Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Tam giác mạch (Mạch ba góc)

Tên tiếng Việt: Mạch đen, Mạch ba góc, Lúa mạch đen, Kiều mạch, Khẩu mẹc, Cooc, Mẹc slam (Tày), Phàm co mẹ (Dao)

Tên khoa học: Fagopyrum esculentum Moench

Họ: Polygonaceae (Rau răm)

Công dụng: Huyết áp cao, đái đường (Hoa).

 

 

Mục lục

  • Mô tả cây
  • Phân bố, thu hái và chế biến
  • Thành phần hoá học
  • Tác dụng dược lý
  • Tính vị, công năng
  • Công dụng và liều dùng

Mô tả cây

  • Mạch ba góc là một cây thuộc thảo, có nhiều cành, cao trung bình 0,7m, thân hình trụ, màu xanh hay đỏ.
  • Lá nguyên đơn, mọc cách, mép nguyên, có bẹ chìa, lá phía dưới hình tim, đầu hơi nhọn, có uống, lá phía trên giống hình mũi tên, không có cuống gân lá hình chân vị.
  • Hoa mọc hành chùm ở ngọn và nách lá. Hoa lưỡng tính chỉ có một vòng bao hoa, màu trắng, đỏ hoặc trắng hồng. Bao hoa có 5 bản tồn tại trên quả. Nhị 8, có 3 vòi rời nhau. Bầu thượng có tuyến mật xung quanh.
  • Quả khô có 3 góc gồm 2 lần vỏ, lớp vỏ ngoài đen xám khi già, lớp vỏ hạt vỏ trong mọng, màu trắng vàng, bao hoa tồn tại. Hạt có nội nhũ bột lớn, phôi thẳng, hình lá xếp nếp.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây được trồng ở nhiều tỉnh miền bắc nước ta như Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Cạn. Còn được trồng tại nhiều nước ở châu Âu, châu Á (Trung Quốc, Nhật).

Mạch ba góc được trồng lấy hạt có bột ăn thay lúa ngô cho người và súc vật tuy nhiên ăn mạch ba góc không người rất mệt, nên thường trộn thêm với ngô và gạo.

  • Mạch 3 góc ở tỉnh biên giới có thể trồng vào 2 vụ: vụ xuân hạ trồng vào tháng 1-2, đến tháng 4-5 thu hoạch; vụ thu đông trồng vào 8-9, đến tháng 11-12 thu hoạch, trung bình từ khi trồng đến khi thu hoạch là 2-3 tháng. Ta có thể trồng mạch ba góc để lấy quả ăn rồi dùng cây bỏ đi để chiết rutin hoặc ta có thể trồng để lấy lá và hoa chiết rutin mà không thu hoạch quả.

Thành phần hoá học

Tỷ lệ trong lá cao nhất, ví dụ như trong lá và hoa có tỷ lệ rutin cao nhất là 6,37% thì riêng trong lá tỷ lệ 7,92% còn trong hoa là 4,15%, tỷ lệ rutin trong thân thấp nhất 0,4%.

Trong quá trình phát triển của cây tỷ lệ rutin cũng thay đổi: người ta nhận thấy tỷ lệ rutin cao nhất vào khi hoa mới nở (ước 26 ngày sau khi gieo hạt). Tuy nhiên có cây cho hiệu suất cao nhất khi hái thời kỳ 40-54 ngày sau khi gieo hạt, lượng rutin tăng tới 3,5-4 lần so với hiệu suất nói trên.

Mạch 3 góc có chứa nhiều axit amin như alanin, glycin, leucin, serin, lysin,..

Tác dụng dược lý

Rutin có tác dụng tăng cường sức bền thành mạch, giảm tính thẩm thấu của mao mạch, ngăn ngừa các tai biến về mạch máu.

Tính vị, công năng

Mạch ba góc có vị ngọt, tính mát, vào các kinh tỳ, vị, đại tràng. Có tác dụng khai vị, khoản tràng, hạ khí, tiêu tích.

Công dụng và liều dùng

Bột mạch ba góc dùng để nấu cháo, làm bánh, làm nguồn thức ăn chống đói quan trọng của đồng bào miền núi. Quả và lá dùng để nuôi gia súc. Ở một số nơi, nhân dân dùng lá nấu canh ăn để kích thích tiêu hóa, làm sáng mắt, thính tai.

Rutin được dùng làm thuốc ngừa tai biến mạch máu do xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, gây nên rối loạn tuần hoàn tĩnh mạch.
Xem thêm: [Video] Hoạt chất RUTIN trong Tam giác mạch

Cập nhật: 01/11/2024

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Ba kích

Ngải nhật

Dâu

Giảo cổ lam

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