Tra cứu dược liệu https://tracuuduoclieu.vn Tue, 23 Apr 2024 01:58:17 +0700 vi hourly 1 Nghiên cứu đặc điểm vi phẫu của thân và lá cây tầm gửi cây gạo (Taxillus chinensis) https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-dac-diem-vi-phau-cua-than-va-la-cay-tam-gui-cay-gao-taxillus-chinensis.html https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-dac-diem-vi-phau-cua-than-va-la-cay-tam-gui-cay-gao-taxillus-chinensis.html#respond Thu, 22 Oct 2020 01:17:54 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=46915 Nghiên cứu vi phẫu cắt ngang và soi bột thân và lá tầm gửi gạo. Kết quả cho thấy: trong vi phẫu của thân và lá tầm gửi gạo đều có các thành phần bần-biểu bì, mô mềm, xen kẽ là các đám sợi và libe-gỗ, tầng phát sinh libe-gỗ không rõ rệt. Đặc trưng của bột tầm gửi gạo là các tinh thể canxi oxlate hình khối lập thể, các mảnh mạch vòng, mạch điểm rất rõ ở thân nhiều hơn so với bột lá.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Các sản phẩm tự nhiên có nguồn gốc từ bài thuốc cổ truyền đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu phát triển thuốc mới. Tầm gửi gạo (Taxillus chinensis (DC.) Danser), thuộc họ Loranthaceae có nhiều tác dụng như bổ thận, bổ huyết….

Loài này được dùng rộng rãi ở Trung Quốc và Việt Nam để điều trị các hội chứng thận yếu như đau lưng, mỏi gối, viêm khớp, dọa sảy thai, tăng huyết áp, đau thắt ngực, đột quỵ, loạn nhịp nhanh, nhờ tác dụng ức chế miễn dịch, an thần, chống tăng huyết áp, kích thích co bóp tế bào cơ tim, gây giãn mạch vành và ức chế co tử cung

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Hình 1: Tầm gửi gạo (Taxillus chinensis)

Ở Việt Nam, tầm gửi gạo phân bố chủ yếu ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc như Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang…

Trữ lượng dược liệu này trong tự nhiên rất hạn chế và giá thành cao. Hiện nay, đã có hiện tượng làm giả tầm gửi gạo để bán cho người tiêu dùng, khiến hiệu quả điều trị của vị thuốc không ổn định. Do đó, việc tiêu chuẩn hóa dược liệu tầm gửi gạo rất cần để tránh nhầm lẫn với các loại dược liệu khác.

Trong bài báo này, chúng tôi thông báo kết quả nghiên cứu đặc điểm vi phẫu và bột tầm gửi gạo, làm cơ sở cho việc tiêu chuẩn hóa dược liệu này bằng phương pháp hiển vi.

NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nguyên liệu

Tầm gửi gạo – Taxillus chinensis (DC) Danser (hình 1) đang ra hoa và quả, thu hái tại Hiền Quang, Tam Nông, Phú Thọ vào tháng 6 – 2014. Lưu trữ các mẫu nghiên cứu tại Phòng Tiêu bản, Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng sản xuất thuốc, Học viện Quân y.

Phương pháp nghiên cứu

  •  Dược liệu tươi sau khi thu hái được rửa sạch và đem cắt tiêu bản.
  •  Một phần dược liệu khác được tách riêng phần lá và thân, sấy khô ở nhiệt độ 80oC tới khối lượng không đổi, sau đó, dùng thuyền tán và chày cối sứ nghiền nhỏ.
  •  Rây lấy bột mịn, dùng kim mũi mác lấy bột dược liệu cho lên phiến kính đã nhỏ sẵn một giọt glycerin.
  •  Đặt lamen lên và quan sát đặc điểm bột dược liệu dưới kính hiển vi .
  •  Phần thân chính cắt cách chồi đỉnh khoảng 2 cm, lá cắt ở 1/3 gân chính tính từ cuống lá. Tẩy các lát cắt bằng nước javen, sau đó nhuộm theo phương pháp nhuộm kép.
  •  Quan sát đặc điểm vi phẫu dưới kính hiển vi.
  •  Chụp ảnh đặc điểm vi phẫu và bột dược liệu dưới kính hiển vi bằng máy ảnh CANON. Xử lý ảnh bằng phần mềm PHOTOSHOP CS8.

