Từ 2000 năm trước đây, Diệp hạ châu- cây chó đẻ được người xưa dùng để làm thuốc với rất nhiều tác dụng chữa bệnh: tiểu dường, mỡ máu, tăng cường chức năng gan. Không chỉ vậy diệp hạ châu còn được sử dụng như một loại trà giải khát, hỗ trợ tăng cường sức khỏe, mát gan, thải độc gan.
Trà diệp hạ châu- cây chó đẻ thải độc, mát gan, tăng cường sức khỏe
Mục lục
Mô tả đặc điểm cây diệp hạ châu- chó đẻ răng cưa
- Cây chó đẻ răng cưa hay còn có tên khoa học là Phyllanthus amarus
- Diệp hạ châu hay còn có tên: chó đẻ răng cưa, diệp hạ châu đắng, cam kiềm, rút đất, khao ham.
- Cây thảo, sống hàng năm (có thể sống lâu năm), cao 20 – 30 cm, có thể đến 60 – 70 cm. Thân nhẵn, thường có màu xanh, đỏ.
- Lá mọc so le, hình bầu dục, xếp xít nhau thành hai dãy như một lá kép hình lông chim, mặt trên xanh lục nhạt, mặt dưới màu xám nhạt, dài 1 – 1,5 cm, rộng 3 – 4 mm, cuống lá rất ngắn.
- Hoa mọc ở kẽ lá, có cuống ngắn, đơn tính cùng gốc; hoa đực ở đầu cành có 6 lá dài, 3 nhị, chỉ nhị ngắn, hoa cái ở cuối cành, 6 lá dài, bầu hình trứng.
- Quả nang, hình cầu, hơi dẹt, mọc rủ xuống ở dưới lá, có khía mờ và có gai, hạt hình 3 cạnh.
- Mùa hoa: tháng 4 – 6. Mùa quả: tháng 7 – 9
Xem thêm: Hình ảnh nhận dạng diệp hạ châu- chó đẻ răng cưa
Trà diệp hạ châu là gì?
Trà Diệp hạ châu là sản phẩm giàu dược tính và rất giàu dinh dưỡng. Nguyên liệu từ những chiếc lá khô của cây diệp hạ châu- cây chó đẻ. Những chiếc lá này phải trải qua nhiều quá trình, trong đó có quá trình làm khô tự nhiên để đảm bảo tối đa các dưỡng chất còn giữ lại trong lá. Trà Diệp hạ châu sử dụng với mục đích chữa bệnh và hỗ trợ tăng cường sức khỏe con người.
Trà diệp hạ châu tươi đun nước uống
Cách làm trà diệp hạ châu- cây chó đẻ đơn giản nhất
Cách thu hoạch
- Cắt cây chừa khoảng 20cm gốc (để các cành ngủ mau tái sinh).
- Diệp hạ châu- cây chó đẻ thu hoạch lứa đầu tiên khi 3/4 số cây có hoa quả.
- Lá Diệp hạ châu được thu hái từ những chiếc lá bánh tẻ (không quá non mà cũng không quá già), lá xanh đậm vừa đủ dùng là được. Thu hoạch lá về thì rửa sạch, để ráo, phơi dưới nắng nhạt đầu buổi sáng hoặc cuối giờ chiều. Khi trời nắng gắt thì nên đặt lá trong bóng râm.
Cách bảo quản
- Phơi khô: Khi phơi phải trải mỏng, dưới lót tấm vải nhựa để tránh rơi mất hạt, sau 3 ngày phơi nắng trực tiếp hoặc hong gió, quả già sẽ tách vỏ hết. Để kiểm tra độ khô thì ta tiến hành bẻ thân, thấy cây khô giòn là được.
- Thu lấy hạt và cành lá rụng để bảo quản. Hạt để làm giống (thu lấy hạt, loại bỏ tạp chất, phơi lại 1-2 nắng cho khô), lá và cành khô làm thuốc.
- Nhớ đặt úp lá khi phơi nhé, cách này sẽ giúp giữ được tối đa sự thất thoát chất dinh dưỡng trong lá đấy. Đến cuối ngày thì lá sẽ săn lại. Lúc này bạn hãy tuốt cuống, nhặt bỏ nhánh lá chỉ để lại những mắt lá xanh nâu và mỏng như tơ. Sau 2 – 3 nắng thì chúng ta sẽ thu được một mẻ lá Diệp hạ châu khô. Ta có
- Để hạt khô trong chai, lọ sạch khô kín. Cành và lá diệp hạ châu- cây chó đẻ sau khi thu hạt cho vào túi khô, sạch kín và đây là dược liệu chính phẩm.
