Tra cứu dược liệu https://tracuuduoclieu.vn Wed, 06 Nov 2024 09:32:15 +0700 vi hourly 1 Hoạt chất rutin trong Tam giác mạch có tác dụng gì? https://tracuuduoclieu.vn/hoat-chat-rutin-trong-tam-giac-mach-co-tac-dung-gi.html https://tracuuduoclieu.vn/hoat-chat-rutin-trong-tam-giac-mach-co-tac-dung-gi.html#respond Thu, 14 Oct 2021 06:22:05 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=63218 Tam giác mạch hay còn gọi là mạch ba góc là loài cây quen thuộc trên các vùng cao nguyên như Cao Bằng, Hà Giang. Không chỉ có màu sắc đẹp mắt, hạt của cây này còn là thực phẩm quen thuộc của người dân nơi đây.

Theo nhiều nghiên cứu, Tam giác mạch có chứa hàm lượng chính là hoạt chất rutin làm bền vững thành mạch, ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ, giúp ổn định đường huyết và huyết áp…

 

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/hoat-chat-rutin-trong-tam-giac-mach-co-tac-dung-gi.html/feed 0
Rutin – hoạt chất quý chiết xuất từ cây Hòe https://tracuuduoclieu.vn/rutin-hoat-chat-quy-chiet-xuat-tu-cay-hoe.html https://tracuuduoclieu.vn/rutin-hoat-chat-quy-chiet-xuat-tu-cay-hoe.html#respond Sun, 29 Nov 2020 06:21:06 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=46854 Rutin từ lâu đã được biết đến với tác dụng làm bền thành mạch máu, nhất là đối với bệnh nhân cao huyết áp với mao mạch dễ vỡ, giảm mạnh nguy cơ bị đột quỵ lần thứ hai hoặc bất kỳ rối loạn liên quan khác.

Năm 1842, lần đầu tiên rutin được phân lập từ cây Vân hương– Ruta graveolens L. bởi một Dược sĩ người Đức. Nhưng đến năm 1942, Rutin mới được sử dụng nhiều trong Y học. Cho đến nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu về Rutin trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng khẳng định hoạt tính sinh học và dược lý cao của hoạt chất này.

Rutin có công thức hóa học là C27H30O16 còn được gọi là vitamin P hay là flavonol glycosit gồm hai thành phần là flavonol quercetin và disaccarit rutinose. Rutin có nhiều trong hoa Hòe, hoa Lạc tiên, Mạch ba góc, Bạch đàn, hạt Kiều mạch, Trà xanh, vỏ quả các loại Cam, Nho, Chanh…

Rutin – hoạt chất quý chiết xuất từ cây Hòe 1

Theo dược lý hiện đại, Rutin là một hoạt chất có rất nhiều công dụng như: Tăng cường sức đề kháng, giảm tính thấm mao mạch, chống viêm, hạ huyết áp và cholesterol máu,…

Công dụng của Rutin

Tăng cường sức đề kháng, giảm tính thấm mao mạch

Rutin có tác dụng gây co mạch trực tiếp hệ mao quản, đồng thời cùng với Quercetin ngăn cản sự phá hủy Adrenalin (chất gây tăng cường sức đề kháng của mao mạch). Từ đó, gây ra hiện tượng giảm tính thấm của mao mạch, tăng tính bền của mao mạch và tế bào hồng cầu.

Tác dụng chống viêm

Thí nghiệm in vivo trên cơ thể động vật cho thấy các flavon dạng Rutin có tác dụng chống viêm. Giả thuyết về cơ chế của hiện tượng này có thể do Rutin ức chế sự di chuyển bạch cầu tới ổ viêm hoặc kích thích tuyến thượng thận tiết Adrenalin đồng thời chống yếu tố gây viêm.

Tác dụng hạ huyết áp và cholesterol máu

Rutin có tác dụng hạ huyết áp rõ rệt ở thí nghiệm in vivo trên cơ thể động vật; Quercetin có tác dụng hạ cholesterol máu đồng thời có tác dụng điều trị và phòng ngừa xơ vữa động mạch thực nghiệm.

Tác dụng chống kết tập tiểu cầu

Thí nghiệm in vivo trên động vật cho thấy hoạt chất Rutin làm giảm số lượng tiểu cầu và ức chế kết tập tiểu cầu.

