Tra cứu dược liệu https://tracuuduoclieu.vn Thu, 25 Apr 2024 03:19:06 +0700 vi hourly 1 Cách trị mất ngủ hiệu quả https://tracuuduoclieu.vn/54834.html https://tracuuduoclieu.vn/54834.html#respond Sat, 24 Apr 2021 09:05:06 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=54834 Theo các chuyên gia, mỗi ngày chúng ta phải ngủ đủ 8 tiếng. Bởi vì nếu mất đi 90 phút của giấc ngủ, chúng ta sẽ mất đi 32% sự tỉnh táo vào ban ngày, chưa kể đến những hệ lụy về sức khỏe nếu như chúng ta mất ngủ trong một thời gian dài.

Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn một số cách được dân gian dùng phổ biến trong việc cải thiện giấc ngủ tốt hơn:

  • Trà tâm sen, hoa cúc
  • Trà táo tàu
  • Uống sữa nóng
  • Tắm hoặc ngâm chân với nước ấm

Xem thêm: Cây Vông nem trị bệnh mất ngủ

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/54834.html/feed 0
Củ bình vôi: Tác dụng và 7 bài thuốc trị bệnh hay https://tracuuduoclieu.vn/cu-binh-voi-tac-dung-va-7-bai-thuoc-tri-benh-hay-tu-duoc-lieu.html https://tracuuduoclieu.vn/cu-binh-voi-tac-dung-va-7-bai-thuoc-tri-benh-hay-tu-duoc-lieu.html#respond Tue, 19 Jan 2021 04:45:13 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=54652 Trong dân gian thường truyền tai nhau cách trị mất ngủ bằng củ bình vôi vừa đơn giản vừa dễ tìm mà đem lại hiệu quả rất tốt. Ngoài ra loại thảo dược này còn đem lại rất nhiều bài thuốc trị bệnh hay như giảm đau, rối loạn tiêu hoá và có thể trị bệnh động kinh. Tìm hiểu kỹ hơn về củ bình vôi ngay trong bài viết sau đây.

Củ bình vôi: Tác dụng và 7 bài thuốc trị bệnh hay 1

Củ bình vôi là một loại thảo dược rất nhiều tác dụng hữu ích đặc biệt là trị mất ngủ

Củ bình vôi là gì?

  • Tên gọi khác: Cây củ một, củ mối trôn, tử nhiên, ngải tượng…
  • Danh pháp khoa học: Stephania glabra (Roxb.) Miers.
  • Thuộc họ Tiết dê Menispermaceae.

Mô tả về củ bình vôi

  • Cây bình vôi là loại thảo dược thân leo, trong đó phần thân dưới đất phình to ra rất độc đáo như bình đựng vôi nên được dân gian đặt thành tên bình vôi.
  • Phần lá cây mọc dạng sole có hình trái tim, cuống dài từ 5-8cm, phiến lá khá mỏng.
  • Hoa của cây màu xanh nhạt, có tán kép, hoa đực có cuống dài, hoa cái có cuống ngắn hơn.
  • Quả bình vôi có hình cầu dẹt, khi chín có màu đỏ tươi rất đẹp mắt.

Củ bình vôi có hình dáng khá độc đáo với phần thân rễ phình to bất thường. Phần được dùng để làm thảo dược chính là củ của cây bình vôi.

  • Phần củ phình to giống như đặc trưng riêng của loại cây này thường có màu nâu đen, xù xì.
  • Bên trong có màu trắng xám, vị đắng. Củ thường có nhiều hình dáng, tuỳ theo loại đất trồng.
  • Một số loại cây bình vôi lâu năm có dáng củ lạ mắt còn được những người chơi cây cảnh rất ưa chuộng và dùng để trưng hoặc bán.

Phân bố cây bình vôi

Bình vôi là loại cây đặc biệt ưa sáng, thường xuất hiện nhiều tại các vùng núi đá vôi như Ninh Bình, Lạng Sơn, Bắc Giang, Hòa Bình, Lai Châu. Bên cạnh đó, đây là loại cây rất dễ sống nên hầu hết ngày nay ở khu vực nào cũng có thể tìm thấy loại cây này kể cả các khu vực miền Trung như Thanh Hoá hay miền Tây như Kiên Giang hay An Giang..

Bộ phận thu hái và sử dụng

Bộ phận được dùng làm dược liệu chủ yếu là phần thân củ phình to của cây. Hầu như củ bình vôi có thể thu hoạch quanh năm và được dùng làm thuốc hoặc ngâm rượu uống đều đem lại những tác dụng trị bệnh rất tốt. Do phần củ này tích rất nhiều nước nên để sử dụng thì cần phải thái mỏng, phơi khô trước mới có thể dùng làm thuốc hiệu quả.