Diệp hạ châu- cây chó đẻ khi phơi khô
Với trà diệp hạ châu tươi
- Ta chỉ cần thu hoạch cắt 1 năm cây diệp hạ châu tươi
- Rửa sạch, tráng qua nước đun sôi để nguội
- Cho vào nồi đun và để uống trong ngày
Tác dụng của trà diệp hạ châu – chó đẻ răng cưa
Hỗ trợ điều trị viêm gan:
Diệp hạ châu (Phyllanthus amarus) có tính ức chế men DNA polymerase của virus viêm gan B và có tác dụng điều trị bệnh viêm gan siêu vi B kết quả 59% sạch trùng.
Tác dụng trên hệ thống miễn dịch:
Vào năm 1992, các nhà khoa học Nhật Bản cũng đã khám phá tác dụng ức chế sự phát triển HIV-1 của cao lỏng Phyllanthus niruri thông qua sự kìm hãm quá trình nhân lên của virus HIV. Năm 1996, Viện nghiên cứu Dược học Bristol Myezs Squibb cũng đã chiết xuất từ Diệp hạ châu được một hoạt chất có tác dụng này và đặt tên là “Nuruside”.
Tác dụng giải độc:
Theo nhiều tài liệu để lại, người Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc dùng trà Diệp hạ châu để trị các chứng mụn nhọt, lở loét, đinh râu, rắn cắn, giun.
Bệnh đường tiêu hóa:
Cây thuốc có khả năng kích thích ăn ngon, kích thích trung tiện. Người Ấn Độ dùng để chữa các bệnh: kiết lỵ, táo bón, thương hàn, viêm đại tràng. Nhân dân vùng Haiti, Java dùng cây thuốc này trị chứng đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, …
Bệnh đường hô hấp:
Người Ấn Độ sử dụng Diệp hạ châu để trị ho, viêm phế quản, hen phế quản, lao…
Tác dụng giảm đau:
Kenneth Jones và các nhà nghiên cứu Brazil đã khám phá tác dụng giảm đau mạnh và bền vững của một vài loại Phyllanthus, trong đó có cây Diệp hạ châu – Phyllanthus niruri. Nhờ có sự hiện diện của acid gallic, ester ethyl và hỗn hợp steroid (β-sitosterol và stigmasterol) mà tác dụng giảm đau của trà Diệp hạ châu mạnh hơn indomethacin gấp 4 lần và mạnh hơn 3 lần so với morphin
Tác dụng lợi tiểu:
Y học cổ truyền một số nước đã sử dụng Diệp hạ châu làm thuốc lợi tiểu, trị phù thũng. Một nghiên cứu của trường Đại học Dược Santa Catarina (Brazil-1984) đã phát hiện một alkaloid của Diệp hạ châu (phyllan thoside) có tác dụng chống co thắt cơ vân và cơ trơn, các nhà khoa học đã nhờ vào điều này để giải thích hiệu quả điều trị sỏi thận, sỏi mật của cây thuốc.
Hỗ trợ điều trị tiểu đường:
Năm 1995, tác dụng của trà Diệp hạ châu trong việc giảm đường huyết được công bố. Lượng đường huyết giảm đáng kể trên những bệnh nhân tiểu đường khi uống thuốc có chứa Diệp hạ châu.
Xem thêm: Cây chó đẻ và những tác dụng không ngờ
Cách sử dụng trà diệp hạ châu – cây chó đẻ
Hãm nước sôi với lá Diệp hạ châu khô như hãm nước chè hay uống, nên uống trong ngày. Nước Diệp hạ châu có màu nâu sẫm, vị thơm có thể uống thay cho trà. Thời gian đầu có thể bạn sẽ không quen với vị đắng của trà Diệp hạ châu, nếu vậy thì có thể cho thêm một ít cam thảo để tạo vị ngọt nhẹ cho dễ uống.
Tác dụng của trà Diệp hạ châu là rất hữu ích nhưng không vì thế mà lạm dụng dùng nhiều.
- Khi mới dùng nên dùng với liều ít, rồi tăng dần. Đặc biệt, nếu không mắc bệnh về gan thì chỉ nên dùng trà với liều lượng vừa phải, không dùng thường xuyên.
- Diệp hạ châu có tính đắng, lạnh, sẽ gây mệt mỏi khi dùng lâu dài. Mặc dù chưa có báo cáo nào về tác dụng bất lợi của Diệp hạ châu trên phụ nữ có thai, nhưng cũng cần thận trọng khi sử dụng cây này trên phụ nữ có thai thời kỳ đầu.
- Ai cũng biết cây chó đẻ có tính hàn nên có tác dụng giải nhiệt. Nhưng nếu người sử dụng ở thể hàn mà lại dùng cây chó đẻ thường xuyên và dùng liều lượng nhiều thì lại vô cùng nguy hại.