Tra cứu dược liệu https://tracuuduoclieu.vn Wed, 06 Nov 2024 09:32:15 +0700 vi hourly 1 Báo Cáo Nghiên Cứu Khoa Học Tam Thất (Panax Notoginseng) https://tracuuduoclieu.vn/bao-cao-nghien-cuu-khoa-hoc-tam-that-panax-notoginseng.html https://tracuuduoclieu.vn/bao-cao-nghien-cuu-khoa-hoc-tam-that-panax-notoginseng.html#respond Sat, 24 Apr 2021 07:14:24 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=54650 Theo ghi chép, Tam thất có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, vào hai kinh can và vị. có tác dụng hành ứ, cầm máu. Do vậy, nhân dân coi tam thất là một vị thuốc cầm máu dùng trong các trường hợp chảy máu, bị đánh tổn thương, vì ứ huyết mà sưng đau. Tại những nơi trồng tam thất người ta coi tam thất là một vị thuốc bổ không kém nhân sâm, dùng thay nhân sâm.

Báo Cáo Nghiên Cứu Khoa Học Tam Thất (Panax Notoginseng) 1

Thông tin khoa học

  • Tên tiếng Việt: Tam thất, Sâm tam thất, Thổ sâm, Kim bất hoán
  • Tên khoa học: Panax pseudo-ginseng (Burk) F.H.Chen.
  • Họ: Araliaceae (Nhân sâm)

Mô tả cây:

  • Cây thân thảo, sống lâu năm.
  • Lá mọc vòng 3-4 lá một, cuống lá dài 3-6cm, mỗi cuống lá mang từ 3-7 lá chét hình mác dài, mép lá có răng cưa nhỏ, cuống lá chét dài 0,6-1,2cm.
  • Cụm hoa hình tán mọc ở đầu cành hoa. Có hoa đơn tính có hoa lưỡng tính cùng tồn tại. Lá đài 5, màu xanh. Cánh hoa 5, màu xanh nhạt. nhị 5, bầu hai hai ngăn.
  • Quả mọng hình thận, khi chín có màu đỏ, trong có hai hạt hình cầu

Công dụng

  • Theo tài liệu cũ: tam thất vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, vào hai kinh can và vị. có tác dụng hành ứ, cầm máu, tiêu thũng dùng chữa thổ huyết, chảy máu cam, lỵ ra máu, đẻ xong máu hôi không sạch, ung thũng, bị đòn tổn thương
  • Nhân dân coi tam thất là một vị thuốc cầm máu dùng trong các trường hợp chảy máu, bị đánh tổn thương, vì ứ huyết mà sưng đau. Ngày dùng 4-8g dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột. dùng ngoài có tác dụng cầm máu tại chỗ
  • Tại những nơi trồng tam thất người ta coi tam thất là một vị thuốc bổ không kém nhân sâm, dùng thay nhân sâm.

Nghiên cứu thành phần hóa học cây Tam thất (Panax notoginseng)

” Nghiên cứu về các thành phần hóa học của Cây Tam thất, một loại thực vật thân rễ”

  • Tác giả: Cui XM, Zhou JM, Jiang ZY, Zhang XM, Chen J J.
  • Đăng trên tạp chí: Zhong Yao Cai. Tháng 11/2007; 30(11):1388 – 91.

Tóm tắt: Nghiên cứu các thành phần hóa học của Cây Tam thất, một loại thực vật thân rễ.

Phương pháp: Các thành phần hóa học được phân lập và tinh chế bằng các phương pháp sắc ký, tất cả các hợp chất đều được xác định trên cơ sở phân tích cụ thể và các đặc tính hóa lý.

Kết quả:

  • Tám hợp chất được phân lập từ 80% chiết xuất cồn của thân rễ và cấu trúc hợp chất cũng được xác định là ginsenoside Rh4(I), ginsenoside Rh1(II), ginsenoside Re(III), notoginsenoside R1(IV), ginsenoside Rd(V), ginsenoside Rh1(VI), notoginsenoside S(VII), notoginsenoside T(VIII).

==> Hợp chất I đã phân lập từ cây Tam thất trong lần đầu tiên, hai Hợp chất VII, VIII được phân lập từ thân rễ cây Tam thất trong lần đầu tiên.

Nghiên cứu thành phần hóa học cây Tam thất (Panax notoginseng) 1

 

” Những xu hướng công bố các nghiên cứu về cây tam thất để điều trị thương tổn não do thiếu máu cục bộ”

  • Tác giả: Li H, Qiang L, Zhang C, Wang C, Mu Z, Jiang L.
  • Đăng trên tạp chí: Neural Regen Res. 2014 Sep 1;9(17):1635-42.doi:10.4103/1673-5374.141792.

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ cấp tính là một trong những bệnh nguy hiểm, góp phần làm tăng tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc bệnh.

Hiện nay, chúng ta còn thiếu kỹ thuật y học thực chứng để nâng cao hiệu quả của các phương pháp điều trị thông thường. Các thành phần hoạt tính trong thân rễ của cây tam thất đóng vai trò bảo vệ thần kinh khi bị thương tổn não do thiếu máu cục bộ, và được sử dụng rất phổ biến để điều trị nhồi máu não cấp tính và các di chứng của nhồi máu não cấp tính.

Chúng tôi đã tìm kiếm trên các website khoa học, sau đó phân tích các kết quả thực nghiệm và lâm sàng của những nghiên cứu về việc sử dụng rễ cây Tam thất để điều trị tổn thương do thiếu máu não cục bộ nhằm nâng cao hiểu biết và cải thiện vốn kiến thức về những xu hướng nghiên cứu liên quan và các vấn đề còn tồn tại.

  • Chúng tôi nhận ra rằng, hơn 10 năm qua, Trung Quốc vẫn luôn nghiên cứu về cây tam thất, trong khi đó những nghiên cứu về cây tam thất lại rất khan hiếm trên các website khoa học. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu Trung Quốc thường tập trung vào vai trò bảo vệ thần kinh khi bị tổn thương não do thiếu máu cục bộ và không có dữ liệu lâm sang nghiên cứu trên quy mô lớn để xác minh tính hiệu quả và an toàn của nghiên cứu.
  • Hiện vẫn còn nhu cầu về các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, có đối chứng, trên quy mô lớn, trong thời gian dài để xác định xem cây tam thất có giúp giảm nguy cơ tái phát chứng đột qụy và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hay không.

” Nghiên cứu hóa thực vật và phân tích cây tam thất”

  • Tác giả: F.H. Chen, Chong-Zhi Wang, Eryn Mc Entee, Dr. Sheila Michelle Wicks, Ji-An Wu, Chun-Su Yuan
  • Đăng trên tạp chí: Tạp chí y học tự nhiên (Journal of Natural Medicines ) Tháng 04/ 2006, Tập 60, Quyển 2, Trang 97-106  Ngày: 16 / 02 / 2006.

Cây tam thất phân bố khắp phía tây nam Trung Quốc, Miến Điện và Nepal. Phần rễ cây  tam thất còn được gọi là củ tam thất hay Sanchi, được sử dụng từ rất lâu  như một phương thuốc trong y học cổ truyền phương Đông. Các nghiên cứu hiện đại đã phát hiện  ra rằng chiết xuất và các hợp chất từ cây củ tam thất có rất nhiều tác dụng sinh lý.

