Từ xưa cha ông ta đã sử dụng cây chó đẻ (cây cam kiềm, diệp hạ châu) để làm thuốc chữa nhiều căn bệnh khác nhau như: giã nát với muối chữa đinh râu, mụn nhọt hoặc dùng khi bị sốt, đau mắt, rắn cắn… Chó đẻ răng cưa được sử dụng chủ yếu với công dụng rất quý đó là chữa những bệnh về gan.
Diệp hạ châu- cây Chó đẻ
Mục lục
- Tìm hiểu về cây chó đẻ
- Cách thu hái và sơ chế cây chó đẻ (cây cam kiềm)
- 10 tác dụng đáng quý của cây Chó đẻ
- 1. Trị viêm gan, suy gan
- 2. Chữa bệnh xơ gan cổ chướng
- 3. Giúp giảm cân
- 4. Chữa tiểu đường
- 5. Chữa bệnh đường hô hấp
- 6. Củng cố hệ thống miễn dịch
- 7. Cầm máu, lành thương
- 8. Chữa sốt rét giảm đau
- 9. Chữa ăn không ngon miệng, đau bụng, sốt, nước tiểu màu sẫm
- 10. Chữa mắt đau sưng đỏ, viêm thận đái đỏ, hoặc viêm ruột đi ngoài ra nước
- 11. Trị mụn nhọt mẩn ngứa ở người
- 14. Chữa trẻ em tưa lưỡi
- 15. Điều trị sản hậu ứ huyết
- Hiểm họa khi sử dụng cây chó đẻ không đúng cách
- Những lưu ý khi sử dụng cây chó đẻ
- Mua cây chó đẻ ở đâu chuẩn nhất
Tìm hiểu về cây chó đẻ
- Diệp hạ châu đắng – cây chó đẻ là cây thảo, sống hàng năm (có thể sống nhiều năm), cao 20 – 30 cm, có thể đến 60 – 70 cm. Thân nhẵn, thường có màu xanh, đỏ.
- Lá mọc so le, hình bầu dục, xếp xít nhau thành hai dãy như một lá kép hình lông chim, mặt trên xanh lục nhạt, mặt dưới màu xám nhạt, dài 1 – 1,5 cm, rộng 3 – 4 mm, cuống lá rất ngắn.
- Hoa mọc ở kẽ lá, có cuống ngắn, đơn tính cùng gốc; hoa đực ở đầu cành có 6 lá dài, 3 nhị, chỉ nhị ngắn, hoa cái ở cuối cành, 6 lá dài, bầu hình trứng.
- Quả nang, hình cầu, hơi dẹt, mọc rủ xuống ở dưới lá, có khía mờ và có gai, hạt hình 3 cạnh.
- Mùa hoa: tháng 4 – 6. Mùa quả: tháng 7 – 9.
Ở Việt Nam, chi Phyllanthus L. có khoảng 40 loài, trong đó đáng chú ý là 2 loài Phyllanthus urinaria L. và P. niruri L. có hình dáng gần giống nhau, mọc rải rác khắp nơi trừ vùng núi cao lạnh. Trên thế giới, các loài này cũng có vùng phân bố rộng rãi ở một số nước nhiệt đới Châu Á khác như Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Lào và ở cả Nam Trung Quốc.
Xem thêm: Hình ảnh nhận dạng cây chó đẻ răng cưa
Cách thu hái và sơ chế cây chó đẻ (cây cam kiềm)
Cách thu hái và sơ chế cây chó đẻ cũng là một bước vô cùng quan trọng để cho ra sản phẩm cây chó đẻ chất lượng, đem lại công dụng tốt nhất cho người sử dụng. Để thu hái và sơ chế diệp hạ châu đắng- cây chó đẻ đúng cách, cần thực hiện các bước sau:
- Nhổ toàn bộ cây. Cố gắng giữ được cả bộ rễ để tránh lãng phí hoặc mất thời gian thu hái lại bộ rễ.
- Chặt khúc nhỏ và phân từng bộ phận: rễ và thân cành, lá
- Cần rửa sạch các bộ phận của cây cho hết đất, hết bẩn
- Đem ra phơi nắng cho tới khi gần khô. Đây là bước rất quan trọng nếu không được nắng cây sẽ bị mốc. Do đó, cần hết sức chú ý khi phơi, tránh dính nước mưa.
