Tra cứu dược liệu https://tracuuduoclieu.vn Fri, 22 Nov 2024 04:06:23 +0700 vi hourly 1 Công dụng của quả La hán https://tracuuduoclieu.vn/cong-dung-cua-qua-la-han.html https://tracuuduoclieu.vn/cong-dung-cua-qua-la-han.html#respond Wed, 03 Mar 2021 08:18:42 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=55040 Công dụng của quả La hán 1

Đôi nét về quả La hán

  • Tên tiếng Việt: Khố áo xiêm, Khố áo, Sĩ tư la hán quả, La hán
  • Tên khoa học: Siraitia siamensis (W. G. Craib) C. Jeffrey ex S.Q. Zhong & D. Fang
  • Tên đồng nghĩa: Thladiantha siamensis Craib
  • Họ: Cucurbitaceae (Bầu bí)

Mô tả cây

Quả la hán là loại quả có hình cầu, đường kính khoảng 5 – 7cm, khi tươi có màu xanh lục, khi khô chuyển sang màu nâu. Thịt quả mọng, chứa nhiều hạt. Thịt quả có chứa các chất đường hữu cơ như fructose, glucose.

Thành phần hóa học

Trong thịt quả la hán có chứa một nhóm glycosides loại tecpen, gọi chung là mogrosides, chiếm khoảng 1% phần thịt của quả (Mogrosides là chất tạo ra vị ngọt).

  • Cả quả khô lẫn quả tươi đều được dùng để chiết, và chế biến thành một chất bột có thể chứa ít nhất 80% mogrosides.
  • Hỗn hợp mogrosides trong quả la hán cho vị ngọt cao hơn khoảng 300 lần so với vị ngọt của đường mía (tính theo trọng lượng).

Như thế, bột chiết 80 % sẽ ngọt gấp 250 lần so với đường mía. Mogroside nguyên chất có thể ngọt gấp 400 lần so với đường mía.

Công dụng

Theo Đông y, thịt quả la hán có vị ngọt, tính mát, không độc. Tác dụng nhuận phế (làm mát phổi), hóa đàm (làm tan đàm), chỉ khát (làm hết khát nước), nhuận tràng.

Thường được dùng để chữa ho phế nhiệt và ho do đàm hỏa (đàm vàng đặc, khó khạc), viêm hầu họng, viêm phế quản cấp, khản tiếng, cổ họng khô khát, đại tiện táo…

Theo nghiên cứu hiện đại:

  • La hán có khả năng làm tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể, giúp giảm lipid máu, chống oxy hóa, chống dị ứng, làm chất tạo vị ngọt có ích cho người bị đái tháo đường…
  • Quả la hán dùng thích hợp cho những người bị nóng bứt rứt trong người, hơi thở nóng, ho đàm đặc, đàm vàng, khô vùng hầu họng.
  • La hán còn có công dụng ngăn ngừa quá trình oxy hóa, hạn chế lão hóa sớm, rối loạn nội tiết.

Liều lượng:

  • Ngày uống 5 – 15g dạng thuốc sắc, hãm nước sôi hay hấp chín để uống (có trường hợp dùng tới 30g).

Món ăn, bài thuốc từ quả La hán

Để chữa táo bón: người ta thường phối hợp la hán với mật ong.

Chữa bệnh lao phổi: thịt quả la hán (50g) và thịt heo nạc (100g).

Thanh nhiệt giải độc, mát gan:

Món ăn, bài thuốc từ quả La hán 1

Cách nấu nước La Hán

Nguyên liệu: 2-3 quả la hán, 2 lít nước nóng

Cách thực hiện:

  • Sơ chế nguyên liệu. Rửa sạch sẽ quả La Hán qua 3 – 4 lượt nước. Sau đó dùng dao hoặc tay loại bỏ hết lớp lông trên vỏ La Hán.
  • Thái nhỏ quả La Hán. Dùng dao bổ La Hán làm 4 – 5 phần tùy thuộc vào kích thước của quả. Hoặc bạn cũng có thể dùng ta bóp nát quả rồi cho vào nồi nước.Có thể dùng cả quả hoặc bỏ vỏ đều được.
  • Đổ nước đun sôi vào bình chứa quả la Hán. Nhiệt độ nước ở 70 độ là hợp lý. Không nên dùng nước nhiệt độ quá cao có thể làm mất đi dưỡng chất có trong loại quả này.