Kết quả nghiên cứu và bàn luận

 Kết quả vi phẫu thân của Tầm gửi gạo

 Kết quả vi phẫu thân của Tầm gửi gạo 1Hình 2: Hình ảnh vi phẫu thân tầm gửi gạo

1: Bần-biểu bì;

2: Mô mềm vỏ;

3: Bó sợi;

4: Libe;

5: Gỗ

 

 

Nhận xét: Quan sát hình ảnh vi phẫu thấy mặt cắt thân hình gần tròn, từ ngoài vào trong có các đặc điểm mặt cắt ngang có thiết diện tròn.

Lớp bần gồm nhiều hàng tế bào xếp thành vòng đồng tâm và dãy xuyên tâm (1), mặt ngoài phủ một lớp cutin mỏng. Mô mềm vỏ là những tế bào hình trứng hay đa giác thành mỏng (2). Trong mô mềm, rải rác có đám mô cứng hay đám sợi (3). Libe gồm các bó nhỏ, ngoài mỗi bó có bó sợi, tầng phát sinh libe-gỗ không rõ. Phần libe-gỗ rất phát triển, libe phía ngoài (4), phần gỗ phía trong xếp thành dải (5). Trong cùng là mô mềm ruột được cấu tạo bởi các tế bào hình tròn hay đa giác có kích thước lớn, thành mỏng, rải rác có chứa đám tinh thể canxi oxalat hình khối.

 Kết quả vi phẫu lá của Tầm gửi gạo

 Kết quả vi phẫu lá của Tầm gửi gạo 1Hình 3: Vi phẫu lá tầm gửi gạo.

1: Biểu bì; 2: Mô dày;

3: Mô giậu; 4: Mô mềm;

5: Mô cứng; 6: Gỗ;

7: Tinh thể canxi oxalate;

8: Libe

Nhận xét: Quan sát hình ảnh vi phẫu lá cho thấy: Gân lá: phía trên hơi lồi, phía dưới lồi nhiều. Biểu bì trên và dưới gồm một hàng tế bào hình chữ nhật nhỏ, xếp đều đặn, phía ngoài được phủ lớp cutin mỏng. Sát biểu bì là lớp mô dày. Mô mềm là tế bào thành mỏng, hình đa giác hay hình trứng. Trong mô mềm có các đám mô cứng tạo thành cung rải rác bao quanh bó libe-gỗ.

ó 3 bó libe-gỗ lớn ở 3 gân chính, cung libe phía trên và phía dưới bao quanh bó gỗ. Gỗ cấu tạo bởi mạch gỗ xếp thành hàng xen kẽ trong nhu mô tạo thành các bó riêng biệt. – Phiến lá: biểu bì trên và dưới là một hàng tế bào hình chữ nhật, tương tự gân lá. Mô giậu không rõ. Trong mô mềm có thể cứng và rải rác có tinh thể canxi oxalat hình khối.

Kết quả soi bột dược liệu lá

Kết quả soi bột dược liệu lá 1
Hình 4: Hình ảnh vi phẫu bột lá tầm gửi gạo

Nhận xét: Soi dưới kính hiển vi quan sát thấy bột màu vàng lục, không mùi, không vị. Các mảnh mạch điểm (1), mảnh mạch mạng, mạch xoắn (2, 3). Mảnh biểu bì mang lỗ khí (4), mảnh mô mềm lá có tế bào hình đa giác thành mỏng. Sợi đứng riêng lẻ hay tụ thành bó. Tế bào mô cứng có nhiều hình dạng khác nhau, thành dày, khoang hẹp. Tinh thể canxi oxalat hình cầu gai (5) và hình khối (6, 7, 8).