- Đem phơi trong râm
- Đóng túi, bảo quản nơi khô ráo thoáng mát tránh ẩm mốc
10 tác dụng đáng quý của cây Chó đẻ
1. Trị viêm gan, suy gan
Theo các nghiên cứu hiện đại, cây chó đẻ chứa một số enzyme và hoạt chất có tác dụng chữa viêm gan như phyllanthine, hypophyllanthine, alkaloids và flavonoids…
Bên cạnh đó, dựa trên những nghiên cứu về cây chó đẻ, người ta thấy có kháng nguyên HBsAg, chứng tỏ cây tác dụng rất tốt trong việc kháng virus viêm gan B và ngăn ngừa được bệnh. Vì thế, với những ai mới được phỏng đoán bị viêm gan giai đoạn đầu, hoặc dòng họ có người bị bệnh gan và lo sợ mình cũng sẽ mắc bệnh, thì nên tìm sản phẩm từ cây chó đẻ răng cưa càng sớm càng tốt để ngăn ngừa bệnh gan hoành hành.
Cây chó đẻ đã được Bệnh viện Quân Y đem vào thử nghiệm lâm sàng điều trị bệnh viêm gan B mãn tính trên 54 bệnh nhân. Và sau khoảng 4 – 5 tháng theo dõi, bệnh nhân đã giảm hoặc mất đi các triệu chứng lâm sàng có ở bệnh viêm gan B, đồng thời phục hồi chức năng gan một cách đáng kể. Vì thế, tác dụng của cây chó đẻ răng cưa này đã trở nên nổi tiếng, cây đã được Bộ Y tế cho phép các Viện Dược liệu sản xuất với chức năng chính không những chữa bệnh gan, men gan tăng cao
Bài thuốc chữa viêm gan B bằng cây chó đẻ: cây chó đẻ sao khô 20g, cam thảo đất sao khô 20g. Sắc nước uống hằng ngày.
Xem thêm: Cây chó đẻ – cây thuốc quý trong điều trị giải độc gan
2. Chữa bệnh xơ gan cổ chướng
Đã có rất nhiều nghiên cứu y học hiện đại về việc sử dụng cây chó đẻ chữa bệnh về gan, và người ta cũng nhận thấy trong cây chó đẻ có chứa nhiều enzyme và các hoạt chất có tác dụng chữa xơ gan cổ trướng như: phyllanthine, hypophylanthine, alkaloid hay flavonoid… Những chất này có tác dụng bảo vệ và hồi phục tế bào gan khá hiệu quả nên có thể nói việc dùng cây chó đẻ chữa xơ gan cổ trướng là hoàn toàn có cơ sở.
Ở Việt Nam, cây chó đẻ được dùng sớm nhất tại Viện Đông y Hà Nội (1967) trong điều trị xơ gan cổ trướng.
Diệp hạ châu- cây Chó đẻ phơi khô đun nước uống chữa xơ gan cổ chướng
Bài thuốc:
- Chó đẻ răng cưa sao khô 100 g sắc nước 3 lần. Trộn chung nước sắc, thêm 150 g đường đun sôi cho tan, chia nhiều lần uống trong ngày.
- Cứ 1 liệu trình kéo dài 30 – 40 ngày.
Người bệnh cũng nên chú ý thêm tới chế độ ăn uống hàng ngày với khẩu phần hằng ngày phải hạn chế muối, tăng đạm (thịt, cá, trứng, đậu phụ).
3. Giúp giảm cân
Lá sen và cây chó đẻ thường được sử dụng kết hợp để cải thiện tình trạng béo phì, ăn nhiều thức ăn ngọt, sử dụng nhiều rượu bia. Khi kết hợp hai vị thuốc này cùng với chế độ ăn hợp lý, ít chất béo, tăng vận động thì người dùng sẽ đạt được mức cân nặng hợp lý và phòng chống được nhiều bệnh tật.
Người có men gan cao, máu nhiễm mỡ và béo phì lấy cây chó đẻ răng cưa và lá sen khô cho vào ấm hãm dùng thay nước uống hàng ngày. Sau một thời gian bạn sẽ thấy được kết quả thần kỳ trong việc giảm cân.
4. Chữa tiểu đường
Tác dụng giảm đường huyết của cây chó đẻ đã được kết luận vào năm 1995, đường huyết đã giảm một cách đáng kể trên những bệnh nhân tiểu đường khi cho uống thuốc này trong 10 ngày.