Nấu trà La Hán và hoa cúc

Nguyên liệu: 1 quả La Hán đã chín, 25g hoa cúc.

Cách thực hiện:

  • La Hán, hoa cúc rửa sạch. Sau đó thái La Hán thành lát mỏng.
  • Cho La Hán đã thái mỏng vào nồi và đổi 1.5 – 2l nước tinh khiết vào.
  • Đun với lửa nhỏ trong khoảng 30 – 45 phút. Khi nước sôi thì thì thả hoa cúc vào, đun thêm 10 phút thì tắt bếp.
  • Để nước nguội sau đó dùng lưới lọc để loại bỏ cặn, lấy phần nước trà trong.

Lưu ý

Những người có tình trạng tỳ vị hư hàn, lạnh bụng, đi tiêu lỏng, những người ho do bị cảm lạnh thì không nên dùng quả la hán.

Theo: Tổng hợp

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/cong-dung-cua-qua-la-han.html/feed 0
Món ăn, bài thuốc từ Rau bợ nước https://tracuuduoclieu.vn/mon-an-bai-thuoc-tu-rau-bo-nuoc.html https://tracuuduoclieu.vn/mon-an-bai-thuoc-tu-rau-bo-nuoc.html#respond Thu, 28 Jan 2021 08:27:25 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=54760 Rau bợ là rau dại mọc khắp nơi trên đất nước ta, tập trung nhiều ở ao, rãnh, mương, hồ và đầm lầy. Rau bợ tuy là rau dại nhưng giá trị dinh dưỡng cao. Người dân ở một số địa phương miền Bắc thường thu hái rau bợ quanh năm để làm rau sống, nấu canh ăn hằng ngày hoặc phơi khô dùng như trà thuốc có tác dụng giải nhiệt cơ thể, trị ngứa, rôm sảy mùa hè.

Món ăn, bài thuốc từ Rau bợ nước 1

Mô tả

  • Cây thảo, cao 15 – 20 cm. Thân bò, mảnh, có nhiều mấu, mỗi mấu mang rễ và 2 lá một, có cuống dài 5 -15 cm. Lá có 4 lá chét, xếp chéo chữ thập, hình tam giác ngược, gốc thuôn hẹp, đầu bằng rộng, mép nguyên, hai mặt nhẵn.
  • Bào tử quả có lông dày, mọc 2 – 3 cái một ở gốc cuống lá, đầu tròn, có răng nhỏ ở gần gốc.
  • Mùa sinh sản : tháng 5-6.

Phân bố, sinh thái

Rau bợ nước phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Châu Á, cây có ở hầu hết các nước ở vùng Nam Á, Đông – Nam Á và Trung Quốc.

Ở Việt Nam, rau bợ nước phân bố từ vùng đồng bằng, trung du đến vùng núi; độ cao phân bố đến 1000m. Cây ưa sáng, sống ở môi trường nước nông, phần thân rễ và rễ ngập trong bùn, lá vượt lên khỏi mặt nước. Thường gặp ở ruộng lúa nước, bờ kênh mương nơi sát mép nước hay ở các vũng lầy.

Bài thuốc, món ăn từ rau bợ

Theo các chuyên gia dinh dưỡng trong 100 g rau bợ có 4,6% protid, 1,6% glucid, 0,72% caroten vitamin C và cyclolaudenol. Chính vì những hoạt chất trên nên rau bợ có vai trò rất lớn trong phòng và trị bệnh.

Một số món ăn, bài thuốc từ cây rau bợ đã được ghi nhận như sau:

Bài thuốc 1

Rau bợ 20 g, lá sen non 30 g, đem nấu canh ăn hằng ngày.

==> Món ăn này có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, mát can thận; có thể giải nhiệt mùa hè, an thần hạ áp, rôm sảy, mày đay, rối loạn chuyển hóa chức năng gan…

Bài thuốc 2

Rau bợ và lá bồ công anh non mỗi thứ một nắm to, nấu canh ăn 5 -7 ngày.

==> Món ăn này có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, trừ mủ, sinh cơ; có thể dùng trong các trường hợp: viêm tắc tuyến vú, mụn nhọt, rôm sảy. Ngoài ra, lấy hai vị trên rửa sạch, giã nát đắp lên vùng bị bệnh có tác dụng giảm nhiệt, tiêu sưng, làm vết thương chóng liền miệng.