Thành phần hoá học trong củ bình vôi

Các nghiên cứu khoa học đều cho thấy trong củ bình vôi có rất nhiều dưỡng rất quan trọng tốt cho sức khỏe. Cụ thể như sau:

L- tetrahydropalmatin (hay gindara, caseannin, rotundin)

L- tetrahydropalmatin (hay gindara, caseannin, rotundin) 1

  • Đây là chất có tác dụng kích thích an thần rất quan trọng dùng trong y học. Chất này giúp duy trì giấc ngủ ngon, ổn định huyết áp, điều trị các chứng suy nhược hay co giật, rối loạn tâm thần rất hiệu quả.
  • Đặc biệt L- tetrahydropalmatin dưới dạng tự nhiên sẽ tốt và an toàn hơn so với các dạng đã được điều chế thành thuốc.

Cepharanthin

Có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa các tế bào ung thư được phân lập từ Stepharin – một chất cũng có trong củ bình vôi.

Men oxidase

Thường xuất hiện trong các bài thuốc trị gout đem đến những tác dụng rất hiệu quả.

Acid malic

Giúp làm giảm mệt mỏi và chứng đau cơ xơ hoá.

Một số chất khác

Tinh bột, đường khử oxygen, Roemerin, Cycleanin

Với những chất này nên dược liệu bình vôi còn được dùng trong điều chế Rotundin thô hoặc Rotundin tinh khiết. Đây là loại thuốc còn có cái tên khác là Rotunda – thuốc an thần dạng nhẹ có thể giúp người dùng nhanh chóng đi vào giấc ngủ, hạ huyết áp, rất tốt cho những người mắc các chứng tim mạch, mất ngủ lâu năm..

Tác dụng của củ bình vôi

Theo y học cổ truyền, củ bình vôi có vị đắng, tính lương, quy vào Tỳ và Can. Do đó tác dụng chính của dược liệu là trấn kinh, an thần, tuyên phế. Dùng bình vôi có thể cải thiện tốt các triệu chứng đau đầu, mất ngủ, ho có đờm, ho khan các bệnh về tiêu hoá.. Kết hợp với một số dược liệu khác còn đem đến kết quả trong điều trị một số bệnh như gout, cao huyết áp, lở loét..

Giấc ngủ có vai trò to lớn giúp hồi phục sức khỏe và cơ thể được nghỉ ngơi. Cụ thể các tác dụng mà củ bình vôi đem lại như sau:

Tác dụng của củ bình vôi 1

Tác dụng an thần

Năm 1940, Tiến sĩ Bùi Đình Sang đã bắt đầu thực hiện một số nghiên cứu về củ bình vôi. Kết quả cho thấy trong dược liệu này có hoạt chất Rotundin ( L- tetrahydropalmatin) với hàm lượng khá dồi dào. Đây là một hoạt chất quý có tác dụng vô cùng quan trọng trong tác dụng an thần, ổn định huyết áp, bổ tim mạch, cải thiện tình trạng đau đầu, mất ngủ, co giật hay sốt nóng…

  • Các nghiên cứu sau đó tại nhiều công trình khoa học trên thế giới như ở Liên Xô, Anh cũng đã đưa ra kết quả tương tự. Vì vậy là thảo dược này thường được dùng cho những người căng thẳng, mêt mỏi, áp lực stress kéo dài.
  • Đặc biệt là loại cây này có tác dụng rất tốt, không độc, không có tính gây nghiện nên có thể sử dụng mà không lo bị phụ thuộc.

Cải thiện chứng mất ngủ

Bên cạnh Rotundin, trong cây bình vôi còn có chứa cepharanthin. Các nhà nghiên cứu Nhật Bản cho thấy đây là một hoạt chất có khả năng điều hòa hệ tuần hoàn đồng thời kích thích cơ thể sản sinh một số kháng thể cần thiết cho những người gặp phải tình trạng mất ngủ lâu năm.

Do đó loại dược liệu này dần được sử dụng vô cùng phổ biến để cải thiện tình trạng mất ngủ cho nhiều người, đặc biệt có hiệu quả tốt cả với những người bị mất ngủ kinh niên.

  • Những kết quả nghiên cứu khoa học từ cây bình vôi đã đã mở ra bước tiến mới cho y học hiện đại với rất nhiều loại thuốc mới đem đến hiệu quả tốt cho người dùng mà lại ít tác dụng phụ và an toàn cho sức khoẻ.

Cải thiện các bệnh đường tiêu hóa

Các hoạt chất có trong củ bình vôi có khả năng trấn an nhu động ở dạ dày, từ đó hỗ trợ quá trình hoạt động đường tiêu hóa được ổn định và trơn tru hơn. Đồng thời các chất này còn có thể tiêu diệt một số vi khuẩn ở đường ruột khá hiệu quả giúp cải thiện các triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng, táo bón, đau dạ dày…rất nhanh chóng. Tuy nhiên dù không động nhưng không nên lạm dụng loại củ này quá mức vì có thể gây phản tác dụng ngược lại.

Hỗ trợ điều trị bệnh gout

Đây cũng là tác dụng được rất nhiều người quan tâm, nhất là những người đang bị căn bệnh gout hành hạ bởi bệnh này rất khó để điều trị dứt điểm, dễ tái phát gây ra những cơn đau đớn khó chịu cho người bệnh.