5. Chữa bệnh đường hô hấp
Người Ấn Độ sử dụng Diệp hạ châu để trị ho, viêm phế quản, hen phế quản, lao, và làm thuốc long đờm trị ho…
Tìm hiểu thêm: Công dụng chữa bệnh viêm xoang của cây chó đẻ
6. Củng cố hệ thống miễn dịch
Vào năm 1992, các nhà khoa học Nhật Bản cũng đã khám phá tác dụng ức chế sự phát triển HIV-1 của cao lỏng Phyllanthus niruri thông qua sự kìm hãm quá trình nhân lên của virus HIV.
7. Cầm máu, lành thương
Chữa vết thương ứ máu
Lá và cành chó đẻ, mần tưới, mỗi thứ 1 nắm. Tất cả đem giã nhỏ, thêm nước tiểu bé trai vào vắt lấy nước uống, bã đắp lên chỗ vết thương. Nếu có thể hòa thêm 8-12g bột đại hoàng vào càng tốt.
Chữa vết thương chảy máu
Lấy cành và lá chó đẻ răng cưa trộn với vôi giã nhỏ, đắp vào chỗ vết thương.
Chữa lở loét vết thương chưa liền miệng
Cách 1: Trường hợp xa cơ sở y tế: 5-6 cây chó đẻ răng cưa tươi sắc với nước uống, đồng thời dùng cành và lá chó đẻ gãi nát cùng với cơm nguội, đắp vào chỗ vết thương.
Cách 2: Dùng lá chó đẻ răng cưa. lá thồm lồm, liều bằng nhau. Ðinh hương 1 nụ, giã nhỏ đắp (Bách gia trân tàng).
8. Chữa sốt rét giảm đau
Kenneth Jones và các nhà nghiên cứu Brazil đã khám phá tác dụng giảm đau mạnh và bền vững của một vài loại Phyllanthus, trong đó có cây Diệp hạ châu – Chó đẻ Phyllanthus niruri. Tác dụng giảm đau của Diệp hạ châu mạnh hơn indomethacin gấp 4 lần và mạnh hơn 3 lần so với morphin. Tác dụng này được chứng minh là do sự hiện diện của acid gallic, ester ethyl và hỗn hợp steroid (beta sitosterol và stigmasterol) có trong Diệp hạ châu.
Bài thuốc:
- Dùng cây chó đẻ 8g, thảo quả, dây hà thủ ô, lá mãng cầu ta tươi, thường sơn, dây gắm mỗi vị 10g, bình lang (hạt cau), ô mai, dây cóc mỗi vị 4g đem sắc với 600ml nước, còn 200ml, chia uống 2 lần trước khi lên cơn sốt rét 2 giờ.
9. Chữa ăn không ngon miệng, đau bụng, sốt, nước tiểu màu sẫm
Cây thuốc có khả năng kích thích ăn ngon, kích thích trung tiện. Người Ấn Độ dùng để chữa các bệnh viêm gan, vàng da, kiết lỵ, táo bón, thương hàn, viêm đại tràng. Nhân dân vùng Haiti, Java dùng cây thuốc này trị chứng đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa…
Diệp hạ châu- cây Chó đẻ cùng những vị thuốc thảo dược
Bài thuốc:
- Dùng cây chó đẻ 1g, nhọ nồi 2g, xuyên tâm liên 1g. Tất cả các vị thuốc trên phơi khô trong bóng râm và tán bột. Sắc bột thuốc này và uống hết ngay một lúc. Uống mỗi ngày 3 lần
10. Chữa mắt đau sưng đỏ, viêm thận đái đỏ, hoặc viêm ruột đi ngoài ra nước
Y học cổ truyền một số nước đã sử dụng cây chó đẻ làm thuốc lợi tiểu, trị phù thũng.
Một nghiên cứu của trường Đại học Dược Santa Catarina (Brazil-1984) đã phát hiện một alkaloid của cây chó đẻ (phyllan thoside) có tác dụng chống co thắt cơ vân và cơ trơn, các nhà khoa học đã nhờ vào điều này để giải thích hiệu quả điều trị sỏi thận, sỏi mật của cây thuốc.
Bài thuốc:
- Dùng cây chó đẻ răng cưa 40g, Mã đề 20g, Dành dành 12g sắc uống.