Công dụng khác

Các nghiên cứu thực nghiệm cũng đã chứng minh rất nhiều tác dụng khác của Rutin: Tác dụng trên bệnh parkinson, hoạt tính chống đái tháo đường, hoạt tính dọn gốc tự do, chống ung thư… Trên thực tế, Rutin được dùng làm thuốc cầm máu trong các trường hợp xuất huyết, đề phòng tai biến do mạch máu bị xơ vữa, giòn dễ vỡ, khi có biểu hiện về tổn thương mao mạch, xuất huyết dưới da, xuất huyết võng mạc, xuất huyết có liên quan đến vữa xơ động mạch, tăng huyết áp.

Nguồn cung cấp dược chất quý này là từ đâu?

Theo các nghiên cứu và báo cáo đã được công bố, cây hoa Hòe là một nguồn nguyên liệu giá trị để chiết xuất Rutin. So với hơn 50 loài thực vật có chứa Rutin, Hòe có hàm lượng cao hơn cả. Hiệu suất chiết xuất rutin trong nụ hoa Hòe có thể đạt 34,44%- cao gấp 4 đến 5 lần các nguyên liệu thường được sử dụng để chiết xuất hoạt chất này trên thế giới.

Nguồn cung cấp dược chất quý này là từ đâu? 1

Hình ảnh cây Hòe – Styphnolobium japonicum (L.) Schott.

Thành phần hóa học

  • Nụ Hòe có hàm lượng Rutin cao nhất trong các loại nguyên liệu chiết Rutin. Ngoài ra, còn có Sophoradiol – Sophorin A – Sophorin B – Sophorin C và Bertulin.
  • Lá Hòe (Folium Sophorae japonicae) chứa 4,4% Rutin, 19% Protein, 3,5% Lipid.
  • Quả Hòe non (Fructus Sophorae japonicae) có 4,6% Rutin và một số thành phần khác.
  • Vỏ quả Hòe già– Hòe giác chứa 10,5% Flavonoid toàn phần, Rutin 4,3% và một số thành phần khác.

Thu hoạch

  • Về mùa hoa vào tháng 7 đến tháng 9 khi nụ hoa bắt đầu nở lốm đốm thì thu hoạch. Cắt cành có nụ hoa, phơi khô rồi rũ cành lấy nụ.
  • Hàm lượng Rutin trong nụ Hòe tấm (<1mm) đạt 38.38%, nụ Hòe có kích thước trung bình và nhỡ (1-2mm) đạt 35,2%. Khi phát triển hoa, hàm lượng Rutin giảm 26,28% so với nụ.
  • Hái quả Hòe già (hạt có màu đen nâu) phơi hoặc sấy khô (khi dùng bỏ hạt).

Bào chế

Bào chế 1

  • Hàm lượng rutin trong hoa hòe giảm dần từ dạng sống (34,7%), dạng sao vàng (28,9%) đến dạng cháy (18,5%).
  • Sau khi phơi khô, sao nụ hoa ở nhiệt độ 100-1100C đến khi có màu vàng thẫm là được. Nụ hòe rất dày nên phải sao khá lâu mới khô hẳn, mất nhiều thời gian. Nhiệt độ sao hoa Hòe nên tiến hành trong khoảng từ 80 đến 1200C.
  • Hàm lượng Rutin giảm dần khi sao ở nhiệt độ trên 400C và hàm lượng Quercetin tăng dần khi sao ở nhiệt độ này và tăng mạnh khi sao ở mức trên 2000C.

Nguồn: Trích Cây thuốc quý ngày 01/10/2019.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/rutin-hoat-chat-quy-chiet-xuat-tu-cay-hoe.html/feed 0
Cây Hoa Hòe: Vị thuốc và những tác dụng quý https://tracuuduoclieu.vn/cay-hoa-hoe-vi-thuoc-va-nhung-tac-dung-quy.html https://tracuuduoclieu.vn/cay-hoa-hoe-vi-thuoc-va-nhung-tac-dung-quy.html#respond Fri, 14 Sep 2018 04:00:09 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=53905 Từ lâu, trong y học cổ truyền đã sử dụng cây hoa Hòe trong các bài thuốc trị cao huyết áp, tình trạng mất ngủ, đại tiện ra máu,… Vậy những công dụng khác của cây hoa Hòe là gì? Những bài thuốc dùng hoa Hòe để trị các bệnh ra sao? Sử dụng cây hoa Hòe cần lưu ý những gì? Bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết để biết thêm thông tin chi tiết dưới đây.