Kết quả soi bột dược liệu thân

Kết quả soi bột dược liệu thân 1

Hình 5: Đặc điểm bột thân tầm gửi gạo

Nhận xét: Soi dưới kính hiển vi quan sát thấy bột màu vàng lục, không mùi, không vị. Các mảnh mạch vòng (1, 2), bó sợi (3), mảnh mạch mạng, mạch điểm (4, 5). Mảnh mang màu (6), mảnh mô mang các tinh thể canxi oxalate (7). Tinh thể canxi oxalat hình khối (8, 9).

KẾT LUẬN

  1. Đã mô tả đặc điểm vi phẫu và bột dược liệu tầm gửi gạo.
  2. Kết quả cho thấy: trong vi phẫu của thân và lá tầm gửi gạo đều có các thành phần bần, biểu bì, mô mềm, xen kẽ là đám sợi và libe-gỗ, tầng phát sinh libe-gỗ không rõ rệt.
  3. Bột tầm gửi gạo có tinh thể canxi oxlate hình khối lập thể. Các mảnh mạch vòng, mạch điểm rất rõ ở thân nhiều hơn so với bột lá.
  4. Kết quả này bước đầu góp phần xây dựng và tiêu chuẩn hóa dược liệu tầm gửi gạo.

Nguồn: Nguyễn Xuân Thủy, Chử Văn Mến, Vũ Bình Dương (2014), Nghiên cứu đặc điểm vi phẫu của thân và lá cây tầm gửi cây gạo (Taxillus chinensis), Tạp chí Y- Dược học quân sự, số 8.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-dac-diem-vi-phau-cua-than-va-la-cay-tam-gui-cay-gao-taxillus-chinensis.html/feed 0
Nghiên cứu thành phần hóa học của cây Tầm gửi gạo Taxillus chinensis (DC) Dans. sống trên cây gạo https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-thanh-phan-hoa-hoc-cua-cay-tam-gui-gao-taxillus-chinensis-dc-dans-song-tren-cay-gao.html https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-thanh-phan-hoa-hoc-cua-cay-tam-gui-gao-taxillus-chinensis-dc-dans-song-tren-cay-gao.html#respond Mon, 19 Oct 2020 03:41:14 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=46928 Nguyễn Xuân Thủy, Trương Ngọc Hùng, Nguyễn Thị Nga, Vĩ Tiến Chính, Lưu Văn Chính 

Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, số 6


Trong y học cổ truyền, cây tầm gửi được sử dụng rộng rãi trong các đơn thuốc của người Trung Quốc để điều trị những biểu hiện của bệnh về xương khớp như đau lưng, đau đầu gối, chứng viêm khớp, cao huyết áp, đau thắt lưng, chứng rối loạn nhịp tim, béo phì, nhiễm khuẩn và điều trị ung thư.

Mở đầu

Tầm gửi gạo Taxillus chinensis (DC) Dans., thuộc họ Tầm gửi (Loranthaceae) là cây bán ký sinh, hạt mộc có thể sống trên nhiều cây thân gỗ khác nhau.

Mở đầu 1

Hình ảnh cây Tầm gửi gạo – Taxillus chinensis (DC) Dans.

Ở Việt Nam, cây tầm gửi Taxillus chinensis (DC) Dans. được tìm thấy trên nhiều cây chủ thân gỗ khác nhau như cây gạo, cây dâu, cây mít, cây lim và thành phần hóa học của cây tầm gửi phụ thuộc vào thân chủ, do vậy hoạt tính sinh học của loài này trên các cây chủ khác nhau sẽ không giống nhau, dẫn đến sự đa dạng về thành phần hoá học và hoạt tính sinh học của loài này.