Thành phần Stephania rotunda Lour có trong củ bình vôi có tác dụng như một loại kháng sinh tự nhiên khá mạnh, có thể kháng viêm, giảm đau nhức trên tốt trên xương khớp. Các nghiên cứu cũng cho thấy khiên trì sử dụng các bài thuốc từ thảo dược này kết hợp với việc ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý có thể đem lại những chuyển biến tích cực cho bệnh.

Chữa trị các chứng bệnh về đường hô hấp

Thành phần rotundin của củ bình vôi còn có khả năng cải thiện rất nhiều bệnh cho hệ hô hấp như ho có đờm, ho khan, viêm phế quản, hen suyễn…rất tốt. Dùng các bài thuốc từ dược liệu này sẽ đem đến những cải thiện sức khỏe hiệu quả mà không cần dùng đến một số loại thuốc Tây y khác.

Hỗ trợ điều trị đối với bệnh động kinh

Động kinh là căn bệnh có liên quan đến những tổn thương não tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm, đặc biệt có tỷ lệ gây tử vong rất cao nếu không được điều trị kịp thời. Dùng các bài thuốc từ cây bình vôi dù không đem đến tác dụng điều trị bệnh hoàn toàn nhưng có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh một các khá hiệu quả.

Hoạt chất Rotundin có trong cây bình vôi có tác khả năng hạ huyết áp, ổn định tâm lý đồng thời thư giãn các dây thần kinh. Nhờ đó có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng co giật đột ngột, chống co quắp. Kiên trì sử dụng các bài thuốc sắc từ bình vôi với các dược liệu khác hoặc dùng rượu ngâm từ bình vôi trên người lớn có thể giảm nhanh các triệu chứng, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm khác.

Nâng cao khả năng miễn dịch

Các nghiên cứu cũng cho thấy chất Cepharanthin trong cây bình vôi có thể cải thiện tình trạng giảm bạch cầu thường xuất hiện ở những người đang điều trị ung thư bằng thuốc bằng cách nâng cao hệ miễn dịch. Nhờ đó người bệnh khỏe mạnh hơn, hạn chế mắc một số bệnh do các virus, vi khuẩn xâm nhập đồng thời hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Hạ huyết áp

Huyết áp cao là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh nguy hiểm cho sức khoẻ, đặc biệt với những người già, người cao tuổi. Các vitamin và hoạt chất trong củ bình vôi có thể kiểm soát được mức huyết áp ổn định dựa trên việc kiểm soát lưu lượng máu.

  • Hoạt chất Alcaloid và isoquinoline có thể ngăn ngừa tình trạng co thắt mạch máu, nhờ đó giúp cho mạch máu được thư giãn và đưa đến các cơ quan khác hiệu quả quả hơn, ngăn ngừa tình trạng tăng huyết áp tối đa.

Các bài thuốc từ củ bình vôi chữa bệnh

Có rất nhiều bài thuốc chữa bệnh từ cây bình vôi đem đến hiệu quả tốt, an toàn cho người dùng. Tham khảo ngay cách làm các bài thuốc sau đây:

Các bài thuốc từ củ bình vôi chữa bệnh 1

Bài thuốc 1: Nước sắc củ bình vôi khô

Uống nước sắc từ cây bình vôi hằng ngày có thể cải thiện các triệu chứng mất ngủ, đau đầu, suy nhược hiệu quả. Bài thuốc này có thể dùng cho nhiều đối tượng, kể cả trẻ con hay phụ nữ sau sinh mà không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào. Ngoài ra bài thuốc này còn có thể dùng để cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hoá và bệnh động kinh.

Cách làm như sau:

  • Nguyên liệu: 3 – 6g Củ bình vôi phơi khô
  • Cách làm: Rửa sạch củ bình vôi khô, đem sắc cùng 1 lít nước sạch trong 20 – 25 phút. Đun đến khi còn khoảng 500ml thì tắt bếp. Chia thuốc thành 2 phần dùng để uống trong ngày vào buổi sáng khi vừa thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Nên dùng ấm sẽ dễ uống hơn.

Lưu ý với điều trị bệnh động kinh người bệnh nên dùng vào trưa và tối sau bữa ăn để thấy hiệu quả điều trị tốt nhất.

Bài thuốc 2: Ngâm rượu

Cũng như các loại thảo dược khác, củ bình vôi có thể dùng để ngâm rượu uống bồi bổ khí huyết rất tốt. Bài thuốc này nên ưu tiên dùng chủ yếu cho nam giới, hạn chế dùng cho phụ nữ sau sinh hay người lớn tuổi, tuyệt đối không nên dùng cho trẻ em. Ngoài ra cần phải sử dụng rượu với mức độ điều độ, tuyệt đối không nên lạm dụng uống đến khi say sẽ không thực sự tốt cho sức khỏe.