11. Trị mụn nhọt mẩn ngứa ở người
Những người hay nổi mẩn ngứa và xuất hiện mụn nhọt khắp người có thể dùng cây chó đẻ răng trị mụn nhọt, mẩn ngứa bằng cách giã nhỏ cùng với muối. Sau đó cho vào nước đun sôi để uống cùng một chút đường. Như vậy tình trạng mẩn ngứa mụn nhọt sẽ giảm đi được đáng kể.
Ngoài ra, nếu bị nổi nhọt thì có thể dùng bài thuốc sau: Dùng một nắm cây chó đẻ với một ít muối giã nhỏ, chế nước chín vào, vắt lấy nước cốt uống, dùng bã đắp chỗ đau.
Tham khảo thêm: Dùng cây chó đẻ tắm trị ngứa cho trẻ như thế nào?
14. Chữa trẻ em tưa lưỡi
Bài thuốc:
- Giã cây tươi vắt lấy nước cốt, bôi
15. Điều trị sản hậu ứ huyết
Bài thuốc:
- Dùng 8-16g cây khô sắc uống hằng ngày
Hiểm họa khi sử dụng cây chó đẻ không đúng cách
Mặc dù cây chó đẻ có nhiều tác dụng chữa bệnh nhưng sử dụng đúng cách, đúng sự chỉ dẫn của thầy thuốc sẽ hạn chế tối đa những tác hại khi sử dụng. Dưới đây là một số tác hại khi sử dụng cây chó đẻ sai cách mà người sử dụng cần chú ý:
- Nguy hiểm cho người huyết áp thấp: do đặc trưng tính hàn của mình nên đây là loại cây đặc biệt nguy hiểm cho người huyết áp thấp. Chúng có thể phá huyết làm giảm hồng cầu cũng như huyết áp khi dùng quá liều sẽ gây nôn nói, mất nước và gây giảm huyết áp nhanh.
- Phá hồng cầu, suy giảm miễn dịch: điều này đặc biệt đối với các trường hợp sử dụng trong thời gian dài cũng như sử dụng quá liều lượng cho phép.
- Gây xơ gan, teo gan: với khả năng chữa các bệnh về gan tốt nhưng nhiều người lại quá lạm dụng nên dễ gây ra các nguy hại cho gan. Có 2 trường hợp đó là người không bị bệnh gan sử dụng quá nhiều trong thời gian dài dẫn đến suy giảm các chức năng về gan. Người sử dụng để điều trị bệnh gan nhưng không đúng liệu trình mà quá lạm dụng sẽ khiến cho tình trạng càng xấu đi.
- Cây chó đẻ gây vô sinh: Với tính hàn trong cây chó đẻ nên nếu sử dụng quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình thụ thai cũng như gây vô sinh.
Những lưu ý khi sử dụng cây chó đẻ
Sử dụng đúng loại cây chó đẻ: Với 3 loại có các dược tính khác nhau sẽ phù hợp để chữa các bệnh khác nhau . Do đó, cần phải tìm hiểu kỹ về từng loại cũng như căn cứ vào mục đích chữa bệnh của mình để chọn loại có dược tính phù hợp bởi hiện nay không phải loại cây nào cũng tốt.
Không sử dụng trong thời gian quá dài: Nhiều người cho rằng đây là loại cây thảo dược nên vô hại và sử dụng chúng trong thời gian kéo dài. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm khi chúng dễ dàng gây ra những tác hại khôn lường.
Không lạm dụng cây chó đẻ để giải nhiệt: với tính hàn mát của mình nhiều người sử dụng để đun thay nước uống hàng. Điều này cực kỳ nguy hiểm khi tiềm ẩn các nguy cơ có hại cho cơ thể. Nếu sử dụng làm nước uống giải nhiệt các bạn nên dùng trong thời gian ngắn sau đó nghỉ và dùng lại.
Mua cây chó đẻ ở đâu chuẩn nhất
Ngày nay do nhu cầu sử dụng dược liệu rất nhiều, chính vì vậy có hiện tượng nguồn dược liệu kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng bán tràn lan trên thị trường làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết.
Cây chó đẻ là loại dược liệu quý, vài năm gần đây được sử dụng rộng rãi trong các bài thuốc chữa bệnh trong y học cổ truyền. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị Y học cổ truyền… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.
Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt dược liệu Tuệ Linh cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc đông y như cây chó đẻ và những vị thuốc khác được Tuệ Linh cẩn thận chọn lựa, kiểm nghiệm và được nghành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.