Trong số các cây tầm gửi thân gỗ Taxillus chinensis (DC) Dans., tầm gửi sống trên cây gạo được sử dụng nhiều hơn cả, người dân ở một số địa phương như Phú Thọ, Vĩnh Phúc sử dụng tầm gửi gạo để giải nhiệt, giải gan, điều trị viên cầu thận, tăng cường sức khỏe cho phụ nữ sau sinh…

Nghiên cứu về hóa học cho thấy trong cây tầm gửi gạo có chứa các flavon như quercetin-3-O- α-l-rhamnoside, kaemferon-3-O- α-L-rhamnoside, quercetin-3-O- β-D-glucuronide, 3,3’,4’,5,7-pentahydroxyflavan và tocopherolquinon. Trong chương trình nghiên cứu về một số loài tầm gửi gỗ ở Việt Nam, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu thêm về tầm gửi sống trên cây gạo và một số cây khác. Trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi giới thiệu một số sterol lần đầu tiên được phân lập từ cây tầm gửi sống trên cây gạo.

Nguyên liệu, phương pháp

Nguyên liệu

Lá và thân của tầm gửi gạo Taxillus chinensis (DC) Dans. Được thu hái vào tháng 6 năm 2013, tại Tam Nông, Phú Thọ.

Thiết bị

Phổ NMR được ghi trên máy Brucker AM500 FT-NMR, sử dụng TMS là chất nội chuẩn. Sắc ký lớp mỏng thực hiện trên bàn mỏng tráng sẵn silicagel trên đế nhôm 60 F254 (Merck) và phát hiện bằng đèn tử ngoại bước song 254nm hoặc dùng thuốc thử là H2SO4 10%. Sắc ký cột được tiến hành với chất hấp thụ silicagel (Merck), cỡ hạt 0,040 – 0,063 mm và 0,015 – 0,040 mm.

Chiết xuất các chất

  • Bột cây tầm gửi gạo (2,5 kg) được chiết xuất bằng MeOH công nghiệp.
  • Dịch chiết được cô quay dưới áp suất giảm thu được 30g cao chiết tổng.
  • Cao chiết MeOH được phân tán trong nước sau đó chiết lần lượt với n-hexan, etylaxetat và n-bytanol.
  • Loại bỏ các dung môi dưới áp suất giảm để thu các cao chiết n-hexan (12g), etylaxetat (4g) và n-bytanol (9g).

Phân lập các chất

  • Cao chiết n-hexan chạy cột sắc ký dùng hệ dung môi rửa giải n-hexan : axeton từ 19 : 1 đến 1 : 1 thu được 5 phân đoạn (H1 – H5), tiếp theo phân đọan H3 (1,1 g) được chạy cột sắc ký với hệ dung môi n-hexan : etylaxetat 10 : 1 thu được 40 mg chất 1 (TGH3).
  • Phân đoạn H4 (900 mg được chạy tiếp sắc ký cột – silicagel với hệ dung môi rửa giải n-hexan : etylaxetat 9 : 1 sau đó kết tinh lại trong n-hexan thu được 75 mg chất 2 (TGH4).
  • Sắc ký cột thường – silicagel cao chiết etylaxetat (1,8 g) với hệ dung môi etylaxetat : metanol 19 : 1, sau đó kết tinh lại trong etylacetat thu được 70 mg h p ch t 3 (TGE2).
  • Từ cao chiết n-butanol, sau khi chạy sắc ký cột- silicagel với hệ dung môi ra giải cloroform : metanol = 4 : 1, tiếp theo là 1 : 1 thu được 3 phân đọan (B1 – B3).
  • Phân đọan B3 (380 mg) tiếp tục được chạy sắc ký cột – silicagel với hệ dung môi cloroform : metanol : nước1 : 1 : 0,1 để nhận được 50 mg chất 4 (TGB).