Cách ngâm rượu bình vôi như sau:

  • Nguyên liệu: Củ bình vôi đem phơi khô và rượu trắng 40 độ. Dùng với với tỉ lệ 1:5 tức 1kg bình vôi tương đương 5 lít rượu)
  • Cách làm: Bình vôi đem rửa sạch, để ráo cho vào bình thuỷ rồi rượu vào đậy nắp kín. Để nơi thoáng mát. Nếu không định lượng được nguyên liệu bạn chỉ cần đảm bảo rượu đổ ngập hoặc gấp đôi củ bình vôi là được. Ngâm ít nhất 20 ngày thì đem ra sử dụng. Mỗi ngày dùng 3-4 lần, mỗi lần 1-2 chén 30ml.

Lưu ý là rượu bình vôi để càng lâu càng tốt. Nếu thấy rượu gần cạn bạn có thể bỏ thêm một đợt rượu mới, tiếp tục như vậy cho tới khi rượu không còn mùi từ củ bình vôi thì làm đợt rượu thuốc mới.

Bài thuốc 3: Kết hợp với các nguyên liệu khác trị mất ngủ

Long nhãn, hạt sen đều là các dược liệu trị mất ngủ rất tốt. Khi kết hợp với củ bình vôi sẽ đem đến một bài thuốc an thần, cải thiện tình trạng mất ngủ cực an toàn và hiệu quả. Bài thuốc này có thể sử dụng cho hầu hết các đối tượng từ trẻ nhỏ, người già, phụ nữ sau sinh, người bị suy nhược cơ thể.

Bài thuốc 3: Kết hợp với các nguyên liệu khác trị mất ngủ 1

Cách thực hiện như sau:

  • Nguyên liệu: Long nhãn, Hạt sen, Nhân hạt táo chua mỗi thứ 15g, lá vông 12g, củ bình vôi khô 8g
  • Cách làm: Các nguyên liệu đem rửa hoặc ngâm lại với nước sạch rồi để ráo. Đem tất cả sắc dùng 1 lít nước sạch trong 20-25 phút. Đun trên lửa nhỏ đến khi chỉ còn khoảng 500ml nước thì tắt bếp.Chia thuốc thành 2 phần, dùng uống hết trong ngày vào buổi sáng hoặc tối.

Xem thêm: Cây Vông nem trị bệnh mất ngủ

Xem thêm: Hoa nhài giúp thanh nhiệt, chữa mất ngủ

Bài thuốc 4: Trị viêm loét dạ dày, tá tràng

Những người mắc chứng viêm loét dạ dày tá tràng thường gặp rất nhiều bất tiện trong đời sống đồng thời khiến sức khoẻ suy giảm nhanh chóng. Dùng ngay bài thuốc này có thể cải thiện các triệu chứng này hiệu quả, nhất là với những người mới mắc bệnh trong giai đoạn đầu.

Cách thực hiện như sau:

  • Nguyên liệu: Củ bình vôi, lá khổ sâm, dạ cẩm, xa tiền tử mỗi nguyên liệu dùng 12g.
  • Cách làm: Các nguyên liệu đem rửa sạch, sắc cùng 1 lít nước lọc đun trên lửa nhỏ cho đến khi cạn còn 1 nửa thì tắt bếp. Chia thuốc ra làm 2 phần dùng uống trong ngày để thấy những hiệu quả tốt nhất trong cải thiện bệnh.

Bài thuốc 5: Hỗ trợ điều trị gout

Bệnh gout thường xuyên gây ra những cơn đau nhức chân tay, thậm chí khiến người bệnh khó đi lại làm cơ thể suy nhược nhanh chóng. Đặc biệt bệnh rất khó có thể điều trị dứt điểm. Thay vào đó người bệnh có thể tham khảo các bài thuốc từ cây bình vôi kết hợp với việc bổ sung chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học để ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh một cách hiệu quả.

Ngoài ra bài thuốc này cũng có thể dùng để cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày rất tốt.

Cách thực hiện như sau:

  • Nguyên liệu: 2-3g bột tán từ củ bình vôi khô
  • Cách làm: Dùng trực tiếp bột pha cùng nước ấm, ngày 2 lần. Kiên trì sử dụng mỗi ngày để thấy những hiệu quả điều trị tốt nhất.

Bài thuốc 6: Hỗ trợ chữa động kinh

Bệnh động kinh nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra rất nhiều biến chứng đặc biệt ở trẻ nhỏ như kém phát triển về trí não, dễ co giật và nguy cơ tử vong cũng rất cao. Tham khảo ngay bài thuốc từ cây bình vôi này để làm giảm nhẹ các triệu chứng bệnh nhanh chóng nhất.

Cách thực hiện như sau:

  • Nguyên liệu: Bình vôi, câu đằng, thiên ma, viễn chí, đồng lượng mỗi thứ dùng 12g.
  • Cách làm: Các nguyên liệu đem rửa sạch, sắc cùng 1 lít nước lọc đun trên lửa nhỏ cho đến khi cạn còn 1 nửa thì tắt bếp. Chia thuốc làm hai phần bằng nhau dùng để uống hết trong ngày.