Lưu ý: Rau bợ là loài mọc sâu trong bùn đất nên khi thu hái chỉ lấy phần thân và lá non, rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng cho bớt vị tanh. Rau bợ có tính hàn nên những người lạnh bụng, đi ngoài phân lỏng, ăn uống tích trệ, ậm ạch khó tiêu, chân tay lạnh… không nên dùng.

Nguồn: Lương y Chu Văn Tiến 

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/mon-an-bai-thuoc-tu-rau-bo-nuoc.html/feed 0
Hoa nhài giúp thanh nhiệt, chữa mất ngủ https://tracuuduoclieu.vn/hoa-nhai-giup-thanh-nhiet-chua-mat-ngu.html https://tracuuduoclieu.vn/hoa-nhai-giup-thanh-nhiet-chua-mat-ngu.html#respond Thu, 22 Oct 2020 06:35:03 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=46788 Hoa nhài được trồng làm cảnh ở khắp nước ta. Ngoài công dụng để ướp trà, hoa nhài còn là vị thuốc chữa một số bệnh thông thường. Trong y học cổ truyền, hoa nhài có tính bình, hơi hàn, vị đắng có tác dụng thanh nhiệt trị mất ngủ, giải độc, lợi thấp, tiêu thũng, hoạt huyết… dùng chữa bệnh mất ngủ, tăng huyết áp, tiêu chảy, hoa mắt, chóng mặt…

Hoa nhài giúp thanh nhiệt, chữa mất ngủ 1

1. Thông tin về cây hoa Nhài

  • Cây hoa nhài là một cây nhỏ, nhiều cành mọc xòe ra.
  • Lá hình trái xoan nhọn ở đầu và ở phía cuống, dài 3-7 cm, rộng 20-35mm, 2 mặt đều bóng, khe các gân phụ ở mặt dưới có lông.
  • Cụm hoa mọc ở đầu cành ít hoa.
  • Quả có 2 ngăn, hình cầu, đường kính 6mm màu đen, quanh có đài phủ lên.

2. Hoa Nhài trong sức khỏe đời sống

Hoa nhài thường được trồng ở nhiều nơi không chỉ để làm cảnh mà người dân còn dùng hoa Nhài để ướp trà, làm dược liệu chăm sóc sức khỏe. Có thể kể đến một số tác dụng điển hình của hoa như:

Đẩy lùi các căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa: Nhài giúp cơ thể dễ dàng sản sinh ra các vi khuẩn có lợi, nhất là trong đường ruột. Vì vậy khi bạn bị rối loạn tiêu hóa, ỉa chảy… thì hoa nhài là một trong những bài thuốc vô cùng hữu hiệu.

  • Giúp khí huyết lưu thông: Hoa nhài giúp kích thích lưu thông khí huyết. Qua đó, giảm bớt nguy cơ tụ huyết hoặc bị chèn mạch máu não.
  • Giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi: Hương thơm từ hoa nhài vô cùng dễ chịu. Nó có thể xóa tan cảm giác chán chường, mệt mỏi, kích thích cảm giác tích cực từ não bộ.

Giúp giấc ngủ sâu và ngon hơn: Nếu bạn bị mất ngủ, hãy sử dụng ngay bài thuốc kết hợp giữa hoa nhài và tâm sen. Hiệu quả sẽ đến ngay chỉ sau vài lần sử dụng.

3. Hướng dẫn cách pha trà đúng vị

3. Hướng dẫn cách pha trà đúng vị 1

Hình ảnh bình trà hoa Nhài thơm ngát

Chuẩn bị

  • Dùng 10 đến 12 bông nhài sấy khô, thơm ngát và không bị nấm mốc, mối mọt.
  • Dụng cụ pha trà: ấm trà, chuyên trà, chén uống trà, xúc trà
  • Nguyên liệu pha trà: Trà Hoa Nhài Khô thượng hạng, nước lọc tinh khiết

Cách pha

  • Cho trà hoa nhài sấy khô đã chuẩn bị trên cho vào trong ấm trà 200ml
  • Đánh thức trà: Rót một chút nước sôi ra ấm nhằm giảm nhiệt độ của nước xuống còn 90 độ.
  • Ủ trà thêm nước ở nhiệt độ 90 độ C, hãm trà trong khoảng 2 phút – 5 phút
  • Thưởng thức trà, uống trà hoa nhài khi còn nóng

Lưu ý

Trà hoa nhài không tráng trước khi uống vì trà hoa nhài dễ bị bay hương, sẽ làm mất vị thơm tự nhiên của hoa nhài.