  • Các thành phần hoạt tính chủ yếu được công nhận là saponins (Xapô-nin). Trong quá trình đánh giá, chúng tôi đã tóm tắt các phát hiện và phân tích các  thành phần  hóa học của cây tam thất.
  • Sáu mươi chất saponin từ cây tam thất đã được  phân lập và giải  thích. Tất cả những saponin  này đều  là  dammarane saponins,  trong đó,   35   saponin thuộc   nhóm   protopanaxadiols   và   21   saponin thuộc   nhóm  protopanaxatriols.  Các bằng chứng  nghiên cứu hóa thựcvậtvề  cây tham thất chứng tỏ rằng không  có  saponin loại  oleanane  (oleanane-type  saponin) chứa trong   nhân  sâm  Châu  Á  (Panax   ginseng)  và  nhân  sâm Mỹ  (Panax quinquefolius).

Những loại hợp chất  khác như  amino  axít  nonprotein  (non-protein amino  acids), polyacetylenes,  phytosterols,  flavonoids,  và  polysaccharides,  trong đó, nhiều hợp chất có tác động dược  lý  và cũng được  phân lập từ cây tam thất. Các nghiên cứu  phân  tích về  cây tam thất đều được tiến hành dựa trên những tiến bộ  trong thực vật và hóa thực vật.  Xác định các nguyên liệu  và chiết xuất thảo dược là mục  tiêu  chính của  các  nghiên cứu định tính. Việc sử dụng các phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (hay phương  pháp  HPLC), phương  pháp dấu vân  tay  và  sinh học  phân tử cho kết quả  xác định chính xác và hiệu quả. Các phương  pháp  quang phổ, sắc ký và miễn dịch cũng được  áp dụng trong các phân tích định lượng.

Phương pháp sắc  ký lỏng hiệu năng cao đóng vai trò chủ đạo trong  quá  trình  xác định các saponin và những loại  thành phần khác. Ngoài ra, các điều kiện sắc ký và thiết bị phát hiện sắc ký sử dụng trong phương pháp  HPLC cũng được bàn luận.

Nghiên cứu thành phần hóa học cây Tam thất (Panax notoginseng) 2

” Hoạt động giống như Estrogen của Ginsenoside Rg1 có trong cây tam thất”

  • Tác giả: Robbie Y. K. Chan, Wen-Fang Chen, Aling Dong, Dean Guo, và Man-Sau Wong

Ginsenosides đã được chứng minh là có tác dụng dược lý trong hệ thần kinh trung ương, hệ tim mạch và nội tiết. Chúng tôi giả thuyết rằng ginsenosides đóng vai trò trung  gian  trong những tác động này bằng cách kếthợp  ginsenosides với thụ thể estrogen  (estrogen  receptor)  vì  chúng đều tham gia vào các hoạt động bảo vệ của estrogen trong các hệ sinh lý.

Nghiên cứu này nhằm xác định xem chất ginsenoside Rg1 có hoạt động giống như  estrogen trong việc  kích  thích tăng trưởng của các tế bào  ung thư vú ở người và trong việc kích hoạt động  luciferase  có yếu tố đáp ứng estrogen trong  HeLa  cell.  Rg1  hay  không, chứ  không phải xác định hợp chất aglycone của nó, kích thích tổng hợp [methyl-3H] thymidine trong tế bào ung thư vú MCF-7 chứa thụ thể estrogen (estrogenreceptor-positive MCF7) theo phương pháp xác định dựa trên liều lượng (10−15–10−7m).

  • Sự kích thích phát triển tế bào MCF-7 lên 3×10-13mRg1 có thể được ức chế bởi 10−6mICI – một chất đối kháng estrogen.
  • Ngoài ra, Rg1 có thể kích thích hoạt động của các gen chỉ thị yếu tố đáp ứng estrogen (estrogenresponse element-luciferase reporter gene) trong các tế bào ung thư cổ tử cung (HeLa) với liều lượng tối ưu là 3×10−10m.
  • Quá trình kích thích này cũng có thể được ức chế bằng 10−6mICI.

Ngoài ra, Rg1 không có tác dụng kết hợp [methyl-3H] thymidine trong các tế bào ung thư vú ở người chứa thụ thể estrogen (MDA-MB-231). Hơn nữa, Rg1 không làm thay đổi sự kết hợp của [3H]17β-estradiol với các chất dung giải tế bào ung thư vú MCF-7, cho thấy rằng việc không có sự tương tác trực tiếp giữa Rg1 với thụ thể estrogen đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động estrogen của Rg1.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng ginsenosides Rg1 có hoạt tính giống như estrogen và nên được xếp vào nhóm mới – nhóm  potent phytoestrogen.

“BỔ SUNG TAM THẤT GIÚP TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE TRONG THỂ DỤC BỀN SỨC”

  • Đăng trên tạp chí: Tạp chí Journal of Strength & Conditioning Research: Tháng 02/2005

Mục đích của nghiên cứu này là kiểm tra xem một liều 1.350mg tam chất (PNG) có thể tăng cường năng lực, độ bền và huyết áp trung bình (MAP) ở người lớn hay không.

  • Chúng tôi chọn ngẫu nhiên 29 người lớn, từ 20-35 tuổi để thực hiện thử nghiệm trong nhóm thử nghiệm (EXP, n=13) hay nhóm đối chứng (CON, n=16).
  • Trong 30 ngày thử nghiệm, nhóm thử nghiệp EXP được uống viên nang tam thất 1.350mg mỗi ngày, và nhóm đối chứng CON uống 1.350mg viên nang tinh bột mỗi ngày. Các biến đo lường được đánh giá trước và sau 30 ngày bổ sung tam thất và giả dược.

Kết quả cho thấy nhóm thử nghiệm EXP đã cải thiện (p<0.05) được sức bền them 7phút, và giảm (p<0.05)

Huyết áp trung bình (MAP) tối đa từ xuống 109+/-14mmHg 113+/-12, và sự tiêu thụ oxy (VO2) tại phút thứ 24 (từ32.5+/-8 xuống 27.6+/-8ml [middledot] kg-1 [middledot] min-1) trong quá trình luyện tập.

Qua nghiên cứu, chúng tôi kết  luận rằng việc bổ sung 1.350mg tam thất mỗi ngày trong vòng 30 ngày giúp cải thiện sức bền, giảm MPA và VO2 trong quá trình tập luyện.

Nghiên cứu thành phần hóa học cây Tam thất (Panax notoginseng) 3

 

” Các hoạt tính chống oxy hóa của cây đan sâm (Salvia miltiorrhiza) và cây tam thất (Panax notoginseng)”

  • Tác giả: Guang-Rong Zhaoa, Zhi-Jun Xianga, Ting-Xiang Yea, Ying-Jin Yuana, Zhi-Xin Guob (2015)

Cây đan sâm (Salvia miltiorrhiza – SM) và cây tam thất (Panax notoginseng – PN ) – những thảo dược truyền thống của Trung Quốc được sử dụng phổ biến để phòng ngừa và điều trị các bệnh tim mạch tại các phòng khám và bệnh viện.

Chúng tôi đã thực hiện đánh giá các hoạt tính chống ôxy hóa của chiết xuất đan sâm (ESM) và chiết xuất tam thất (EPN) thông qua các hệ thống kiểm tra chất chống oxy hóa và bằng phương pháp thí nghiệm trong ống nghiệm (invitro) để hiểu rõ hơn về cơ chế tác dụng dược lý. Các hoạt tính khử các gốc superoxide anion, gốc DPPH, gốc hydroxyl, andhydrogen peroxide, chelating Ferrousion và ferricion đều được khảo sát.