Một số lưu ý khi dùng cây bình vôi chữa bệnh

Dù cây bình vôi được nghiên cứu là không độc tuy nhiên nó lại chứa hoạt chất ancaloit A (roemerin). Đây là một chất có thể làm gây tê niêm mạc và làm giảm nhịp đập của tim. Vì vậy nếuquá lạm dụng cây bình vôi và sử dụng với một liều lượng lớn liên tục có thể khiến ancaloit A tích tụ lại, phát tác độc tính và có thể gây ra hiện tượng co giật khá nguy hiểm.

Liều lượng bình vôi tốt nhất nên dùng để đảm bảo an toàn là dưới 30g một ngày. Hoặc tốt hơn bạn nên tham khảo tại các hiệu thuốc Đông y để đảm bảo liều dùng phù hợp nhất với tình trạng sức khoẻ.

Xem thêm: Tác dụng của cây mật nhân với bệnh tiểu đường và những lưu ý

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/cu-binh-voi-tac-dung-va-7-bai-thuoc-tri-benh-hay-tu-duoc-lieu.html/feed 0
Nghiên cứu công dụng của cây thuốc dân gian – Bình vôi https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-cong-dung-cua-cay-thuoc-dan-gian-binh-voi.html https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-cong-dung-cua-cay-thuoc-dan-gian-binh-voi.html#respond Fri, 06 Nov 2020 06:19:21 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=47908

Nhận biết hình ảnh cây Bình vôi

Dây leo, thường xanh, sống lâu năm, dài 2-6 m. Thân nhẵn, hơi xoắn vặn.

  • Rễ củ to, có thể nặng đến 50 kg, vỏ ngoài xù xì, màu nâu đen.
  • Lá mọc so le, có cuống dài dính vào trong phiến khoảng 1/3, phiến lá mỏng, gần hình tròn có cạnh hoặc tam giác tròn, gân lá xuất phát từ chỗ dính ở cuống lá, hình chân vịt, nổi rõ ở mặt dưới lá, 2 mặt nhẵn, mép hơi lượn sóng.
  • Cụm hoa mọc thành xim tán ở kẽ lá hoặc những cành già đã rụng lá; hoa đực và hoa cái khác gốc; hoa đực có 5-6 lá đài; 3-4 cánh hoa màu vàng cam, nhị 3-6, thường là 4; hoa cái có 1 lá đài, 2 cánh hoa, bầu hình trứng.
  • Quả hạch, hình cầu, hơi dẹt màu đỏ khi chín; hạt cứng, hình móng ngựa có những hàng vấn ngang dạng gai, 2 mặt bên lõm, ở giữa không có lỗ thủng.
  • Mùa hoa: tháng 4-6, mùa quả: tháng 8-10

Nhận biết hình ảnh cây Bình vôi 1

Hình ảnh cây bình vôi

Thành phần và cách chế biến củ bình vôi làm thuốc

Củ bình vôi khi sử dụng thì dùng củ và rễ, thành phần hóa học có trong cây mà quan trọng nhất là Alcaloid trong đó có các chất như l-tetrahydropalmatin, roemerin, rotundin, cepharanthin,… Ngoài ra thì còn chứa rất nhiều tinh bột và các acid hữu cơ và đường.

Củ bình vôi khi muốn sử dụng thì thu hoạch vào các mùa trong năm, các sơ chế là khi thu hoạch củ bình vôi và rễ về thì cạo bỏ đi lớp bên ngoài của củ và rửa sạch. Tiếp theo, cắt lát mỏng và phơi khô. Khi bạn cần bảo quản để sử dụng thì bỏ vào bình thủy tinh tránh bị ẩm mốc sẽ không sử dụng được.

Ngoài ra thì cũng có thể ngâm củ hoặc rễ củ bình vôi với rượu hay làm thành các viên rotundin sulfat.

Xem thêm: Bình vôi

Tác dụng của củ bình vôi

Củ bình vôi có rất nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Đặc biệt là tác dụng giúp an thần, chữa mất ngủ, hỗ trợ điều trị bệnh gút (gout), rối loạn tiêu hóa,…

Tác dụng của củ bình vôi giúp an tâm giảm suy nhược, nó có chứa chất l-tetrahydropalmatin. Chất này có tác dụng an thần, giúp ngủ ngon, chữa suy nhược cơ thể, giảm rối loạn tâm thần, giảm nhiệt độ cơ thể,…

Tác dụng của củ bình vôi chữa mất ngủ

Tác dụng đáng phải nói của củ bình vôi là giúp ngủ ngon, ngủ ngon giấc, giảm tình trạng lo âu, mất ngủ. Cách sử dụng như sau: bạn dùng bạn có thể dùng bột củ bình vôi pha với nước nóng để nguội uống hay dùng rượu ngâm với củ bình vôi dùng.