  • Lượng trà hoa nhài với nước phải vừa đủ so với số lượng người thưởng thức.

4. Một số bài thuốc về hoa Nhài thường được sử dụng

Chữa mất ngủ

Hoa nhài 6g, tâm sen 8g. Hoa nhài và tâm sen hãm với nước sôi uống nhiều lần trong ngày. Uống liên tục từ 7-10 ngày sẽ thấy kết quả rõ rệt.

Chữa tăng huyết áp

Hoa nhài 10g, hoa hòe 10g, kim cúc 6g, hoa đại 6g. Sắc với ba bát nước còn một bát, chia uống hai lần trong ngày. Uống vào buổi sáng và tối sau bữa ăn. Mỗi liệu trình uống 10 ngày.

Trị bệnh tiêu chảy

  • Hoa nhài 6g, chè xanh 10g, thảo quả 3g, vỏ dộp ổi 3g.
  • Cách dùng: 4 thứ trên đem sắc với 600ml nước còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày, uống sau các bữa ăn.
  • Uống liên tục trong 3 ngày. Hoặc hoa nhài 10g, vỏ quả lựu 10g, cam thảo đất 16g.
  • Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Uống trong 4 ngày.

Trị bệnh tiêu chảy 1

Nhức mỏi, đau đầu gối

Hoa nhài 50g, móng giò lợn 200g. Cách nấu: móng giò lợn rửa sạch, chặt khúc, ướp gia vị. Hoa nhài đã rửa sạch để ráo.

  • Cho 3 bát nước đun sôi móng giò khoảng 30 phút, cho hoa nhài vào, nêm gia vị vừa đủ bắc ra ngay.
  • Ăn khi canh còn nóng, có thể dùng làm canh ăn với cơm. Mỗi tuần nên ăn khoảng 3-5 lần.
  • Đơn thuốc này dễ làm nhưng lại hiệu quả cho người hay nhức mỏi, đau đầu gối.

Giúp thanh nhiệt mùa hè, tăng cường sức đề kháng

  • Hoa nhài khô 1 thìa, cho hoa nhài vào bình trà, rót 300ml nước sôi để hãm, 5 phút sau trà có mùi thơm có thể uống luôn, người thích ngọt thì cho thêm mật ong hòa đều để nguội uống.
  • Bài thuốc này có công dụng thanh thuần tỉnh não, khai khiếu giải phiền.

Chữa đi tiểu nhiều

Hoa nhài 5g, ngân hạnh 3g, sắc với 3 bát nước trong 1 giờ. Ngày uống hai lần, uống trong 7 ngày.

Chữa ho suyễn

Hoa nhài 3g, đậu phụ 100g hãm vào nước sôi uống trị được phế ung, ho suyễn, ngực đầy khí suyễn, hô hấp không thuận. Uống liên tục trong 10 ngày.

Nguồn: Cây thuốc hay (2016), Y học cổ truyền

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/hoa-nhai-giup-thanh-nhiet-chua-mat-ngu.html/feed 0
Trà thảo mộc thanh lọc cơ thể và điều hòa thân nhiệt https://tracuuduoclieu.vn/tra-da-va-cac-loai-tra-thao-moc-se-giup-ban-thanh-loc-co-the-va-dieu-hoa-than-nhiet.html https://tracuuduoclieu.vn/tra-da-va-cac-loai-tra-thao-moc-se-giup-ban-thanh-loc-co-the-va-dieu-hoa-than-nhiet.html#respond Sat, 15 Sep 2018 07:48:34 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=53977 Vào những ngày hè, cơ thể chúng ta thường xuyên bực bối, khó chịu và chảy mồ hôi. Vì vậy chúng ta luôn tìm cách để làm mát cơ thể như ở trong phòng lạnh, quạt mát, hạn chế đi ra ngoài đường,… Bên cạnh đó, chúng ta thường uống nhiều nước mát và trà thanh nhiệt là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu. 