Kết quả cho thấy các cơ chế chống oxy hóa của SM và PN rất đa dạng và có sự khác biệt.

  • ESM có khả năng khử mạnh và hoạt tính lọc các gốc tự do cao, bao gồm các gốc superoxide anion, hydroxyl và DPPH, nhưng hoạt tính lọc forhydrogen peroxide lại kém hơn. Hoạt tính tạo phức ferrousion của ESM không thể phát hiện được ở các nồng độ đã thử nghiệm.
  • Ngược lại, EPN có hoạt tính tạo phức ferrousion mạnh, có hoạt tính lọc các gốc hydrogen peroxide, hydroxyl cao, và có hoạt tính chống các gốc tự do superoxide anion và DPPH thấp. EPN không có khả năng khử ferricion. Do cơ chế chống oxy hóa của SM và PN có thể bổ sung cho nhau nên việc sử dụng kết hợp ESM và EPN có thể đạt được nhiều lợi ích hơn.

Những đặc tính chống oxy hóa của SM và PN chính là một trong các lý do tại sao chúng có tác dụng hiệu quả trong việc phòng ngừa và điều trị các bệnh về mạch máu.

” Các đặc tính dược lý tim mạch của cây tam thất (PNG) và cây đan sâm (SM)”

  • Tác giả: Xun-Lan Lei and George C.Y. Chiou
  • Đăng trên tạp chí: Am. J. Chin. Med. 14, 145 (1986). DOI: 10.1142/S0192415X86000235

Các đặc tính dược lý tim mạch của hai loại thảo dược của Trung Quốc Cây tam thất (PNG) và cây đan sâm (SM) đều được nghiên cứu theo phương pháp thí nghiệm trong ống nghiệm (invitro) và phương pháp thí nghiệm trên động vật (invivo).

Chiết xuất của hai loại thảo dược này sẽ chặn huyết áp toàn thân ở chuột và thỏ bạch tạng, một tác dụng được ức chế bằng atropine, propranolol, và chlorpheniramine chứa cimetidine. Chứng tăng huyết áp ngược này (reversed hypertension) sẽ được ức chế bằng phenoxy benzamine.

Kết quả nghiên cứu cho thấy hai loại thảo dược trong nghiên cứu này có rất nhiều tác dụng đối với hệ tim mạch.

  • Tác dụng này có thể do việc sử dụng ngày càng nhiều các iôn canxi ngoại bào (extracellular calciumions) vì hoạt tính của SM trên các mạch máu hoặc thỏ bị phân lập được tăng them 2mM Ca++.
  • Tác dụng của dung dịch chiết xuất cây đan sâm (SM) và các nguyên lý hoạt tính của SM (tanshinones) trên các mạch máu của thỏ và chuột sau khi nghiên cứu trong ống nghiệm (invitro) rất giống nhau cả về chất và lượng.
  • Cả hai đều gây ra giãn động mạch và ở tất cả các nồng độ đã thử nghiệm, nhưng chỉ gây ra giãn động mạch thận, màng treo ruột và động mạnh ở nữ ở nồng độ thấp. Ở nồng độ cao hơn, chứng co thắt mạch gây ra ở một số mạch máu.

Những kết quả này chỉ ra rằng việc sắc đan sâm cũng có hiệu quả tương tự như các hoạt chất tanshinones được phân lập từ cây đan sâm mà lại ít tốn kém, tiết kiệm được chi phí. Cả hai loại cây này (cây đan xâm và cây tam thất) đều có tác dụng là các chất chống đau thắt ngực do thye làm giãn các mạch vành.

Việc sử dụng cây đan xâm và cây tam thất với người bị cao huyết áp vẫn là một vấn đề cần phải bàn luận vì chúng gây cả giãn mạch và co mạch tùy thuộc vào liều lượng và mạch máu mục tiêu.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/bao-cao-nghien-cuu-khoa-hoc-tam-that-panax-notoginseng.html/feed 0
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Tam thất mang lại hiệu quả kinh tế cao https://tracuuduoclieu.vn/ky-thuat-trong-va-cham-soc-cay-tam-that-mang-lai-hieu-qua-kinh-te-cao.html https://tracuuduoclieu.vn/ky-thuat-trong-va-cham-soc-cay-tam-that-mang-lai-hieu-qua-kinh-te-cao.html#respond Tue, 30 Mar 2021 08:49:30 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=53970 Tam thất có tác dụng hành ứ, cầm máu, chữa thổ huyết, chảy máu cam, bị đòn tổn thương. Cây được trồng chủ yếu ở một số tỉnh Hà Giang (Đồng Văn) Lào Cai (Mường Khương, Bát Xát, Phà Lùng) Cao Bằng. Hiện nay việc trồng cây tam thất cũng được chú trọng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ dân.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Tam thất mang lại hiệu quả kinh tế cao 1

Thông tin khoa học

1. Mô tả cây

  • Cây thân thảo, sống lâu năm.
  • Lá mọc vòng 3-4 lá một, cuống lá dài 3-6cm, mỗi cuống lá mang từ 3-7 lá chét hình mác dài, mép lá có răng cưa nhỏ, cuống lá chét dài 0,6-1,2cm.
  • Cụm hoa hình tán mọc ở đầu cành hoa. Có hoa đơn tính có hoa lưỡng tính cùng tồn tại. Lá đài 5, màu xanh. Cánh hoa 5, màu xanh nhạt. nhị 5, bầu hai hai ngăn.
  • Quả mọng hình thận, khi chín có màu đỏ, trong có hai hạt hình cầu

2. Công dụng và liều dùng

  • Theo tài liệu cũ: tam thất vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, vào hai kinh can và vị. có tác dụng hành ứ, cầm máu, tiêu thũng dùng chữa thổ huyết, chảy máu cam, lỵ ra máu, đẻ xong máu hôi không sạch, ung thũng, bị đòn tổn thương
  • Nhân dân coi tam thất là một vị thuốc cầm máu dùng trong các trường hợp chảy máu, bị đánh tổn thương, vì ứ huyết mà sưng đau. Ngày dùng 4-8g dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột. dùng ngoài có tác dụng cầm máu tại chỗ.

Xem thêm: Cây tam thất và hoạt chất Ginsenodise Rb1

Kỹ thuật trồng cây

1. Chọn đất trồng cây tam thất

Chọn vùng đất trồng tam thất ở đất núi cao, có độ dốc nhẹ, quanh năm mát mẻ, nhiệt độ phù hợp dưới 25oC.

  • Có thể trồng dưới các tán rừng hoặc tiến hành làm dưới có mái che. Tam thất thích hợp ở nơi có ánh sáng tán xạ, độ chiếu sáng 30%, độ che phủ 70%.
  • Đất trồng cần đảm bảo đủ ẩm, nhiều mùn giàu dinh dưỡng. Thích hợp nhất là cây phát triển dưới thảm mục.

2. Kỹ thuật chọn giống để trồng cây tam thất

Hiện nay có 3 cách trồng: Trồng bằng cây con tự nhiên; củ mầm hoặc trồng bằng cách ươm hạt.