Cây Hoa Hòe: Vị thuốc và những tác dụng quý 1

Thông tin khoa học

Cây hoa Hòe có tên gọi khoa học là Sophora japonica Linn. Cây còn được biết đến với các tên gọi khác nhau như: cây Hòe, hoa Hòe, Hòe hoa, Hòe Nhụy, Hòe mễ, Hòa Thực, Hòe giao. Cây hoa Hòe thuộc họ Đậu, trong y học cổ truyền thì nụ hoa và quả là phần được sử dụng làm thuốc.

Mô tả cây

  • Cây nhỡ thường xanh cao 5-7m, có khi đến 10m. Thân có vỏ hơi nứt nẻ và cành nằm ngang. Cành hình trụ, nhẵn, màu xanh lục nhạt, có những chấm trắng.
  • Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, 11-17 lá chét mọc đối, hình bầu dục – thuôn, gốc tròn, đầu hơi nhọn, dài 3-4cm, rộng 1,2-2cm, màu lục nhạt, nhất là ở mặt dưới, hơi có lông.
  • Cụm hoa mọc ở đầu cành thành chum dài 20cm, phân nhánh nhiều; hoa nhỏ màu trắng hoặc vàng nhạt; đài hình chuông, gần như nhẵn; cánh hoa có móng ngắn, cánh cờ rộng, hình tim cụt ở gốc, mép cong lên; nhị 10 rời nhau; bao phấn hình bầu dục.
  • Quả đậu, hình tràng hạt, thắt lại không đều giữa các hạt, nhẵn, không mở, đều có mũi nhọn ngắn; hạt 2-5, hình bầu dục, hơi dẹt, màu đen bóng.
  • Mùa hoa: tháng 5-8. Mùa quả tháng 9-11.

Thu hái và sơ chế

Cây hoa Hòe ra hoa vào khoảng tháng 5 đến hết tháng 8, đây là khoảng thời gian thu hoạch hoa của cây. Người dân thường thu hoạch hoa của cây hoa Hòe vào buổi sáng sớm và chỉ hái hoa sắp nở. Đối với quả của cây thì được thu hoạch vào khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11.

Thành phần trong cây hoa Hòe

Nụ hoa Hòe khô có chứa khoảng 28% Rutin, hoa Hòe tươi có chứa 8% Rutin. Ngoài ra, hoa Hòe còn chứa các thành phần như: Sophoradiol, Quercetin, Betulin.

  • Quả của cây hoa Hòe có các thành phần như: 4% đến 11% Rutin, Genistein, Alcaloid, Cytisine, Quercetin,..
  • Hạt của cây hoa Hòe có các thành phần như: Alkaloid, Flavonoid và 0.5% đến 2% Rutin.
  • Lá chét của cây hoa Hòe gồm có Lipid, Protein và 5% Rutin.
  • Rễ và gỗ của cây Hòe gồm các thành phần như: Maackiain, Irrisolion, Flemichaparin B, Biochanin A,…

Vị thuốc của hoa Hòe

Hoa của cây hoa Hòe là một vị thuốc quý trị được nhiều bệnh lý và các triệu chứng. Hoa Hòe khi cửa nở nụ được hái để làm thuốc, hoa Hòe được sấy khô hoặc phơi khô thì mới dùng được. Hoa Hòe khô có màu vàng ngà, không bị cháy, có vị đắng và tình bình. Có tác dụng kinh Phế, kinh Can, kinh Dương minh.

Vị thuốc của hoa Hòe 1

Nụ Hoa Hòe được hái để làm thuốc

Tác dụng của hoa Hòe

Tác dụng của hoa Hòe được Y học cổ truyền và nghiên cứu hiện đại khẳng định. Sau đây là các tác dụng cụ thể của hoa Hòe:

Tác dụng trong Y học cổ truyền

Theo nghiên cứu của Y học cổ truyền thì hoa Hòe có tác dụng giải độc, chỉ huyết, thanh nhiệt và sát cam trùng. Được sử dụng để điều trị các bệnh lý như: mắt đỏ, mất ngủ, chảy máu cam, ho khạc ra máu, tiểu ra máu, đại tiện ra máu, cao huyết áp, các loại trĩ trừ giun sán, xích bạch lỵ,…

Tác dụng trong nghiên cứu hiện đại

Thảo dược hoa Hòe có tác dụng cầm máu. Theo ghi chép trong Trung Dược học thì hoa Hòe giúp cầm máu hiệu quả. Sao hoa Hòe thành than để cầm máu thì việc cầm máu sẽ hiệu quả hơn.