Trà thảo mộc thanh lọc cơ thể và điều hòa thân nhiệt 1

1. Một số trà thanh nhiệt phổ biến

Uống trà là một nét văn hóa của người Việt, uống trà vừa có tác dụng giải khát vừa tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật. Ngoài cây trà xanh, nhân dân còn sử dụng rất nhiều thảo dược từ thuốc nam. Mỗi loại trà dược thảo có mùi vị, tính năng, tác dụng khác nhau. Sau đây là một số trà thảo dược uống rất thơm ngon có tính phòng trị bệnh cao.

Trà cúc hoa

  • Cúc vàng, cúc trắng đều có vị ngọt, tính mát.
  • Tác dụng: mát gan, giáng hỏa, giải độc… Phòng trị các chứng đau đầu, mắt yếu, tê mỏi, mụn nhọt.

Cách dùng:  Hoa cúc phơi khô. Ngày 20-30g pha nước uống hoặc phối hợp câu kỷ, táo đỏ, cam thảo.

Trà vối

  • Cây vối nhà, vối rừng đều có vị cay đắng tính ấm.
  • Tác dụng: trị đầy bụng, khó tiêu, viêm đại tràng mạn tính, lỵ trực trùng.

Cách dùng: Lá vối hoặc nụ dùng tươi hoặc khô, hoặc ủ chín lá phơi khô làm trà uống quanh năm. Ngày 40-50g nấu hoặc pha uống như trà.

Trà atiso

  • Atiso có vị ngọt tính mát.
  • Tác dụng: chữa viêm gan thận cấp mãn, viêm khớp, mụn nhọt, các bệnh liên quan do huyết nhiệt…

Cách dùng:  Hoa lá atiso rửa sạch phơi khô thái lát. Ngày 30-50g sắc hoặc pha nước sôi uống, hoặc phối hợp với các vị thuốc khác để dùng.

Trà atiso 1

 

Trà khổ qua

  • Khổ qua nhà, rừng đều có vị đắng, tính mát.
  • Tác dụng: thanh nhiệt, mát gan, chữa đái tháo đường, mụn nhọt, táo bón, sỏi gan mật…

Cách dùng: quả, hoa, rễ. Cây khổ qua nhà hoặc rừng thái lát phơi khô. Ngày 20-30g sắc hãm nước sôi uống như trà.

Trà giảo cổ lam

  • Giảo cổ lam có vị đắng, tính mát.
  • Tác dụng: tăng kháng thể, bảo vệ tế bào gan, giúp tiêu hóa, giảm huyết áp, mỡ máu, đường huyết…

Cách dùng:  Lá cây phơi khô cắt nhỏ. Ngày 10-12g sắc hãm nước sôi uống như trà.

Nước đậu đen

  • Đậu đen có vị ngọt, tính mát.
  • Tác dụng bổ can thận, bổ huyết trừ phong, thanh thấp nhiệt, hạ khí, lợi tiểu, giải độc, tiêu khát.

Cách dùng:  20-40g, luộc đồ hoặc nấu chè ăn. Hoặc rang thơm pha nước uống.

Nước đậu đen 1

2. Một số cách làm mát cơ thể

Lựa chọn quần áo rộng: Thay bằng mặc những trang phục bó sát vào cơ thể, nếu phải đi ra ngoài,bạn nên chọn những bộ quần áo rộng rãi, nhẹ và sáng màu và đội một chiếc mũ rộng vành. Lựa chọn chất liệu vải thấm hút mồ hôi sẽ khiến cơ thể bạn dễ chịu hơn

Sử dụng kem chống nắng: Trên thị trường mỹ phẩm có rất nhiều loại kem chống nắng nhưng bạn nên lựa chọn những loại kem có cảm giác thẩm thấu, không gây bóng nhẫy trên da. Nam giới cũng nên sử dụng kem chống nắng bởi hầu hêt các loại kem chống nắng đều không màu và không gây kích ứng da.

Uống nhiều nước lọc: Ngoài việc trách rượu bia và các chất kích thích thì việc bổ sung nước lọc vào cơ thể những ngày hè là điều căn bản để hạ nhiệt. Cơ thể khi mất quá nhiều mồ hôi thì bạn cần bù nước để lấy lại cân bằng. Theo lời khuyên của các chuyên gia, mỗi ngày bạn nên uống ít nhất 2 lít nước lọc.