Trồng tam thất bằng cây con tự nhiên:

Cách trồng bằng cây con thường được áp dụng với những hộ dân ở gần rừng. Cụ thể, những người dân sống tại các khu vực có cây tam thất mọc tự nhiên trong dừng có thể đào cây con về nhà trồng.

  • Khi đào cây con tam thất về trồng nên đào vào mua xuân. Khi thời tiết bắt đầu có mưa xuân, không khí ấm ẩm cây dễ sinh trưởng.

Trồng tam thất từ củ mầm:

  • Củ tam thất lựa chọn làm giống nên chọn những củ to đều, nhiều rễ, mầm non mới nhú khoảng 2-4 cm.
  • Các củ giống được chọn đưa vào vườn ươm xếp củ và tiến hành phủ 1 lớp đất sao cho lấp mầm từ 2-3 cm.
  • Tiến hành tưới đủ ẩm cho đến khi cây được 3-5 lá thật tiến hành mang ra trồng.

Trồng tam thất bằng cách ươm từ hạt:

Cách chọn hạt tam thất làm giồng:

  • Cách chọn hạt ươm: Chọn hạt giống ở những cây 4 năm tuổi, bởi vì cây tam thất trồng 3 năm mới bắt đầu ra hoa. Sang 4 năm tuổi hạt giống đạt chất lượng ổn định đảm bảo cây phát triển tốt, cho năng suất cao.
  • Hạt giống nên chọn những hạt đã già căng mẩy. Vì những hạt này sẽ nẩ mầm tốt, cây sinh trưởng tốt hơn hẳn.

Kỹ thật ươm hạt tam thất:

  • Hạt giống tam thất đã được chọn tiến hành xử lý hạt trước khi gieo bằng nước ấm 54oC (2 sôi 3 lạnh). Ngâm trong 48 giờ thì tiến hành đem gieo ra trực tiếp ra vườn ươm.
  • Hạt sau khi gieo ở vườn ươm sau khoảng 1 tháng thì bắt đầu cho lá mầm cứng cáp. Tiếp tục chăm sóc: giữ độ ẩm cho đất bằng cách phun sương hàng ngày.
  • Sau khoảng thời gian 2 tháng tuổi, cây tam thất giống đã đảm bảo chất lượng và có thể bứng ra trồng vườn.

3. Kỹ thuật làm đất trồng cây tam thất

Kỹ thuật làm đất vườn ươm hạt:

  • Đất vườn ươm được làm sạch cỏ dại, tàn dư thực vật; Đất cày kỹ, nhuyễn, nhỏ tơi xốp, cầm đảm bảo đủ độ ẩm nhưng thoát nước tốt.
  • Đất trước khi ươm hạt tam thất cần được làm ải đất để xử lý nấm, kiến …đảm bảo đất sạch bệnh.

==> Đất được bón lót trước khi gieo bằng phân chuồng hoai mục… Để đảm bảo sau khi làm đất bón phân lót xong để cho đất nghỉ 10-15 ngày mới tiến hành gieo ươm hạt.

Kỹ thuật làm đất vườn trồng cây tam thất:

  • Đất yêu cầu làm ải để diệt nấm bệnh hại cây trồng.
  • Làm sạch cỏ dại, tàn dư thực vật, cày kỹ, nhuyễn, đất tơi xốp và thoát nước tốt.
  • Trong quá trình làm đất tiến hành bón phân hữu cơ hoai mục để tăng hàm lượng dinh dưỡng cho đất giúp cây phát triển nhanh.
  • Đất làm xong tiến hành lên luống cao 20-30 cm, chiều rộng luống từ 1,2-1,5 m. Luống cách luống 30-50 cm để đảm bảo thoát nước tốt.
  • Đất làm xong cần để cho đất nghỉ 20 ngày trước khi tiến hành trồng cây.

3. Kỹ thuật làm đất trồng cây tam thất 1

4. Thời vụ trồng cây tam thất

Trồng cây tam thất nên trồng vào mùa xuân khi trời có các cơn mưa phùn nhỏ rả rích. Độ ẩm cao và nhiệt độ ấm dần sẽ giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt.

  • Nếu trồng bằng hạt tam thất thì nên ươm hạt trước từ 4-5 tháng. Nghĩa là nên ươm giống từ tháng 8-9 âm lịch. Để chuẩn bị cho đợt trồng vào tháng 1-2 năm sau.

5. Kỹ thuật trồng cây tam thất

  • Nếu trồng ở vườn trong điều kiện không dưới tán rừng thì lưu ý làm dàn che cho cây.
  • Mật độ trồng: 1 m2 trồng từ 10-15 cây. Mỗi cây nên trồng cách nhau từ 30-60 cm.
  • Sau khi trồng cần tạo tầng thảm mục cho cây bằng cách lấy các xác thực vật khô vun vào gốc cho cây.

6. Kỹ thuật chăm sóc cây tam thất

Tưới nước:

Là cây ưa ẩm, không chịu khô hạn, do vậy cần đảm bảo đủ độ ẩm để cây có thể sinh trưởng phát triển tốt. Thông thường ở giai đoạn vừa trồng xong thì hay gặp điều kiện khô hạn vì vậy cần lưu ý dự trữ nước tưới đảm bảo cho cây đủ ẩm.

Bón phân:

  • Giai đoạn 3 năm đầu sau trồng cây sinh trưởng phát triển mạnh nên yêu cầu dinh dưỡng nhiều để phát triển thân lá, ra hoa. Giai đoạn này nên bổ sung dinh dưỡng bằng cách bón các loại phân bón hàn lượng cao, đặc biệt bổ sung phân chuồng hoai mục hàng năm cho cây.
  • Trong những năm tiếp theo cây cần phát triển củ, nên tăng hàm lượng phân hữu cơ, phân vi sinh để giúp đất tăng hàm lượng mùn, đất tơi xốp kích thích củ mọc to, không sâu bệnh hại.

Làm cỏ:

Để tạo vườn trồng tam thất có độ thông thoáng, tạo điều kiện cho cây hấp thụ dinh dưỡng, ánh sáng để quang hợp cũng như phòng trừ sâu bệnh hại cho cây. Tiến hành làm cỏ vun luống thường xuyên đảm bảo sạch cỏ dại theo định kỳ ít nhất 2 lần/tháng.

7. Phòng trừ sâu bệnh hại cây tam thất

Một số sâu bệnh hại phổ biến trên cây tam thất:

Bệnh thối rễ và củ:

Thường do một số loại vi khuẩn và nấm gây ra, là bệnh rất khó phòng trừ, tốc độ lây lan bệnh nhanh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng của cây.

==> Phương pháp phòng trừ: Chủ yếu là quản lý dịch hại tổng hợp ngay từ đầu vụ. Các biện pháp canh tác chủ yếu như: Trồng cây ở đất phù hợp, bố trí luống trồng, mật độ trồng hợp lý; Khi cây bị bệnh tiến hành nhổ bỏ tránh lây lan. Sau khi nhổ cần xử lý sát trùng bằng bôi để diệt trừ nấm,vi khuẩn còn xót lại. Có thể xử dụng một số thuốc hóa học như: Ridomil Gold…phun theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

8. Kỹ thuật thu hoạch tam thất

Thời gian trồng tam thất thường kéo dài từ 3-7 năm. Muốn thu hoạch củ tam thất thì sau 5-7 năm trồng mới có thể thu hoạch. Ngoài củ, người trồng có thể thu hoạch hoa bắt đầu từ năm thứ 3, để phơi khô làm trà.