Hợp chất 1 (TGH3):

Chất dầu không màu. ESI-MS [M+H]+: 297. 1H-NMR (CDCl3, 500 MHz, ppm) δ 5,41 (m, 1H, H-2), 4,15 (d, J = 7 Hz, 2H, H-1), 2,03 (m, 2H, H-4), 1,67 (s, 3H, H-20), 1,53 (m, 1H, H-15), 1,43 (m, 4H, H-5, H-7, H-11), 1,39-1,02 (m, 14H, H-6, H-8, H-9, H-10, H-12, H-13, H-14), 0,86 (m, 12H, H-16, H-17, H-18, H-19). 13C-NMR (CDCl3, 500 MHz, ppm) δ 140,3 (C-3), 123,1 (C-2), 59,4 (C-1), 39,9 (C-4), 39,4 (C-14), 37,4 (C-10, C-12), 37,3 (C-8), 36,7 (C-6), 32,8 (C-7), 32,7 (C-11), 28,0 (C-15), 25,1 (C-5), 24,8 (C-13), 24,5 (C-9), 22,7 (C-17), 22,6 (C-16), 19,7 (C-18, C-19), 16,2 (C-20).

Hợp chất 2 (TGE2):

Chất rắn, màu vàng Mp: 182-183oC. ESI-MS [M-1]-: 447. 1H-NMR (CDCl3, 500 MHz, ppm) δ 7,36 (d, J = 2 Hz, 1H, H-2′), 7,33 (dd, J1 = 2 Hz, J2 = 8 Hz, H-6′), 6,93 (d, J = 8 Hz, H-5′), 6,39 (d, J = 2 Hz, H-8), 6,22 (d, J = 2 Hz, H-6), 5,37 (d, J = 1,5 Hz, H-1”), 4,24 (dd, J1 = 1,5 Hz, J2 = 3,5 Hz, H-2”), 3,77
(dd, J1 = 3,5 Hz, J2 = 9,5 Hz, H-3”), 3,44 (q, J1 = 6,5 Hz, J2 = 10 Hz, H-4”), 3,36 (d, J = 9,5 Hz, H-5”), 0,96 (d, J = 6 Hz, 3H, H-6”). 13C-NMR (CDCl3, 500 MHz, ppm) δ 179,6 (C-4), 165,9 (C-7), 163,2 (C-5), 159,3 (C-9), 158,5 (C-2), 149,8 (C-4′), 146.4 (C-3′), 136,2 (C-3), 123,0 (C-6′), 122,9 (C-1′), 116,9 (C-5′), 116,4 (C-2′),
105,9 (C-10), 103,5 (C-1”), 99,8 (C-6), 94,7 (C-8), 73,3 (C-4”), 72,1 (C-3”), 72,0 (C- 2”), 71,9 (C-5”), 16,7 (C-6”).

Hợp chất 3 (TGB):

Chất rắn màu vàng, Mp: 175-176oC. ESI-MS [M-H]-: 477. 1H-NMR (CDCl3, 500 MHz, ppm) δ 8,00 (d, J = 2 Hz, 1H, H-2′), 7,50 (dd, J1 = 2 Hz, J2 = 8,5 Hz, 1H, H-6′), 6,88 (d, J = 8,5 Hz, 1H, H-5′), 6,41 (d, J = 2 Hz, 1H, H-6), 6,22 (d, J = 2 Hz, 1H, H-8), 5,36 (d, J = 7 Hz, 1H, H-1”), 3,57 (m, 4H, H-2”,
H-3”, H-4”, H-5”). 13C-NMR (CDCl3, 500 MHz, ppm) δ 179,4 (C-4), 176,0 (C-6”), 166,1 (C-7), 162,9 (C-5), 159,1 (C-9), 158,4 (C-2), 149,8 (C-4′), 145,9 (C-3′), 135,8 (C-3), 122,7 (C-6′, C-1′), 118,3 (C-5′), 116,4 (C-2′), 105,6 (C-10), 104,3 (C-1”), 100,0 (C-6), 94,8 (C-8), 78,1 (C-3”), 77,4 (C-5”), 75,5 (C-2”), 73,4 (C-4”).