  • Còn có cách là bạn có thể dùng là nấu hạt sen, nhân hạt táo chua, long nhãn và củ bình vôi. Đem tất cả nấu thành thuốc uống mỗi ngày, nên uống trước khi ngủ khoảng 30 phút.
  • Không nên lạm dùng tùy thuộc vào tình trạng mà sử dụng lượng củ bình vôi ít hay nhiều.

Xem thêm: Hoa nhài giúp thanh nhiệt, chữa mất ngủ

Tác dụng của củ bình vôi chữa bệnh rối loạn tiêu hóa

Củ bình vôi có tác dụng ngăn chặn rối loạn tiêu hóa, tác dụng đáng nói nhất của củ bình vôi là hỗ trợ rất tốt cho đường tiêu hóa, hay tốt cho tiêu hóa khi bạn bị ngộ độc thực phẩm.

Khi chữa bệnh này thì có thể lấy củ bình vôi sắc lấy nước uống hay có thể ngâm với rượu rồi lấy nước uống. Lúc dùng thì người lớn dùng 4- 6 gram, còn trẻ nhỏ chỉ dùng ít 0,3 gram là được, còn tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ.

Tác dụng của củ bình vôi chữa bệnh rối loạn tiêu hóa 1

Tác dụng của củ bình vôi hỗ trợ điều trị bệnh gút (gout)

Công dụng của củ bình vôi giúp hỗ trợ và điều trị bệnh gút. Một số nghiên cứu cho thấy chất l-tetrahydropalmatin trong củ cây bình vôi có hiệu quả tốt trong điều trị bệnh gút.

Cách sử dụng như sau, củ bình vôi chưa sơ chế thì cào vỏ rửa sạch thái lát mỏng và phơi khô hay sấy sau đó tán thành bột. khi sử dụng thì lấy khoảng 2,5 gram pha với nước sôi sau đó để nguội rồi uống. Còn có củ bình vôi khô sẵn thì chỉ cần tán thành bột và bảo quản khi cần thì sử dụng.

Củ bình vôi có tác dụng giúp hỗ trợ điều trị co giật, động kinh

Nhờ tác dụng an thần, thư giãn thần kinh mà nó giúp người lên cơn co giật trấn kinh, làm hạ huyết áp. Đây là phương pháp chữa động kinh hiệu quả, có thể áp dụng cho bệnh nhân đang mắc chứng bệnh này.

Người dùng có thể lấy củ phơi khô rồi đem sắc nước uống như bình thường. Lưu ý không nên ngâm rượu rồi cho người đang động kinh uống, vì thần kinh người bệnh đang căng thẳng, không nên uống chất có tính kích thích mạnh như rượu, bia hay đồ có cồn khác.

Củ bình vôi không gây ra tác dụng phụ với cơ thể. Vì vậy, người bệnh không nên lo lắng khi sử dụng. Dù vậy, người bệnh cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Do có tác dụng an thần, gây ngủ nên không dùng quá liều, nếu không dễ dẫn đến buồn ngủ, mất tập trung. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh tình và sử dụng vừa đủ Khi sử dụng còn có một số cảm giác tê niêm mạc, ngáy ngủ nếu ngủ không đủ giấc. Người mới sử dụng nên tham khảo tư vấn của thầy thuốc.
  • Đối với người lớn thì 3 lần trên tuần đối với dạng viên là tối đa. Trẻ em nhỏ chưa được 1 tuổi thì 2.5mg chia ra 3 lần dùng. Còn đối với người bị tăng huyết áp dùng nhiều hơn.
  • Không sử dụng quá 30 gram sẽ gây ngộ độc.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-cong-dung-cua-cay-thuoc-dan-gian-binh-voi.html/feed 0
Hoa nhài giúp thanh nhiệt, chữa mất ngủ https://tracuuduoclieu.vn/hoa-nhai-giup-thanh-nhiet-chua-mat-ngu.html https://tracuuduoclieu.vn/hoa-nhai-giup-thanh-nhiet-chua-mat-ngu.html#respond Thu, 22 Oct 2020 06:35:03 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=46788 Hoa nhài được trồng làm cảnh ở khắp nước ta. Ngoài công dụng để ướp trà, hoa nhài còn là vị thuốc chữa một số bệnh thông thường. Trong y học cổ truyền, hoa nhài có tính bình, hơi hàn, vị đắng có tác dụng thanh nhiệt trị mất ngủ, giải độc, lợi thấp, tiêu thũng, hoạt huyết… dùng chữa bệnh mất ngủ, tăng huyết áp, tiêu chảy, hoa mắt, chóng mặt…

Hoa nhài giúp thanh nhiệt, chữa mất ngủ 1

1. Thông tin về cây hoa Nhài

  • Cây hoa nhài là một cây nhỏ, nhiều cành mọc xòe ra.
  • Lá hình trái xoan nhọn ở đầu và ở phía cuống, dài 3-7 cm, rộng 20-35mm, 2 mặt đều bóng, khe các gân phụ ở mặt dưới có lông.
  • Cụm hoa mọc ở đầu cành ít hoa.
  • Quả có 2 ngăn, hình cầu, đường kính 6mm màu đen, quanh có đài phủ lên.