Nếu muốn nhân giống thì bắt đầu năm thứ 4 thì có thể thu hoạch 1 phân hoa và để 1 phân hoa lại để cây kết quả để thu hoạch hạt dùng nhân giống.

8. Kỹ thuật thu hoạch tam thất 1

Nguồn: Tổng hợp

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/ky-thuat-trong-va-cham-soc-cay-tam-that-mang-lai-hieu-qua-kinh-te-cao.html/feed 0
Tìm hiểu cách sử dụng cây Tam thất https://tracuuduoclieu.vn/tim-hieu-cach-su-dung-cay-tam-that.html https://tracuuduoclieu.vn/tim-hieu-cach-su-dung-cay-tam-that.html#respond Fri, 26 Feb 2021 08:16:49 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=53054 Cây Tam thất là vị thuốc rất quý được sử dụng lâu đời trong Đông y. Tam thất có vị hơi ngọt, đắng tính ôn, có 2 tác dụng chính là:

  • Khứ ứ chỉ huyết (thuốc cầm máu)
  • Tẩy huyết phụ sinh huyết mới (bổ huyết cho phụ nữ sau sinh)

Bên cạnh đó, Tam thất còn được sử dụng trong các bài thuốc trị chảy máu cam, lỵ ra máu, đẻ xong máu hôi không sạch, ung thũng, bị đòn tổn thương.

 

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/tim-hieu-cach-su-dung-cay-tam-that.html/feed 0
Top dược liệu có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam https://tracuuduoclieu.vn/top-duoc-lieu-co-gia-tri-kinh-te-cao-o-viet-nam.html https://tracuuduoclieu.vn/top-duoc-lieu-co-gia-tri-kinh-te-cao-o-viet-nam.html#respond Fri, 26 Feb 2021 06:21:38 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=53037 Với điều kiện khí hậu thuận lợi, đã tạo nên một hệ thực vật đa dạng ở nước ta. Bên cạnh đó, có nhiều cây dược liệu quý và có giá trị kinh tế cao, tiềm năng phát triển lớn. Một số dược liệu có kinh tế cao, các bạn tham khảo dưới đây:

  • Chó đẻ răng cưa
  • Cây đinh lăng
  • Ba kích
  • Sâm ngọc linh
  • Tam thất


 

Xem thêm: Cách sử dụng đơn giản trà diệp hạ châu- cây chó đẻ răng cưa

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/top-duoc-lieu-co-gia-tri-kinh-te-cao-o-viet-nam.html/feed 0
Cây tam thất và hoạt chất Ginsenodise Rb1 https://tracuuduoclieu.vn/cay-tam-that-va-hoat-chat-ginsenodise-rb1-1.html https://tracuuduoclieu.vn/cay-tam-that-va-hoat-chat-ginsenodise-rb1-1.html#respond Thu, 28 Jan 2021 02:30:56 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=52385 Lê Thị Thủy

Bộ môn Y cơ sở II

Đặt vấn đề

Tam thất là cây thuốc quý đã được mệnh danh là “Kim bất hoán” có nghĩa là vàng cũng không đổi được. Nhờ vào tầm quan trọng của cây như là một chất bổ, cây tam thất chỉ được ghi nhân trong dược thảo Trung Quốc vào năm 1578 trong quyển Compendium of Materia Medica của Li Shizen [1]. Nhiều người vẫn cho rằng tam thất chữa được cả bênh ung thư nên nhu cầu tiêu thụ tam thất rất lớn, không những ở châu Á có nền y học cổ truyền phát triển mà còn tiêu thụ ở cả châu Âu. Nguồn tam thất tiêu thụ ở Việt Nam chủ yếu từ các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây, Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Giang Tây (Trung Quốc) qua đường nhập khẩu chính thức. Và một lượng không nhiều được trồng ở Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lai Châu, Quảng Ninh.

Các nhà khoa học đã phân lập được hai saponin chủ yếu của Tam thất Việt Nam và xác định chúng là ginsenoside Rb1 và ginsenoside Rg1. Saponin Rg có tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh, có tác dụng chống mệt mỏi, tăng khả năng lao động trí óc và chân tay, nhưng loại Saponin Rb thì có tác dụng ức chế trung khu thần kinh biểu hiện an thần gây ngủ. Ứng dụng chính của ginsenoside Rb1 là trong lĩnh vực dược phẩm, nó được sử dụng chủ yếu như một loại dược phẩm để điều trị suy nhược của thận, rối loạn điều tiết của cơ thể, giúp xương và cơ bắp mạnh mẽ, thúc đẩy lưu thông máu ứ … Nó đã được sử dụng ở dạng viên nang, thuốc uống ở dạng lỏng, rượu chăm sóc sức khỏe và đồ uống có cồn khác…[2].

Tổng quan

1. Cây Tam thất

1.1. Hình thái cây Tam thất

Tam Thất có tên khoa học: Panax pseudo-ginseng Wall, thuộc họ ngũ gia bì (Araliaceae)

  • Tam thất là cây thuốc quý có rất nhiều tầm quan trọng như là một chất bổ. Tam thất là loại cây thảo, sống nhiều năm.
  • Thân mọc thẳng, cao 30 – 50cm, màu tím tía.
  • Lá kép chân vịt, 3 – 4 cái mọc vòng gồm 5-7 lá chét hình mác, gốc thuôn, đầu có mũi nhọn, mép khía răng, hai mặt có lông cứng ở gân, mặt trên thẫm, mặt dưới nhạt.
  • Cụm hoa mọc thành tán đơn ở ngọn thân; hoa màu lục vàng nhạt, đài 5 răng ngắn; tràng 5 cánh rộng ở phía dưới, nhị 5; bầu 2 ô.
  • Quả mọng, hình cầu dẹt, khi chín màu đỏ; hạt màu trắng.
  • Mùa hoa: tháng 5-7, mùa quả: tháng 8 – 10. Rễ củ hình con quay

1. Cây Tam thất 1Cây và củ Tam thất

Bột củ Tam thất có màu vàng nhạt, mùi đặc trưng, vị đắng sau ngọt. Soi dưới kính hiển vi thấy:

1. Cây Tam thất 2

Một số đặc điểm bột Tam thất:

(1) Mảnh bần gồm nhiều tế bào hình chữ nhật có màu nâu.
(2) Mảnh mô mềm là những tế bào hình đa giác đôi khi có mang các hạt tinh bột.
(3) Hạt tinh bột hình tròn, đa số là hình khối nhiều mặt, đường kính từ 0,005-0,017 mm, hạt tinh bột đơn, hoặc kép 2,3,4… thường tập trung thành khối.
(4) Mảnh mạch vạch.
(5) Mảnh mô mang túi tiết.

1.2. Thành phần hóa học

Thành phần hoá học chính của Tam thất là các saponin thuộc nhóm dammaran mà phần aglycon cũng là 2 chất: 20(S) protopanaxadiol và 20(S) protopanaxatriol như ở Nhân sâm.

Các saponin thường gặp trong rễ củ là:

  • a. Các saponin có phần aglycon là 20(S) protopanaxadiol: G-Rb1, G-Rb2, G-Rd, Gy-XVII, N-R4, N-Fa.
  • b. Các Saponin có phần aglycon là 20(S) protopanaxatriol: G-Re, G-Rg1, G-Rg2, G-Rh1, 20Glc-G-Rf, N-R1, N-R2, N-R3, N-R6.