Ăn đồ luộc: Thay vì ăn những món chiên, xào nhiều dầu mỡ, vào những ngày nắng nóng bạn nên sử dụng thực đơn đồ luộc. Với các món ăn thanh đạm, kèm thêm canh hoặc nước rau luộc sẽ khiến bữa ăn của bạn nhẹ nhàng, ngon miệng hơn.

Nguồn: Báo SK&ĐS

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/tra-da-va-cac-loai-tra-thao-moc-se-giup-ban-thanh-loc-co-the-va-dieu-hoa-than-nhiet.html/feed 0
Cách sử dụng bột Sắn dây hiệu quả https://tracuuduoclieu.vn/cach-su-dung-bot-san-day-hieu-qua.html https://tracuuduoclieu.vn/cach-su-dung-bot-san-day-hieu-qua.html#respond Sun, 12 Aug 2018 09:20:47 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=53445 Trong những ngày hè nóng nực, người dân thường sử dụng bột Sắn dây như một thức uống giải khát giúp làm mát và giải độc cơ thể. Tuy nhiên sử dụng Sắn dây hằng ngày có tốt không hay dùng bột Sắn dây uống chín hay uống sống tốt hơn? Tra cứu dược liệu sẽ giải đáp cho bạn ngay dưới đây.

Cách sử dụng bột Sắn dây hiệu quả 1

Bột sắn dây giúp thanh nhiệt và giải độc cơ thể

1. Mô tả cây

  • Sắn dây là một loại dây leo, có thể dài tới 10m, rễ phát triển to lên thành củ, nhiều bột. Thân cây hơi có lông.
  • Lá kép gồm 3 lá chét; lá chét hình trứng, bản thân lá chét lại chia thành 2-3 thuỳ rõ rệt phiến lá chét dài 7-15cm, rộng 5-12cm có lông nằm rạp trên 2 mặt lá, cuống lá chét giữa dài, cuống 2 lá chét hai bên ngắn hơn.
  • Hoa màu xanh, mọc thành chùm ở kẽ lá.
  • Quả dài 9-10cm, rộng 10mm, màu vàng nhạt, rất nhiều lông.

2. Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang ở khắp miền rừng núi nước ta tuy nhiên không thấy khai thác cây mọc hoang. Được trồng tại khắp nơi để lấy củ ăn và chế bột sắn dây làm thuốc.

  • Từ cuối tháng 10 đến tháng 3-4 năm sau, người ta đào lấy rễ rửa sạch đất cát, bóc bỏ lớp vỏ giấy bên ngoài (cho dễ khô), cắt thành từng khúc dài 10-15cm, nếu đường kính quá to thì bổ dọc thành 2 nửa, có khi thái thành từng miếng dày 0,50-1cm, xông diêm sinh, sau đó phơi hoặc sấy khô. Nếu muốn chế bột sắn dây thì giã nhỏ, gạn lấy tinh bột, lọc đi lọc lại nhiều lần, phơi khô.

3. Công dụng của Sắn dây

Theo y học cổ truyền:

Theo dược học cổ truyền, sắn dây vị ngọt, tính mát, có công dụng giải cơ thoái nhiệt, phát biểu thấu chẩn, sinh tân chỉ khát, thăng dương chỉ tả.

  • Thường được dùng để chữa các chứng bệnh như sốt do ngoại cảm, đau cổ gáy, đau đầu, sởi, sốt cao khát nước, đái tháo đường, tiêu chảy, kiết lỵ, huyết áp cao, thiếu máu cơ tim, chảy máu cam, nôn ra máu, trĩ xuất huyết, tai ù tai điếc…

Theo y học hiện đại:

Nghiên cứu hiện đại cho thấy, sắn dây có tác dụng dược lý khá phong phú như:

  • Hạ nhiệt
  • Cải thiện lưu lượng tuần hoàn não và động mạch vành tim
  • Làm giảm đường huyết, điều hòa rối loạn lipid máu
  • Hạ huyết áp
  • Giải độc, bảo hộ tế bào gan
  • Chống lão hóa làm đẹp da, bổ sung estrogen tự nhiên

Khả năng trị tàn nhang của sắn dây bắt nguồn từ một nhóm hoạt chất Isoflavone có trong củ sắn dây có hoạt tính Estrogen tương tự như hormon Estrogen ở người phụ nữ. Chính chất này sẽ thay thế hormone bị rối loạn, làm ổn định hoạt động của chúng, ngăn cản sự bài tiết quá nhiều các sắc tố melanin làm giảm thâm nám. Ngoài ra, Isoflavone còn là chất chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa trong cơ thể.

