng cây trinh nữ hoàng cung để chữa nhiều bệnh ung thư khác nhau như u xơ, ung thư tử cung, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, ung thư dạ dày.
Trong sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi có viết về phương pháp sử dụng cây trinh nữ hoàng cung để chữa ung thư như sau: Ngày sắc 3 lá trinh nữ hoàng cung thái ngắn 1 – 2 cm, sao khô màu hơi vàng, uống 3 đợt 7 ngày, giữa các đợt nghỉ 7 ngày. Như vậy liệu trình uống 7 x 3 x 3 = 63 lá, kiên trì sử dụng sẽ thấy kích thước khối u được cải thiện.
Ngoài ra, người bệnh có thể pha thành trà để uống hoặc kết hợp với dược liệu khác như tam thất. Trong dân gian thường dùng trinh nữ hoàng cung kết hợp với tam thất tươi để chữa u xơ tử cung như sau:
- Trong tuần đầu tiên: Mỗi ngày lấy 3 – 5g lá cây trinh nữ hoàng cung, cắt nhỏ và sao đến khi có màu vàng, sau đó pha nước để uống. Bên cạnh đó, mỗi ngày ăn 20 – 30g củ tam thất tươi thái lát mỏng.
- Tuần thứ hai: Mỗi ngày ăn 20 – 30g tam thất thái mỏng. Trong khoảng thời gian này, không sử dụng nước pha từ lá trinh nữ hoàng cung.
- Vào tuần thứ ba: Tiếp tục uống nước pha từ lá trinh nữ hoàng cung và ăn củ tam thất như đã làm trong tuần đầu tiên.
- Trong tuần thứ tư: Chỉ ăn củ tam thất mà không uống nước pha từ lá trinh nữ hoàng cung, tương tự như tuần thứ hai.
- Khi đến tuần thứ năm: Áp dụng cách thức tương tự như đã làm trong tuần đầu tiên.
- Cuối cùng, trong tuần thứ sáu: Lặp lại quy trình như trong tuần thứ hai.
Trinh nữ hoàng cung và tam thất đều có nguồn gốc tự nhiên, hàm lượng hoạt chất thấp nên cần thời gian dài để phát huy tác dụng. Người dùng nên kiên trì tuân theo hướng dẫn.
Một số bài thuốc khác hỗ trợ điều trị ung thư từ trinh nữ hoàng cung:
Bài thuốc: Hỗ trợ điều trị ung thư vú, đại tràng, cổ tử cung
Chuẩn bị:
- 20g trinh nữ hoàng cung
- 50g lá đu đủ
- 20g nghệ đen
- 10g xuyên điền thất
Cách làm:
- Rửa sạch các nguyên liệu
- Đun sôi với khoảng 3 chén nước
- Uống sau khi ăn, mỗi ngày 3 lần
Lưu ý: Kiên trì sử dụng trong thời gian dài để giúp cải thiện các bệnh lý về ung thư vú, đại tràng, cổ tử cung.
Bài thuốc 2: Hỗ trợ điều trị u xơ tử cung
Cách 1:
Chuẩn bị: 20g lá trinh nữ hoàng cung khô
Cách làm: Đun sôi và uống ngày 3 lần, dùng hết trong ngày
Cách 2:
Chuẩn bị:
- 20g lá trinh nữ hoàng cung
- 12g rễ cỏ xước
- 6g cam thảo dây
- 20g hạ khô thảo
- 8g hoàng cầm
Cách làm: Sắc nước uống, chia làm 2 lần uống trong ngày
Cách 3:
Chuẩn bị:
- 20g lá trinh nữ hoàng cung
- 12g trắc bách sao đen
- 6g cam thảo dây
Cách làm: Sắc nước và uống 2-3 lần trong ngày
Xem thêm: Cách trị u xơ tử cung từ trinh nữ hoàng cung
3. Các nghiên cứu hiện đại về tác dụng chữa ung thư của cây trinh nữ hoàng cung
Thấy được hiệu quả của trinh nữ hoàng cung đối với các bệnh ung thư, các nhà khoa học đã ứng dụng công nghệ và thiết bị hiện đại để phân lập ra các hoạt chất trong cây và chứng minh tác dụng của nó trong nhiều bệnh ung thư khác nhau.