  • Tác dụng làm giảm mỡ trong máu hiệu quả. Theo ghi chép trong Trung Dược học thì hoa Hòe giúp phòng ngừa và điều trị hiệu quả bệnh xơ vữa động mạch. Hoa của cây Hòe làm giảm nồng độ Cholesterol trong trong gan và máu.
  • Bên cạnh đó, theo ghi chép trong Trung Dược học thì hoa Hòe giúp tăng độ bền và giảm tính thẩm thấu của mao mạch. Ngoài ra, Hoa Hòe còn chống co thắt, chống loét tại phế quản.

Các bài thuốc chữa bệnh từ hoa Hòe

Với nhiều tác dụng điều trị các triệu chứng khác nhau mà các bài thuốc chữa bệnh từ hoa Hòe cũng phong phú. Sau đây, là các bài thuốc chữa bệnh từ hoa Hòe.

Bài thuốc trị chảy máu cam

Bài thuốc kết hợp hoa Hòe và Ô Tắc Cốt. 2 thành phần có tỉ lệ ngang nhau trong thang thuốc. Sau khi sao vàng thì nghiền thành bột mịn. Mỗi ngày dùng để uống và một ít bột dùng để hít cho mũi.

Bài thuốc giúp giải nhiệt

Sử dụng 20g hoa Hòe được sấy khô hoặc phơi khô nấu với nước sôi từ 3 đến 5 phút. Uống như trà hàng ngày để thanh lọc được cơ thể. Tránh để nước qua đêm vì uống vào sẽ bị đau bụng và tiêu chảy.

Bài thuốc giúp giải nhiệt 1

Trà hoa Hòe khô giúp giải nhiệt và thanh lọc cơ thể

Chữa bệnh ra máu và xuất huyết

Bài thuốc thứ nhất

  • Chuẩn bị: hoa Hòe 20g, Diếp cá 12g và Địa du 10g.
  • Sau khi rửa sạch thì sao đen Địa du và hoa Hòe.
  • Tiếp theo sắc hỗn hợp đã sao đen và Diếp cá với 300ml nước, sắc còn lại 200ml.
  • Hàng ngày chia ra uống từ 1 lần đến 2 lần.

Bài thuốc thứ 2

Chuẩn bị: 8g đến 12g quả cây hoa Hòe hoặc 10g đến 15g hoa Hòe.

  • Nếu dùng hoa Hòe thì phải sao đen rồi mới sắc uống.
  • Sắc hoa Hòe hoặc quả cây hoa Hòe với 300ml nước còn lại 200ml.
  • Chia ra hàng ngày uống từ 1 lần đến 2 lần.

Bài thuốc trị bệnh ngoài da

Bài thuốc gồm có: hoa Hòe tươi, Khúc Khắc và Cam Thảo. Một thang thuốc trị bệnh ngoài da gồm có: hoa Hòe tươi 30g, Khúc Khắc 30g và Cam Thảo 9g. Cho thang thuốc vào ấm pha với nước sôi để thuốc ra hết các chất. Dùng uống như trà hàng ngày và mỗi ngày sử dụng 1 thang.

Bài thuốc chữa lao hạch ở cổ

Bài thuốc gồm gạo nếp và hoa Hòe. Mỗi thang thuốc có tỉ lệ 1:2. tức 1 phần gạo nếp và 2 phần hoa Hòe. Sau khi sao đen hỗn hợp thì nghiền nhỏ thành bột. Hàng ngày, uống 10g bột, có thể pha bột với nước để uống. Nên uống vào buổi sáng khi chưa ăn.

Bài thuốc trị cao huyết áp

Bài thuốc thứ nhất

Chuẩn bị: hoa Hòe và Hy Thiêm Thảo. Tùy vào tình trạng bệnh mà sử dụng từ 20g đến 40g mỗi thành phần trong 1 thang thuốc. Sau khi rửa sạch thì mang sắc cả 2 thành phần và dùng uống hàng ngày.

Bài thuốc thứ 2

Chuẩn bị: hoa Hòe, Tang ký sinh, Hạ Thảo khô, Xuyên Khung và Địa Long. Trong một thang thuốc thì gồm có: 25g hoa Hòe, 25g Tang ký sinh, 20g Hạ Thảo khô, 20g Xuyên Khung, 15g Địa Long. Sắc thuốc với 300ml nước, sắc còn lại 200ml. Hàng ngày chia ra 1 lần đến 2 lần để uống.