Trong số các saponin trên, G-Rb1 có hàm lượng 1,8% và G-Rg1 1,9% còn G-Rb2 và G-Rc thì rất thấp.
*(Chú thích: G = Gingsenoside, Gy = gypenoside, N = notoginsenoside)

Các bộ phận khác của cây như rễ con, lá hoa đều có saponin nhóm dammaran [2].

Các nhà khoa học đã phân lập được hai saponin chủ yếu của Tam thất Việt Nam và xác định chúng là ginsenoside Rb1 và ginsenoside Rg1.

  • Saponin Rg có tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh, có tác dụng chống mệt mỏi, tăng khả năng lao động trí óc và chân tay, nhưng loại Saponin như Rb thì có tác dụng ức chế trung khu thần kinh biểu hiện an thần gây ngủ.
  • Tất cả các loại tổng saponin của rễ cũng như của lá Sâm Tam thất đều có tác dụng giảm đau rõ rệt.

1.3. Tác dụng của Tam thất

Trong y học cổ truyền:

Tam thất có vị đắng ngọt, tính ấm, vào các kinh can, thận. Có tác dụng hoạt huyết, bổ huyết, cầm máu, tiêu ứ huyết, tiêu sưng, giảm đau. Tam thất nam có vị cay, đắng, tính ôn. Có tác dụng thông kinh, hoạt huyết, tán ứ, tiêu thũng, chỉ thống.[3]

Trong y học hiện đại:

  • Tam thất có tác dụng bổ dưỡng: tăng lực, tăng sức đề kháng, điều hòa miễn dịch.
  • Kích thích tâm thần, chống trầm uất.
  • Bảo vệ tim chống lại những tác nhân gây loạn nhịp. Chất notoginsenoside trong Tam thất có tác dụng giãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi bị thiếu Oxy.
  • Cầm máu, tiêu máu, tiêu sưng: Chữa các trường hợp chảy máu do chấn thương (kể cả nội tạng), tiêu máu ứ do phẫu thuật, va dập gây bầm tím phần mềm. Bột Tam thất rắc giúp cầm máu nhanh các vết thương.
  • Giảm sinh khối u, do đó làm giảm tốc độ phát triển u, hạn chế sự di căn của tế bào ung thư, kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân ung thư.

2. Hoạt chất ginsenoside Rb1

2.1. Cấu tạo hóa học của ginsenoside Rb1:

Cấu trúc của ginsenoside Rb1 gồm 2 gốc α-glucozo liên kết với nhau bằng liên kết 1,2-glicozit và 2 gốc α-glucozo khác liên kết với nhau bằng liên kết 1,6-glicozit.

  • Tên hóa học: Ginsenoside Rb1
    2-O-β-Glucopyranosyl-(3β,12β)-20-[(6-O-β-D-glucopyranosyl-β-D-glucopyranosyl)oxy]-12-hydroxydammar-24-en-3-yl β-D-glucopyranoside
  • Công thức phân tử: C54H92O23
  • Khối lượng phân tử: 1109,29448 g/mol
  • Tên IUPAC:
    2-[[6-[2-[3-[4,5-dihydroxy-6-(hydroxymethyl)-3-[3,4,5-trihydroxy-6-(hydroxymethyl)oxan-2-yl]oxyoxan-2-yl]oxy-12-hydroxy-4,4,8,10,14-pentamethyl-2,3,5,6,7,9,11,12,13,15,16,17-dodecahydro-1H-cyclopentaphenanthren-17-yl]-6-methylhept-5-en-2-yl]oxy-3,4,5-trihydroxyoxan-2-yl]methoxy]-6-(hydroxymethyl)oxane-3,4,5-triol

2. Hoạt chất ginsenoside Rb1 1Cấu trúc của ginsenoside Rb1

2.2. Ứng dụng của ginsenoside Rb1

Ginsenoside Rb1 có các ứng dụng chủ yếu sau:

  • Ứng dụng trong lĩnh vực dược phẩm, nó được sử dụng chủ yếu như một loại dược phẩm để điều trị suy nhược của thận, rối loạn điều tiết của cơ thể và làm cho nó có xu hướng bình thường…
  • Ứng dụng trong lĩnh vực sản phẩm chăm sóc sức khỏe: nó đã được sử dụng ở dạng viên nang, thực phẩm sức khỏe, thuốc uống lỏng, rượu chăm sóc sức khỏe và đồ uống có cồn khác, trong đó có tác dụng chăm sóc sức khỏe tốt vào việc giữ ý chí mạnh mẽ, ẩm ướt gió, xương và cơ bắp mạnh mẽ, thúc đẩy lưu thông máu ứ… [2].

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Tam thất- Vị thuốc quý. Trung tâm dưỡng sinh và chăm sóc sức khỏe nụ cười xanh (9/2014).
[2]. Lin-Hu Quan; Jin-Ying Piao; Jin-Woo Min; Dong-Uk Yang; Hee Nyeong Lee; Deok Chun Yang, Bioconversion of ginsenoside Rb1 into compound K by Leuconostoc citreum LH1 isolated from kimchi. Braz. J. Microbiol. Vol.42 số 3 São Paulo July 2011
[3]. http://chuthapdo.org.vn/tam-that-va-tac-dung-bat-ngo-cua-tam-that-9032.html

Tác giả: Lê Thị Thủy – Bộ môn Y cơ sở II

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/cay-tam-that-va-hoat-chat-ginsenodise-rb1-1.html/feed 0
Nghiên cứu thành phần và điều chế Phytosome Saponin toàn phần của củ cây Tam thất (Panax Notoginseng ) trồng ở Tây Bắc Việt Nam https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-thanh-phan-va-dieu-che-phytosome-saponin-toan-phan-cua-cu-cay-tam-that-panax-notoginseng-trong-o-tay-bac-viet-nam.html https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-thanh-phan-va-dieu-che-phytosome-saponin-toan-phan-cua-cu-cay-tam-that-panax-notoginseng-trong-o-tay-bac-viet-nam.html#respond Thu, 12 Nov 2020 09:21:51 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=48197 Nguyễn Thị Thúy, Đào Thị Hồng Bích, Nguyễn Việt Anh, Vũ Đức Lợi, Bùi Thanh Tùng,
Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn Hữu Tùng

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 32, Số 1 (2016) 18-24.


Tam thất (Panax notoginseng (Burk.) F. H. Chen), một loại dược liệu quý, là cây đặc hữu của vùng Tây Bắc, cho năng suất tốt và giá trị kinh tế cao. Ở nước ta, cho sinh học và tác dụng dược lý của cây Tam thất còn ít và tản mạn; chưa có nghiên cứu hệ thống về hóa thực vật làm cơ sở dữ liệu cho việc phân tích, kiểm nghiệm nguồn dược liệu quý này cũng như để phát triển các ứng dụng của Tam thất làm thuốc dưới các dạng bào chế hiện đại. Với thực tế đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu thành phần saponin Tam thất bằng các phương pháp phân lập sắc ký và phân tích cấu trúc dùng phổ khối và cộng hưởng từ hạt nhân. Nghiên cứu đã ghi nhận được 5 hợp chất saponin bao gồm ginsenoside Rc, Rd, Re, Rb1 và Rg1 từ phân đoạn giàu saponin của củ Tam thất Tây Bắc. Để phát triển các dạng thuốc hiện đại, có sinh khả dụng cao, nghiên cứu cũng đặt vấn điều chế phức phytosome của saponin toàn phần của Tam thất.