2. Hoa Nhài trong sức khỏe đời sống

Hoa nhài thường được trồng ở nhiều nơi không chỉ để làm cảnh mà người dân còn dùng hoa Nhài để ướp trà, làm dược liệu chăm sóc sức khỏe. Có thể kể đến một số tác dụng điển hình của hoa như:

Đẩy lùi các căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa: Nhài giúp cơ thể dễ dàng sản sinh ra các vi khuẩn có lợi, nhất là trong đường ruột. Vì vậy khi bạn bị rối loạn tiêu hóa, ỉa chảy… thì hoa nhài là một trong những bài thuốc vô cùng hữu hiệu.

  • Giúp khí huyết lưu thông: Hoa nhài giúp kích thích lưu thông khí huyết. Qua đó, giảm bớt nguy cơ tụ huyết hoặc bị chèn mạch máu não.
  • Giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi: Hương thơm từ hoa nhài vô cùng dễ chịu. Nó có thể xóa tan cảm giác chán chường, mệt mỏi, kích thích cảm giác tích cực từ não bộ.

Giúp giấc ngủ sâu và ngon hơn: Nếu bạn bị mất ngủ, hãy sử dụng ngay bài thuốc kết hợp giữa hoa nhài và tâm sen. Hiệu quả sẽ đến ngay chỉ sau vài lần sử dụng.

3. Hướng dẫn cách pha trà đúng vị

3. Hướng dẫn cách pha trà đúng vị 1

Hình ảnh bình trà hoa Nhài thơm ngát

Chuẩn bị

  • Dùng 10 đến 12 bông nhài sấy khô, thơm ngát và không bị nấm mốc, mối mọt.
  • Dụng cụ pha trà: ấm trà, chuyên trà, chén uống trà, xúc trà
  • Nguyên liệu pha trà: Trà Hoa Nhài Khô thượng hạng, nước lọc tinh khiết

Cách pha

  • Cho trà hoa nhài sấy khô đã chuẩn bị trên cho vào trong ấm trà 200ml
  • Đánh thức trà: Rót một chút nước sôi ra ấm nhằm giảm nhiệt độ của nước xuống còn 90 độ.
  • Ủ trà thêm nước ở nhiệt độ 90 độ C, hãm trà trong khoảng 2 phút – 5 phút
  • Thưởng thức trà, uống trà hoa nhài khi còn nóng

Lưu ý

Trà hoa nhài không tráng trước khi uống vì trà hoa nhài dễ bị bay hương, sẽ làm mất vị thơm tự nhiên của hoa nhài.

  • Lượng trà hoa nhài với nước phải vừa đủ so với số lượng người thưởng thức.

4. Một số bài thuốc về hoa Nhài thường được sử dụng

Chữa mất ngủ

Hoa nhài 6g, tâm sen 8g. Hoa nhài và tâm sen hãm với nước sôi uống nhiều lần trong ngày. Uống liên tục từ 7-10 ngày sẽ thấy kết quả rõ rệt.

Chữa tăng huyết áp

Hoa nhài 10g, hoa hòe 10g, kim cúc 6g, hoa đại 6g. Sắc với ba bát nước còn một bát, chia uống hai lần trong ngày. Uống vào buổi sáng và tối sau bữa ăn. Mỗi liệu trình uống 10 ngày.

Trị bệnh tiêu chảy

  • Hoa nhài 6g, chè xanh 10g, thảo quả 3g, vỏ dộp ổi 3g.
  • Cách dùng: 4 thứ trên đem sắc với 600ml nước còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày, uống sau các bữa ăn.
  • Uống liên tục trong 3 ngày. Hoặc hoa nhài 10g, vỏ quả lựu 10g, cam thảo đất 16g.
  • Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Uống trong 4 ngày.

Trị bệnh tiêu chảy 1

Nhức mỏi, đau đầu gối

Hoa nhài 50g, móng giò lợn 200g. Cách nấu: móng giò lợn rửa sạch, chặt khúc, ướp gia vị. Hoa nhài đã rửa sạch để ráo.

  • Cho 3 bát nước đun sôi móng giò khoảng 30 phút, cho hoa nhài vào, nêm gia vị vừa đủ bắc ra ngay.
  • Ăn khi canh còn nóng, có thể dùng làm canh ăn với cơm. Mỗi tuần nên ăn khoảng 3-5 lần.
  • Đơn thuốc này dễ làm nhưng lại hiệu quả cho người hay nhức mỏi, đau đầu gối.