Bài thuốc trị cao huyết áp 1

Hoa hoè trị bệnh cao huyết áp

Hoa hoè trị bệnh cao huyết áp

Mỗi thang thuốc gồm có: 15g hoa Hòe, 15g Sung Uý Tử, 30g Cát Căn. Nếu có tình trạng: hồi hộp, mất ngủ, tim đập nhanh thì có thêm thành phần 15g Toan Táo nhân. Nếu bị đau tức ngực thì thêm các thành phần: 12g Hà thủ ô, 12g Đan Sâm. Sắc thuốc bằng nồi đất để dùng hàng ngày từ 1 đến 2 lần.

Chữa nhức đầu và tê các ngón tay

Bài thuốc là kết hợp hoa Hòe, Tâm Sen và Hạt Muồng. Mỗi thang thuốc thì tỷ lệ của 3 thành phần là như nhau. Sau khi rửa sạch thì mang đi sao khô và nghiền thành bột. Mỗi ngày uống từ 2 đến 4 lần, mỗi lần uống 5g bột.

Trị sốt xuất huyết nhẹ và chảy máu mũi ở trẻ em

Bài thuốc kết hợp hoa Hòe hoặc quả cây hoa Hòe và Hạt Muồng. Khi sử dụng hoa Hòe thì mang các thành phần sao vàng rồi nghiền thành bột. Còn khi sử dụng quả cây Hòe thì sắc thành thuốc rồi uống. Với bột thì sử dụng hàng ngày từ 10g đến 20g bột. Còn sắc uống thì uống từ 1 đến 2 lần trong ngày.

Điều trị bệnh trĩ

Một thang thuốc gồm có: 12g hoa Hòe, 12g Chỉ Xác, 8g Kinh Giới, 12g Trắc Bá. Sau khi sao khô thì nghiền thành bột. Hằng ngày, hòa 10g bột với nước sôi để nguội rồi uống.

Trị bệnh vẩy nến

Kết hợp hoa Hòe với mật ong. Hoa hòe sau khi sao vàng thì nghiền thành bột mịn. Tiếp theo trộn mật ong với lượng vừa đủ và vo thành viên hoàn. Mỗi ngày uống 2 lần sau mỗi bữa ăn.

Trị rong kinh

Kết hợp hoa Hòe và Thảo Sương. Sử dụng 15g Thảo Sương và 30 hoa Hòe nghiền thành bột mịn. Hàng này dùng 9g bột mịn pha với nước để uống. Sử dụng từ 3 ngày đến 5 ngày thì hết tình trạng rong kinh.

Trị mụn nhọt

Sử dụng từ 30g đến 60g hoa Hòe khô sắc với 1500ml nước. Hàng ngày dùng bông thấm nước rửa mụn nhọt từ 2 đến 3 lần. Bã của thuốc sau khi sắc thì đắp vào chỗ đau để mụn nhọt nhanh hết. Thông thường từ 1 đến 3 ngày thì mụn nhọt sẽ không còn đau, bớt sưng và có thể khỏi hẳn.

Những đối tượng không nên sử dụng hoa Hòe

Tuy hoa Hòe có nhiều tác dụng trị các triệu chứng và bệnh lý hiệu quả, nhưng không phải ai cũng dùng được. Sau đây là các đối tượng không nên sử dụng hoa Hòe:

  • Trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và cho con bú.
  • Đối tượng thường xuyên bị đau lưng, tiêu chảy.
  • Đối tượng bị có vấn đề về huyết áp thấp.
  • Người có biểu hiện: chán ăn, mệt mỏi, lạnh bụng, khó tiêu,…khi sử dụng thì hoa Hòe không phát huy tác dụng.

Tương tác với thuốc

Hoa Hòe có tương tác với một số thực phẩm chức năng và một số thuốc tây. Hoa Hòe làm giảm đi tác dụng của một số loại thuốc. Hoa Hòe còn tăng tác dụng phụ của nhiều loại thuốc tây khi sử dụng kết hợp. Ngoài ra, một số loại thuốc tây có tương tác với hoa Hòe làm giảm hiệu quả của thảo dược. Vì vậy, cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng hoa Hòe để xảy ra các vấn đề ảnh hưởng sức khỏe.

Trên đây, là các thông tin về cây hoa Hòe và các vấn đề liên quan. Hy vọng, bài viết đã phần nào giải đáp được vấn đề bạn đang tìm hiểu. Chúc bạn trị dứt điểm các triệu chứng mà mình mắc phải khi sử dụng hoa Hòe. Hãy liên hệ bác sĩ trước khi sử dụng hoa Hòe nhé!

Nguồn: https://ihs.org.vn/duoc-lieu/cay-hoa-hoe

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/cay-hoa-hoe-vi-thuoc-va-nhung-tac-dung-quy.html/feed 0