Đặt vấn đề

Với điều kiện thiên nhiên nhiều ưu đãi, Việt Nam có một hệ sinh thái phong phú và đa dạng, có tiềm năng to lớn về tài nguyên và phát triển cây thuốc. Từ xa xưa, Tam thất được coi là vị thuốc y học cổ truyền quý, thường dùng cho phụ nữ sau khi sinh, người mới ốm dậy, suy nhược cơ thể, người già yếu. Tam thất có tác dụng bổ dưỡng, cầm máu, giảm đau, chống sưng viêm, hỗ trợ hệ miễn dịch và điều trị một số bệnh tim mạch [1, 2].

Đặt vấn đề 1

Hình ảnh cây Tam thất

Tam thất (Panax notoginseng (Burk.) F. H. Chen) là cây đặc hữu của vùng Tây Bắc, được trồng nhiều ở Lào Cai, Hà Giang, cho năng suất tốt. Tuy nhiên, sau khi thu hoạch thì chúng chủ yếu được dùng dưới dạng thô và theo một số bài thuốc cổ truyền. Các nghiên cứu về Tam thất ở nước ta còn ít, cho đến nay chưa có nghiên cứu hệ thống và chi tiết về thành phần hoạt chất cũng như tác dụng dược lý. Do đó, thực tế và yêu cầu đặt ra là cần có những nghiên cứu tập trung và hệ thống về thành phần hóa học, tác dụng sinh học, tác dụng dược lý của dược liệu quý này.

Thành phần hóa học chính trong Tam thất là saponin [6, 9], một số tác dụng sinh học chính của saponin Tam thất đã được chứng minh bao gồm: chống ung thư, đông máu, chống tiểu đường [2, 8, 11]. Saponin toàn phần của Tam thất có độ tan và hệ số phân bố và kích thước phân tử lớn ít thích hợp để được hấp thu qua màng sinh học. Ngoài ra chúng cũng nhanh chóng bị đào thải khỏi cơ thể, do đó thời gian bán thải của nó trong cơ thể ngắn, sinh khả dụng thấp [8]. Với mục đích nâng cao sinh khả dụng, nghiên cứu đặt vấn đề điều chế phytosome của saponin toàn phần Tam thất để sử dụng bào chế thuốc [7, 10, 13]. Phytosome saponin có cấu trúc dạng màng kép phospholipid, phần thân nước hòa tan saponin bên trong và phần phospholipid thân dầu bên ngoài. Cấu trúc này giúp saponin được hấp thu tốt hơn, thời gian bán thải dài hơn [4, 5]. Nghiên cứu cũng đặt vấn đề đánh giá hiệu suất quá trình tách chiết, quá trình tạo phytosome, các đặc điểm, tính chất của phytosome điều chế được.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

  • Củ Tam thất (Panax notoginseng (Burk.) F.H. Chen) được thu hái ở Simacai, Lào Cai vào tháng 10/2014 và được giám định thực vật học bởi Bộ môn Dược liệu & Dược học cổ truyền – Khoa Y Dược, ĐHQGHN.
  • Mẫu tiêu bản (PNS- 001) được lưu giữ tại Khoa Y Dược, ĐHQGHN.

Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp nghiên cứu thành phần saponin của Tam thất

Phương pháp phân lập các hợp chất

Sắc ký lớp mỏng (TLC): Sắc kí lớp mỏng được thực hiện trên bản mỏng tráng sẵn DCAlufolien 60 F254 (Merck 1,05715). Phát hiện chất bằng đèn tử ngoại bước sóng 254 và 366 nm hoặc dùng thuốc thử hiện màu là dung dịch H2SO4 10% được phun đều lên bản mỏng, sấy khô rồi hơ nóng trên bếp điện từ từ đến khi hiện
màu. Sắc kí cột (CC): Sắc ký cột được tiến hành với chất hấp phụ là silica gel pha thường và pha đảo (cỡ hạt 63-200, 40-63 µm, Merck, Đức).

Phương pháp xác định cấu trúc hóa học các hợp chất

Điểm nóng chảy đo trên máy Stuart SMP3. Phổ khối lượng ESI-MS đo trên hệ thống Alient 1260 series LC-MS ion trap. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H-NMR, 13CNMR, DEPT được ghi trên máy JEOL ECX 400 MHz, chuẩn nội TMS (tetramethyl silan).

Qui trình chiết xuất và phân lập

  • Mẫu củ Tam thất (500 g) sau khi rửa sạch, phơi khô, xay-nghiền nhỏ được ngâm chiết kỹ bằng dung môi ethanol 80% 3 lần (mỗi lần 3 L) sử dụng thiết bị chiết siêu âm ở 40oC trong 5 giờ.
  • Các dịch chiết ethanol thu được được lọc qua giấy lọc, gom lại và cất loại dung môi dưới áp suất giảm cho 86,4 g (17,28% khối lượng khô) cao etanol toàn phần.
  • Lấy 86,0 g cao chiết hòa tan trong nước cất (600 mL) và chiết phân bố bằng hexane, axetat và BuOH (mỗi dung môi 3 lần, mỗi lần 600 mL).
  • Các phân đoạn hexane, etyl axetat, BuOH được cất loại dung môi dưới áp suất giảm để thu được phân đoạn tương ứng: phân đoạn hexan (2,6 g), phân đoạn etyl axetat (33,8 g) và phân đoạn BuOH (60,7 g).

Tiến hành tách sắc ký cột phân đoạn chiết BuOH (40,0 g) trên cột sắc ký silica gel (Φ85mm × 90 mm) rửa giải với hệ dung môi có độ phân cực tăng dần bao gồm CH2Cl2-MeOH (20:1→1:1, v/v, mỗi phân đoạn 600 mL) thu được 5 phân đoạn ký hiệu là F1~F5.

Phương pháp điều chế phytosome của saponin toàn phần

Các bước tiến hành thí nghiệm:

  • Saponin toàn phần tách chiết từ Tam thất (1.0 g) được hòa tan với 10 ml aceton với khuấy từ gia nhiệt trong bình 250 mL.
  • Phospholipid cũng được hòa tan trong 40 mL methylene chloride (CH2Cl2) khuấy đều và đun nhẹ, sau đó đưa vào cùng một bình chứa saponin 250mL trên.
  • Đun hồi lưu nhẹ ở nhiệt độ khoảng 50oC trong thời gian 3h, sau đó đem chưng cất bằng máy cô quay để loại bỏ dung môi.
  • Sản phẩm cho tủa trong 50 mL hexan (C6H14), lọc tủa và rửa tủa bằng 40 mL hexane lạnh và 40 ml acetone lạnh, sấy và hút ẩm chân không. Thực hiện với tỉ lệ khối lượng saponin: phospholipid khác nhau.

Phân tích quang phổ hồng ngoại (IR) và phân tích nhiệt quét vi sai (DSC)

Phân tích quang phổ hồng ngoại nhằm tìm ra sự hiện diện của liên kết hidro trong phức saponin – phytosome. Phân tích nhiệt quét vi sai (DSC) được thực hiện trên Mettler DSC 30S (Mettler Toledo, US). Tiến hành đánh giá mẫu nguyên liệu phytosome, được niêm phong trong nhôm uốn, tốc độ gia nhiệt 10 oC/phút, thổi khí nitrogen lưu lượng 60 ml/phút.

