Giảo Cổ Lam là một dược liệu rất quý hiếm được phát hiện và sử dụng lần đầu ở Nhật Bản với tên gọi Cây thuốc Trường sinh. Ở Trung Quốc gọi là Jiaogulan, cây Sâm nam. Các nhà khoa học Trung Quốc, Nhật Bản khi nghiên cứu về cây này đã rất ngạc nhiên về những lợi ích cho sức khỏe mà nó mang lại cho con người. Tên khoa học đầy đủ của loại cây này là Gynostemma pentaphyllum, thuộc họ bí Cucurbitaceae.
Mục lục
1. Mô tả cây
Hình ảnh giảo cổ lam theo tiêu chuẩn GACP
Giảo cổ lam có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae). Theo mô tả, đây là cây thảo có thân mảnh, leo nhờ tua cuốn đơn ở nách lá. Cây đực và cây cái riêng biệt, lá khép kín hình chân vịt. Cụm hoa hình chùy mang nhiều hoa nhỏ màu trắng, các cánh hoa rời nhau xòe hình sao, bao phấn dính thành đĩa, bầu có 3 vòi nhụy. Quả khô hình cầu, đường kính 5-9mm, khi chín màu đen.
Ở Trung Quốc, Giảo cổ lam đã được các vua chúa Trung Quốc sử dụng từ xa xưa để tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ và làm đẹp. Cây này được hoàng đế Tần Thủy Hoàng ưa dùng với mong muốn trường sinh bất lão, do vậy giảo cổ lam còn được gọi là Cỏ trường thọ.
Ở Nhật Bản, năm 1976, các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra Giảo cổ lam khi nghiên cứu một bộ lạc sống trên vùng núi cao có tuổi thọ bình quân xấp xỉ 100 tuổi. Nguyên nhân là do người dân nơi đây đã dùng giảo cổ lam, chế biến thành trà uống hằng ngày, để tăng cường sức khỏe. Người dân Nhật Bản gọi giảo cổ lam với cái tên Phúc Âm Thảo.
2. Giảo Cổ Lam với những tác dụng chính
Trong Giảo Cổ Lam có chứa thành phần chính là hợp chất Saponin rất giống trong Nhân sâm và có tới hơn 80 loại saponin (Nhân sâm chỉ có hơn 20 loại). Ngoài ra, giảo cổ lam còn chứa các acid amin tan trong nước, các vitamin, nhiều nguyên tố vi lượng như kẽm, sắt, selen và rất giàu canxi hữu cơ.
Điều này phần nào đã lý giải tại sao từ lâu Giải cổ lam đã được sử dụng ở nhiều quốc gia, trong đó có những người dân ở vùng núi cao thuộc tỉnh Quý Châu, Trung Quốc thường xuyên uống cây này và họ thường sống trên 100 tuổi. Một số vùng khác ở Nhật Bản, người dân thường dùng giảo cổ lam, chế biến thành trà uống hàng ngày, để tăng cường sức khỏe.
Riêng tại Việt Nam, khi tiến hành cuộc khảo sát dược liệu tại Fansipan, các nhà khoa học Việt Nam đã phát hiện một quần thể rộng lớn cây Giảo cổ lam mọc hoang ở độ cao 1500m thuộc dãy Hoàng Liên Sơn.
Theo thông tin thu thập được, người dân nơi đây đã dùng cây này từ nhiều đời nay nhằm tăng lực, chống mệt mỏi khi đi rừng, tăng cường sức khỏe. Mẫu cây này sau đó được gửi đến Viện Dược liệu Trung ương và đến các phòng nghiên cứu thực vật lớn trên thế giới và xác định đúng là cây Gynostemma pentaphyllum.
Qua nghiên cứu cho thấy, giảo cổ lam Việt Nam có chất lượng tương đương với giảo cổ lam của Nhật Bản và Trung Quốc.
Giảo Cổ Lam có tác dụng
- Giúp bình ổn huyết áp, chống kết tụ tiểu cầu, làm tan huyết khối, ngăn ngừa xơ vữa mạch, các tai biến về tim, mạch, não.
- Chống lão hóa, ngăn ngừa stress, giúp ăn ngon miệng, ngủ ngon giấc.
- Ngăn ngừa ung thư não, phổi, dạ dày, thận, vú, tử cung, da, tuyến tiền liệt, tuyến giáp. Giúp bệnh nhân sau phẫu thuật, chiếu tia xạ, truyền hóa chất ăn ngủ tốt, mau hồi phục sức lực.
- Làm giảm đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường, giúp giảm các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.
- Làm tăng miễn dịch của cơ thể, bảo vệ gan khỏi tác hại của hóa chất, rượu.
- Chữa các trường hợp viêm phế quản mãn tính, mất ngủ, béo phì.
Giảo cổ lam giúp bình ổn huyết áp, ngăn ngừa xơ vữa mạch, các tai biến về tim, mạch, não
3. Nghiên cứu khoa học về Giảo cổ lam
Bởi có nhiều công dụng tốt và hoạt tính sinh học cao, nên trong nhiều năm qua, Giảo cổ lam được quan tâm vào có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến dược liệu này. Đặc biệt nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy giảo cổ lam làm hạ mỡ máu khi chứa hơn 80 loại saponin có khả năng làm hạ mỡ máu cao, giảm triglyceride, giảm LDL (cholesterol xấu), tăng HDL (cholesterol tốt) với hiệu quả được ghi nhận từ 67% đến 93%, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
Theo nghiên cứu ở nước ngoài
Năm 2005, nhà khoa học Samer Magaii thuộc trường đại học Sedney, Úc công bố nghiên cứu khẳng định: Sử dùn Giảo cổ lam làm giảm hàm lượng triglyceride trong máu 85%, cholesterol toàn phần 44% và giảm lượng LDL 35%, tác dụng này tương đương với atorvastatin (thuốc được ưu tiên lựa chọn cho bệnh nhân rối loạn mỡ máu hiện nay).