==> Để trị tàn nhang , bạn lấý khoảng ½ chén nước ép cà chua đem trộn đều với 1 thìa bột sắn dây. Sau khi tẩy da chết trên mặt, bạn thoa đều hỗn hợp này lên da, kết hợp massage nhẹ nhàng cho đế khi hỗn hợp khô trên da thì rửa mặt với nước ấm.

3. Công dụng của Sắn dây 1

Theo các nhà khoa học, trong thành phần của sắn dây rất giàu protein và lexithin có tác dụng kích thích sản sinh ra estrogen – nội tiết tố nữ, nhờ vậy giúp vùng ngực của phụ nữ tròn đầy và săn chắc. Phụ nữ xưa cho rằng, uống bột sắn dây vừa giúp điều hòa cơ thể sau kì nguyệt san vừa kích thích vòng một phát triển tự nhiên, giúp khuôn ngực nảy nở hơn.

Cách dùng:

  • Củ sắn dây thái phiến, phơi hoặc sấy khô, đựng trong lọ kín để dùng dần, mỗi ngày lấy 20 – 30g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.
  • Khi uống, có thể pha thêm một chút đường phèn. Cũng có thể cho vào nồi sắc lấy nước uống.

4. Lưu ý cách sử dụng Sắn dây

Trẻ em uống bột sắn dây sống hay chín tốt hơn?

Thứ nhất, bột sắn dây là một dạng tinh bột lọc ra từ cây sắn dây và ở dạng “sống”, khi được quấy lên thì dễ dàng chuyển thành dịch nhão nhờ khả năng hồ hóa. Qua quá trình này, bột sắn trở nên dễ tiêu hơn.

Thứ hai, bột sắn dùng sống, theo Đông y, có tính hàn rất mạnh. Các bộ phận của trẻ em nhìn chung còn yếu ớt nên nếu dùng sống sẽ dễ bị các tác động không tốt như lạnh bụng, tiêu chảy, …

==> Quấy chín bột sắn sẽ làm cho tính hàn giảm bớt, cho các bé uống vừa dễ tiêu mà vẫn giữ được tính chất mát lành của sản phẩm

Theo các bài thuốc dân gian, trẻ em bị táo bón do cơ địa nóng hoặc do ăn nhiều đạm gây khó tiêu nên ăn bột sắn quấy chín, sau 1-2 ngày sẽ có hiệu quả. Để giúp bé ăn hào hứng hơn trong ngày hè, đa dạng món ăn cho trẻ, tránh cho trẻ bị chán ăn, bạn có thể nấu bột sắn cùng món chè ngô non, chè đậu xanh, đậu đen, chè bưởi cho bé ăn.
Trẻ em uống bột sắn dây sống hay chín tốt hơn? 1

Các món chè được chế biến từ sắn dây được nhiều người yêu thích trong những ngày hè nóng nực

Phụ nữ mang thai nên uống sắn dây chín hay sống?

Khi uống bột sắn dây cũng như những thức uống mát khác trong thai kỳ, phụ nữ mang thai cũng cần phải lưu ý:

  • Nếu cơ thể bạn đang nóng thì uống nước sắn dây là rất tốt nhưng nếu bạn thấy người mình đang lạnh, cơ thể mệt mỏi có biểu hiện tụt huyết áp thì bạn không nên uống vì sắn dây sẽ làm tăng tính lạnh của cơ thể bạn làm bạn mệt mỏi hơn, cũng có một vài lưu ý với những thai phụ bị động thai mà do dạ con co bóp nhiều thì đặc biệt không được uống nước bột sắn và các loại nước có tính hàn cao.
  • Hơn nữa cái gì nhiều quá cũng không tốt, vì thế bạn không nên uống quá 1 ly nước sắn dây/1 ngày. Bạn cũng không nên uống nước sắn dây sống mà bạn nên đun chín. Bạn chỉ nên cho 1 chút đường, không nên cho quá nhiều đường vì uống đường nhiều cũng không tốt cho thai kỳ.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/cach-su-dung-bot-san-day-hieu-qua.html/feed 0