Xác định các tính chất chuyển pha nhiệt của mẫu thông qua việc đo dòng nhiệt tỏa ra (hoặc thu vào) từ một mẫu được đốt nóng trong dòng nhiệt với các tốc độ khác nhau.

Kết quả nghiên cứu và bàn luận

Nghiên cứu qui trình chiết cao saponin toàn phần và thành phần saponin

Qui trình chiết cao saponin toàn phần Bằng các kĩ thuật chiết siêu âm, phân đoạn bằng các dung môi phân cực khác nhau đã thu được cao saponin toàn phần Tam thất với hiệu suất cao (12,14 % khối lượng khô dược liệu).

Kết quả phân tích định tính bằng SKLM cho thấy cao saponin toàn phần có hàm lượng các saponin cao bao gồm ginsenoside Rg1, Rb1, Rc, Rd và Re.

Chiết tách và xác định cấu trúc 5 thành phần saponin chính của tam thất

Bằng phối hợp đa dạng các phương pháp sắc ký bao gồm SKLM và sắc ký cột dùng silica gel pha thường và pha đảo thu được 5 hợp chất saponin chính từ các phân đoạn saponin toàn phần của củ Tam thất Tây Bắc.

Các hợp chất phân lập được được xác định cấu trúc hóa học trên cơ sở các phương pháp hóa lý bao gồm
phương pháp cộng hưởng từ hạt nhân NMR (Nuclear Magnetic Resonance) và phổ khối MS (Mass Spectroscopy) kết hợp với so sánh với dữ liệu công bố trong các tài liệu tham khảo [12,16].

Cấu trúc hóa học của 5 hợp chất được minh họa trong hình sau:

Chiết tách và xác định cấu trúc 5 thành phần saponin chính của tam thất 1

Điều chế, tối ưu hóa tỷ lệ và đánh giá đặc tính phytosome của saponin toàn phần Tam thất

 Điều chế và tối ưu hóa qui trình bào chế phức phytosome của saponin Tam thất

Theo kết quả ở bảng1, nhận thấy hiệu suất quá trình điều chế phytosome – saponin theo các tỉ lệ m(saponin) : m(phospholipid) khác nhau (1:1, 1:2, 1:3, 1:4) đạt cao nhất với tỉ lệ 1:3 (hiệu suất 88,76%) và thấp nhất khi tỉ lệ 1:1 (hiệu suất 70%).

Điều chế, tối ưu hóa tỷ lệ và đánh giá đặc tính phytosome của saponin toàn phần Tam thất 1

Hàm lượng saponin tạo phytosome

Qua hàm lượng saponin tạo phytosome được xác định, ghi trên bảng 2, thì với tỉ lệ saponin/phospholipid là 1:3 và 1:4 lượng saponin tạo phytosome cao (tương ứng là 71,39% và 73,89%), trong khi với tỷ lệ 1:1 và 1:2 lượng saponin tạo phytosome khá thấp (tương ứng 46,08% và 69,55%).

Dựa vào phân tử khối của phospholipid (MW=2810) và phân tử khối của các saponin thành phần (khoảng từ 800-1200) tức là gấp 2,3-3,5 lần ta thấy tỉ lệ tối ưu để điều chế phytosome cho hiệu suất cao nhất là tỉ lệ khối lượng 1:3 và tỉ lệ mol là 1:1 của saponin và phospholipid.

Đặc tính cảm quan, nhiệt độ nóng chảy

Phytosome thu được là chất bột min, màu trắng ngà; có nhiệt độ nóng chảy 143 145oC.

Phân tích phổ hồng ngoại (IR)

Trong khoảng 3200 – 3600 cm-1, xuất hiện đỉnh mới trong phức phytosome (C) ở 3564,45 cm-1, chứng tỏ có sự hình thành liên kết H giữa saponin và phospholipid trong quá trình tạo phytosome.

Trong khoảng từ 1760 – 1670 cm-1, xuất hiện đỉnh mới ở 1734,01cm-1 phức (B) và phức tinh chế (C), chứng tỏ sự có mặt của phospholipid trong phức (Hình 2).

Điều chế, tối ưu hóa tỷ lệ và đánh giá đặc tính phytosome của saponin toàn phần Tam thất 2

Trong biểu đồ saponin (A) và phức tinh chế(C), một số đỉnh từ 3 miền dao động có vị trí tương quan thể hiện lớp phospholipid bao phía ngoài quanh saponin, điều này dẫn đến sự thay đổi số liệu như ở (B) và (C), có những đỉnh đặc trưng ở vị trí giống nhau chứng tỏ sự tham gia của phospholipid trong phức phytosome saponin. Hơn nữa, sự hấp thu IR ở 1641cm-1 do liên kết C=C ở C-24 của phân tử nhóm dammarane – loại triterpenoid – chuyển lên số sóng 1649 cm-1, chứng tỏ sự tạo thành phức phytosome saponin.

 Phân tích nhiệt quét vi sai (DSC).

Phức hợp phytosome cho hai đỉnh thu nhiệt, đỉnh thu nhiệt thứ nhất thấp ở 84,40 oC, đỉnh này tạo thành do sự di chuyển mạnh khi ở nhiệt độ cao của phần phân cực trong phân tử phospholipid. Còn đỉnh thứ hai xuất hiện đỉnh nhọn cao ở 381,39 oC do sự chuyển trạng thái từ gel sang lỏng, sự phân hủy gây mất khối lượng và tạo khí. Ở nhiệt độ cao, chuỗi PEG trong phân tử phospholipid bị phân hủy, giải phóng ra ethylene glycol.

Kết luận

Chúng tôi đã xây dựng được quy trình chiết cao saponin toàn phần từ củ cây Tam thất trồng ở Tây Bắc với hiệu suất cao. Bằng phương pháp sắc ký phân lập được 5 chất saponin chính từ phân đoạn saponin toàn phần. Cấu trúc của các hợp chất được chứng minh dựa trên cơ sở phân tích phổ khối lượng MS, phổ cộng hưởng từ NMR và so sánh với số liệu công bố trong các tài liệu tham khảo. Từ saponin toàn phần, đã điều chế thành công, tối ưu hóa tỷ lệ thành phần và nghiên cứu một số đặc điểm của dạng bào chế phytosome saponin của cây Tam thất thu hái ở Tây Bắc.

Các nghiên cứu về tác dụng dược lí và sinh khả dụng của phytosome saponin đang được tiếp tục nghiên cứu để đánh giá những ưu điểm của dạng bào chế phytosome mang lại, bao gồm tăng khả năng hấp thu, cải thiện các đặc tính dược động học của saponin và tăng hiệu quả điều trị.

Lời cám ơn:

Nghiên cứu này được tài trợ bởi Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm Nhà nước phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc trong đề tài “Nghiên cứu phát triển (theo hướng GACP) và bào chế một số chế phẩm từ dược liệu Ô đầu, Ý dĩ, Tam thất, Đan sâm ở vùng Tây Bắc”, mã số: KHCN-TB.05C/13-18.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-thanh-phan-va-dieu-che-phytosome-saponin-toan-phan-cua-cu-cay-tam-that-panax-notoginseng-trong-o-tay-bac-viet-nam.html/feed 0