Hợp chất 4 (TGH4):

Chất rắn màu trắng, Mp: 151-152oC. ESI-MS [M+1]+: 411. 1H-NMR (CDCl3, 500 MHz, ppm) δ 5,35 (m, 1H, H-6), 5,24 (dd, J1 = 8 Hz, J2 = 15 Hz, 1H, H-23), 5,17 (dd, J1 = 7,5 Hz, J2 = 15 Hz, 1H, H-22), 4,72 (d, J = 1,5 Hz, 1H, H-27b), 4,69 (d, J = 1,5 Hz, 1H, H-27a), 3,52 (m, 1H, H-3), 2,42 (m, 1H, H-
24), 2,27 (m, 2H, H-4), 1,95-2,06 (m, 3H, H-7a, H-12b, H-20), 1,84 (m, 2H, H-7b, H-1b), 1,69 (m, 2H, H-16), 1,65 (s, 3H, H-26), 1,32-1,58 (m, 7H, H-11a, H-15b, H- 28, H-2, H-8), 1,04-1,31 (m, 5H, H-1a, H-15a, H-12a, H-16a, H-17), 1,02 (d, J = 5 Hz, 3H, H-21), 1,01 (m, 2H, H-14, H-11b), 1,00 (s, 3H, H-19), 0,94 (m, 1H, H-9),
0,85 (t, J = 3,5 Hz, 3H, H-29), 0,69 (s, 3H, H-18). 13C-NMR (CDCl3, 125 MHz, ppm) δ 148,6 (C-25), 140,7 (C-5), 137,2 (C-22), 130,0 (C-23), 121,7 (C-6), 109,5 (C-27), 71,8 (C-3), 56,8 (C-14), 55,8 (C-17), 52,0 (C-24), 50,1 (C-9), 42,3 (C-4), 42,2 (C-13), 41,0 (C-20), 39,7 (C-12), 37,2 (C-1), 36,5 (C-10), 31,9 (C-7, C-8), 31,6
(C-2), 28,7 (C-16), 25,7 (C-28), 24,3 (C-15), 21,1 (C-11), 20,8 (C-19), 20,2 (C-21), 19,4 (C-26), 12,1 (C-29), 12,0 (C-18).

Kết quả và thảo luận

Cấu trúc của các hợp chất TGH3, TGE2 và TGB được xác định bằng các phương pháp phổ NMR và MS. So sánh với các kết quả do nhóm Vũ Xuân Giang và các cộng sự công bố có thể đi đến kết luận THG3 là 3,7,11,15-tetra metyl-2-hexadecen-1-ol, TGE2 là quercetin-3-O–L-rhamnoside và TGB là quercetin-3-O-
-D-glucuronide. Tuy nhiên, hợp chất TGH4 lại là chất chưa từng được phân lập từ loài Taxillus chinensis (DC) Dans.

Kết quả và thảo luận 1

Hình 1: Một số hợp chất phân lập từ loài axillus chinensis (DC) Dans.

Phổ 13C-NMR của TGH4 cho thấy:

  • Hợp chất này có 29 cacbon gồm 5 nhóm metyl, 10 nhóm metylen, 10 nhóm metin và 4 nhóm cacbon b¬c 4 (ph DEPT).
  • Trong số 10 nhóm metin có mặt trong phân tử thì chỉ có 1 nhóm metin thuộc kiểu được đặc trưng bởi δ c 71,8 ppm.
  • Ngoài ra, 3 nhóm metin khác xuất hiện ở vùng trường hợp thấp có δ c xuất hiện lần lượt ở 137,2; 130,0 và 121,7 ppm chứng tỏ đây là các nhóm metin thuộc 2 nối đôi biệt lập, các dữ kiện của phổ 13C-NMR và sự có mặt của pic ion phân tử tại m/z 410 trên phổ khối lượng EISM cho phép xác định công thức phân tử của chất này là C29H46O và cho biết cấu trúc của chất này có 4 vòng, một nhóm hydroxy.
  • Như vậy TGH4 là một sterol có bộ khung giống như cholesterol.