Giúp thanh nhiệt mùa hè, tăng cường sức đề kháng

  • Hoa nhài khô 1 thìa, cho hoa nhài vào bình trà, rót 300ml nước sôi để hãm, 5 phút sau trà có mùi thơm có thể uống luôn, người thích ngọt thì cho thêm mật ong hòa đều để nguội uống.
  • Bài thuốc này có công dụng thanh thuần tỉnh não, khai khiếu giải phiền.

Chữa đi tiểu nhiều

Hoa nhài 5g, ngân hạnh 3g, sắc với 3 bát nước trong 1 giờ. Ngày uống hai lần, uống trong 7 ngày.

Chữa ho suyễn

Hoa nhài 3g, đậu phụ 100g hãm vào nước sôi uống trị được phế ung, ho suyễn, ngực đầy khí suyễn, hô hấp không thuận. Uống liên tục trong 10 ngày.

Nguồn: Cây thuốc hay (2016), Y học cổ truyền

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/hoa-nhai-giup-thanh-nhiet-chua-mat-ngu.html/feed 0
Lan kim tuyến – cây thuốc quý https://tracuuduoclieu.vn/lan-kim-tuyen-cay-thuoc-quy.html https://tracuuduoclieu.vn/lan-kim-tuyen-cay-thuoc-quy.html#respond Wed, 21 Oct 2020 04:41:25 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=46888 Lan kim tuyến có hoa đẹp nên tại nước ta cũng được nhiều người ưa thích và trồng làm cây cảnh. Theo các tài liệu Đông y cổ truyền, Lan kim tuyến là một loại dược liệu đặc biệt có tác dụng tăng cường sức khỏe, bồi bổ khí huyết. Ngoài ra, lan kim tuyến còn có tính kháng khuẩn, ứng dụng trong các bài thuốc phòng ngừa ung thư, hỗ trợ điều trị bệnh gan, bình ổn huyết áp vô cùng hiệu quả.

Lan kim tuyến - cây thuốc quý 1

Hình ảnh cây Lan kim tuyến

Thông tin khoa học

Tên tiếng Việt: Lan kim tuyến, Lá gấm, Mộc sơn thạch tùng, Kim tuyến liên.

Tên khoa học: Anoectochilus setaceus Blume., thuộc họ Lan (ORCHIDACEAE).

Mô tả:

Thân bò, thường thấy mọc hoang tại nhiều nơi thuộc các vùng núi như vùng rừng già tại Lâm Đồng, Đà Lạt, Lạc Dương, Đơn Dương, Di Linh… của nước ta. Ngoài ra cũng thấy cây lan gấm phân bố ở nhiều nước khác như Trung Quốc tại Đài Loan.

Tính vị, công dụng

Tính vị: Lan gấm vị ngọt, tính mát, tác dụng bổ âm nhuận phế, làm tăng cường sức khỏe, làm khí huyết lưu thông, làm mát phổi, mát máu, an thần.

Công dụng:

  • Cây thuốc có tính kháng khuẩn, chữa các bệnh viêm phế quản, viêm gan mạn tính, chữa các chứng bệnh như ho khạc ra máu, thần kinh suy nhược, gây mất ngủ, kém ăn, trị lao phổi, tiêu hóa kém, chán ăn, phổi kết hạch.
  • Ngoài ra còn chữa tăng huyết áp, suy thận, di tinh, đau lưng, phong thấp, tiêu đờm, giải độc, giải nhiệt…
  • Bộ phận sử dụng làm thuốc là toàn bộ cây tươi hay cây khô sắc uống. Liều lượng trung bình cho loại thuốc sắc trong 1 ngày là 20g tươi, hoặc 5g khô. Sử dụng đắp ngoài toàn bộ cây tươi rửa sạch, giã nát đắp vào nơi vết thương sưng đau.

Các bài thuốc từ cây Lan kim tuyến

Dưới đây xin giới thiệu những phương thuốc chữa trị bệnh từ cây Lan kim tuyến để bạn đọc tham khảo.

1. Chữa ho khạc ra máu

Lan gấm 30g, Mạch môn 25g, Huyền sâm 20g, Ngưu tất 15g, Quyết minh tử 15g, Hoài sơn 20g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Cần uống liền 5 – 7 thang.

2. Chữa thần kinh suy nhược, gây mất ngủ

Lan gấm 25g, hoa Thiên lý 10g, hoa Nhài 12g, Tâm sen 8g, Mạch môn 15g, Huyền sâm 10g, Ngưu tất 8g, Quyết minh tử 20g, Hoài sơn 12g, Cam thảo đất 8g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần trong ngày. Cần uống 3 – 5 thang.

3. Chữa kém ăn

Lan gấm 25g, Hoài sơn 10g, Liên nhục 8g, Sơn tra 6g, Trần bì 5g, Huyền sâm 20g, Quyết minh tử 5g. Sắc lấy nước thuốc chia 3 lần uống trong ngày (ngày 1 thang), cần uống 5 – 7 thang liền.

Nguồn: Theo BS. Hoàng Xuân Trung (2020), Tạp chí Cây thuốc quý

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/lan-kim-tuyen-cay-thuoc-quy.html/feed 0