Nghiên cứu thứ nhất
Theo “Nghiên cứu ancaloit từ các loài Crinum latifolium L. và Crinum asiticum L. của Việt Nam” của Trần Bạch Dương thực hiện năm 2001, kết quả phân lập được cho thấy trong cây trinh nữ hoàng cung có chứa thành phần lycorin. Nó có hàm lượng nhiều nhất trong lá khô vào tháng 11 với 0,1% so với nguyên liệu thô, chiếm 20% tổng ancaloid có trong cây. Các alacloid có khả năng kháng vi khuẩn mạnh, đặc biệt là S. aureus và ức chế mạnh 3 dòng tế bào ung thư ở người là ung thư gan, ung thư tử cung và ung thư màng tim.
Sau đó, trinh nữ hoàng cung tiếp tục được nghiên cứu trên nhiều dòng tế bào ung thư khác nhau và cho kết quả rất khả quan.
Nghiên cứu thứ hai
Vào năm 2006, Đỗ Thị Thảo đã thực hiện “Nghiên cứu xác định khả năng phòng chống ung thư và bản chất hóa học của một số cây thuốc Việt Nam”. Nghiên cứu thực hiện trên 50 loài cây thực vật đã được sử dụng để phòng chữa ung thư theo y học dân gian và đông y. Tiến hành tách chiết hóa học 50 cây này để nghiên cứu in vitro trên tế bào ung thư. Kết quả thu được có 10 loài (ở dạng chiết methanol) có hoạt tính diệt và ức chế sự phát triển của các loại tế bào ung thư khác nhau (ung thư biểu mô, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư gan, ung thư máu cấp tính…), trong đó có trinh nữ hoàng cung.
Nghiên cứu thứ ba
Theo “Nghiên cứu tác dụng sinh học và độ an toàn của các phân đoạn alcaloid và flavonoid từ cây Trinh nữ hoàng cung” của TS Nguyễn Thị Ngọc Trâm cùng các cộng sự đã nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh ung thư của trinh nữ hoàng cung năm 2015. Chiết xuất trinh nữ hoàng cung chứa alkaloid được đem thử nghiệm trên các dòng tế bào ung thư gan Hep-G2, ung thư màng tim F1, ung thư cơ tim RD. Kết quả đều cho thấy tác dụng gây độc tế bào ung thư hiệu quả.
Ngoài ra, các hoạt chất alcaloid và flavonoid khác như ambelline, kaempferol, 4-hydroxyl-7-methoxyflavan còn có tác dụng kích thích miễn dịch. Chúng ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư, từ đó ngăn ngừa khối u phát triển và hạn chế di căn, hỗ trợ trong quá trình bệnh nhân thực hiện xạ trị, hóa trị, phẫu thuật.
Nghiên cứu thứ tư
Năm 2022, Chuanlai Yang và cộng sự đã nghiên cứu “Lycorine ngăn chặn sự phát triển và xâm lấn của tế bào thông qua việc điều chỉnh giảm ligase NEDD4 trong ung thư bàng quang“. Kết quả cho thấy lycorine ức chế đáng kể khả năng sống sót của tế bào ung thư bàng quang. Ngoài ra, nó còn ức chế sự di chuyển và xâm lấn của tế bào ung thư này.
Nghiên cứu thứ năm
Một nghiên cứu khác cũng cho thấy, chiết xuất lá trinh nữ hoàng cung có khả năng chống oxy hóa, chống viêm, chống tăng sinh và phục hồi chức năng miễn dịch. Vì vậy, nó có tác dụng tốt trong trường hợp điều trị ung thư tuyến tiền liệt.
Với hiệu quả nhất định trong việc chữa nhiều loại ung thư khác nhau của cây trinh nữ hoàng cung nên hiện nay nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế ra các viên uống chứa thảo dược này để hỗ trợ điều trị ung thư. Tuy nhiên, thời gian và kết quả đạt được đến đâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như cơ địa, tình trạng sức khỏe… Người bệnh không nên tự ý sử dụng và cần tuân thủ theo phác đồ điều trị bác sĩ.