Trên phổ 1H-NMR cho thấy:

  • Xuất hiện tín hiệu của một nhóm metyl ở dạng triplet có δ H 0,85 ppm (J = 3,5 Hz) thuộc nhóm etyl.
  • Trong 3 nhóm metyl có dạng tín hiệu singlet thì một nhóm xuất hiện ở vị trí có δ H 1,65 ppm chứng tỏ nhóm này được gắn với nguyên tử cacbon mang nối đôi, tín hiệu các proton của 2 nhóm còn lại xuất hiện lần lượt là δ H 0,69 và 1,00 ppm thuộc về 3H-18 và 3H-19.
  • Nhóm metyl cuối cùng có dạng tín hiệu doublet ở δ H 1,02 (J = 5 Hz) được quy cho 3H-21. Ở vùng trường thấp hơn có tín hiệu ở δ H 3.52 của nhóm metin gắn với -OH, dựa vào dạng phân tách tín hiệu cho biết proton này có cấu hình β .
  • Các nhóm metin của các nối đôi cũng được nhận dạng gồm H-27a (δ H 4,69 ppm) và H-27b (δ H 4,70 ppm), H-22 (δ H 5,17 ppm, dd, J1 = 7,5 Hz, J2 = 15 Hz), H-23 (δ H 5,24 ppm, dd, J1 = 8 Hz, J2 = 15 Hz) với hiệu ứng mái nhà của dạng trans, cuối cùng là proton metin của H-6 với tín hiệu chân rộng tại δ H 5,35 ppm.
  • Sự quy kết các tín hiệu của hợp chất này còn được khẳng định bởi các phổ 2 chiều HSQC và HMBC.

Kết quả và thảo luận 2

Hình 2: Phổ HMBC của hợp chất TGH4

Từ phân tích các dữ liệu phổ ở trên và so sánh với các dữ liệu của hợp chất sterol tách ra từ các loài Clerodendrum (VERBENACEAE) đã được Akihisa công bố trong tài liệu cho phép kết luận TGH4 là 22-dehydroxclerosterol hay (22E)-poriferasta-5,22,25-trien-3-ol mới được phát hiện trong cây tầm gửi gạo.

Kết luận

  • Từ cây tầm gửi gạo (Taxillus chinensis (DC) Dans.) đã phân lập được 4 chất gồm phytol (3,7,11,15-Tetra metyl-2-hexadecen-1-ol), (22E)-poriferasta-5,22,25-trien-3-ol, quercetin-3-O–L-rhamnoside và quercetin-3-O-glucuronide
  • Cấu trúc của các chất được xác định bằng các phương pháp phổ như 1HNMR, 13C-NMR HSQC, HMBC và trên cơ sở só sánh các tài liệu tham khảo. Trong số các chất phân lập được, hợp chất sterol 22-dehydroxclerosterol hay (22E)-poriferasta-5,22,25-trien-3-ol lần đầu tiên phân lập được từ loài thực vật này.

Nguồn: Nguyễn Xuân Thủy, Trương Ngọc Hùng, Nguyễn Thị Nga, Vĩ Tiến Chính, Lưu Văn Chính (2014), Nghiên cứu thành phần hóa học của cây Tầm gửi gạo Taxillus chinensis (DC) Dans. sống trên cây gạo, Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, số 6.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-thanh-phan-hoa-hoc-cua-cay-tam-gui-gao-taxillus-chinensis-dc-dans-song-tren-cay-gao.html/feed 0