Theo nghiên cứu trong nước
Năm 1999, GS. Phạm Thanh Kỳ công bố trên tạp chí dược liệu cho thấy: sử dụng giảo cổ lam trong vòng 30 ngày làm giảm cholesterol toàn phần lên tới 71% so với nhóm chứng (không sử dụng giảo cổ lam)
Năm 2004, Viện dược liệu Trung ương kết hợp với viện nghiên cứu Karolinska, Thụy Điển đã tìm ra một hoạt chất mới từ cây Giảo cổ lam, có tác dụng kích thích tạo insulin. Các nhà khoa học đã chứng minh được hoạt chất này là một saponin mới và được đặt tên là Phanoside (lấy tên nhà khoa học Việt Nam Đào Văn Phan, trưởng nhóm nghiên cứu).
- Khi sử dụng trên chuột người ta thấy rằng Phanoside đáp ứng với từng nồng độ glucose khác nhau. Điều thú vị là độ nhạy cảm của tế bào đảo tụy với Phanoside khi nồng độ glucose cao tốt hơn khi ở nồng độ thấp.
- Điều này có nghĩa là Giảo cổ lam hầu như không có tác dụng hạ đường huyết khi nồng độ đường trong máu ở ngưỡng giới hạn bình thường mà chỉ làm giảm đường huyết trên đối tượng có nồng độ đường huyết cao.
Một nghiên cứu lâm sàng khác năm 2011 do TS. Vũ Thị Thanh Huyền, bộ môn Dược lý, trường Đại học Y Hà Nội phối hợp với Hội đái tháo đường Thụy Điển thực hiện trên 65 bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 tại bệnh viện Lão Khoa Trung ương có chỉ số đường huyết lúc đói trong khoảng từ 9 đến 14 mmol/l, sử dụng trà Giảo cổ lam với mức liều 6g/ngày (tương đương 3 gói trà Giảo cổ lam Tuệ Linh 2g dạng túi lọc), trong thời gian 12 tuần.
- Kết quả cho thấy, sau 12 tuần sử dụng trà Giảo cổ lam, đường huyết giảm 3 mmol/l so với nhóm đối chứng không sử dụng Giảo cổ lam.
- Nghiên cứu cũng nhận thấy nếu sử dụng một thuốc hạ đường huyết gliclazide trong 4 tuần sau đó chuyển sang sử dụng trà Giảo cổ lam trong 8 tuần cũng giúp làm giảm đường huyết lúc đói là 2,9 mmol/l so với nhóm chỉ sử dụng gliclazide đơn thuần trong 4 tuần đầu.
Đồng thời nghiên cứu của TS. Vũ Thị Thanh Huyền cũng nhận thấy sử dụng trà Giảo cổ lam làm tăng mức độ nhạy cảm của tế bào với insulin, khả năng sử dụng glucose của tế bào, do đó giúp ổn định nồng độ đường trong máu.
4. Phát triển nguồn dược liệu chuẩn sạch
Để có nguồn Giảo cổ lam chất lượng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe, Giảo cổ lam phải là loại Giảo cổ lam 5 lá (Gynostemma pentaphyllum) được nghiên cứu bài bản và chuyên sâu nhất, uống có vị đắng trước, ngọt sau, uống thanh mát, giúp người khoan khoái, khỏe mạnh.
Trà Giảo cổ lam chất lượng cũng phải là loại trà có nguồn gốc từ vùng dựng vùng dược liệu Giảo cổ lam 5 lá sạch được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế, được trồng tại những nơi có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với sự phát triển của cây Giảo cổ lam 5 lá như vùng đất Mộc Châu, Sơn La, được quản lý chặt chẽ các khâu trong quy trình từ lựa chọn cây giống, chăm sóc, nuôi trồng, thu hái, bảo quản… để đảm bảo thu được nguồn dược liệu sạch, có hoạt tính sinh học cao, ổn định, phục vụ tốt nhất nguyên liệu đầu vào cho sản xuất. Không chỉ nguồn nguyên liệu tốt, Trà Giảo cổ lam 5 lá chất lượng còn phải chế biến bằng dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế GMP – WHO. Có như thế, Trà Giảo cổ lam 5 lá mới là món quà Tết tuyệt vời, không chỉ là lời ước nguyện mà nó sẽ giúp những lời chúc sức khỏe năm mới trở thành hiện thực.
Chất lượng của Giảo cổ lam tại Việt Nam không thua kém gì Giảo cổ lam thế giới nên năm 2014, lần đầu tiên Giảo cổ lam 5 lá của Việt Nam được sản xuất bổi công ty TNHH Tuệ Linh đã chinh phục được thị trường khó tính như Slovakia. Với đơn hàng xuất sang Bratislava – Thủ đô của Slovakia đã mở ra con đường mới đến với người tiêu dùng quốc tế, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc thăm dò và khai thác thị trường châu Âu của dược liệu Việt Nam.
Như vậy, với những ưu ái từ thiên nhiên cho dược liệu Việt Nam, bằng các nghiên cứu khoa học rõ ràng, bài bản, Giảo cổ lam nói riêng và các dược liệu Việt Nam nói chung không chỉ phục vụ nhu cầu chữa bệnh của người dân trong nước mà còn có thể vươn tầm ra thế giới.
Vùng nguyên liệu giảo cổ lam 5 lá của công ty TNHH Tuệ Linh
Xem thêm: Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc dược liệu Giảo cổ lam