Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
    • Tra cứu vị thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ

Bọt ếch

Tên tiếng việt: Tử châu, Tu hú, Bạc thau cây, Nàng nàng, Trứng ếch, Bọt ếch

Tên khoa học: Callicarpa candicans (Burm. f.) Hochr

Họ: Cỏ Roi Ngựa (Verbenaceae)

Công dụng: Là cây thuốc quen dùng chữa cảm nắng, cảm hàn, thương thực, nôn cả ra máu, no hơi đầy bụng, kém ăn, kinh nguyệt không đều, hay ra khí hư, thông kinh nguyệt, hàn thấp đau bụng, cầm máu vết thư

 

Cây bọt ếch hay còn gọi là Tử châu, Tu hú, Bạc thau cây, Nàng nàng, Trứng ếch, có tên khoa học là Callicarpa candicans. Là cây thuốc quen dùng chữa cảm nắng, cảm hàn, thương thực, nôn cả ra máu, no hơi đầy bụng, kém ăn, kinh nguyệt không đều, hay ra khí hư, thông kinh nguyệt, hàn thấp đau bụng, cầm máu vết thương và trừ mụn nhọt.

Bọt ếch 1

Cây Bọt ếch – Callicarpa candicans (Burm. f.) Hochr

  • Tên khác Tử châu, Tu hú, Bạc thau cây, Nàng nàng, Trứng ếch,
  • Tên khoa học: Callicarpa candicans (Burm. f.) Hochr (C. cana L.)
  • Họ Cỏ Roi Ngựa (Verbenaceae)

Mô tả:

Cây nhỏ, cành non hơi vuông góc, phủ nhiều lông tơ hình sao, màu tối, xám hay trắng nhạt. Lá mọc đối, phiến mỏng, có hình dạng thay đổi; mép khía răng cưa ở 1/3 chóp lá, đôi khi có các răng to và không đều nhau, mặt trên phủ lông hình sao lúc còn non, sau nhẵn, mặt dưới phủ đầy lông hình sao màu trắng bạc. Hoa họp thành xim hình cầu. Hoa màu hồng hay đỏ nhạt. Đài có 4 răng bé; tràng hình chuông, nhị thò ra ngoài; bầu nhẵn có vòi dài. Quả hạch hình cầu nhẵn, màu tía, xếp sít nhau.

Bộ phận dùng:

Thân, lá và rễ – Caulis, Folium et Radix Callicarpae Candicantis.

Nơi sống và thu hái: Cây của vùng nhiệt đới Á châu, mọc hoang ở vùng đồi núi, ven rừng nhiều nơi khắp nước ta, gặp nhiều ở miền Trung. Có thể thu hái các bộ phận của cây quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô.

Thành phần hoá học:

Toàn cây có cumarin; ở lá và thân có tinh dầu.

Bọt ếch 2

Chùm Quả Cây bọt ếch – Callicarpa Candicans

Tính vị, tác dụng:

Cây có vị đắng, tính bình; có tác dụng hành huyết trục ứ, phá khí, thông trệ, trừ đờm tích, chỉ thũng trướng, dãn nở trường vị, lợi đại tiểu tiện.

Công dụng:

Là cây thuốc quen dùng chữa cảm nắng, cảm hàn, thương thực, nôn cả ra máu, no hơi đầy bụng, kém ăn, kinh nguyệt không đều, hay ra khí hư, thông kinh nguyệt, hàn thấp đau bụng, cầm máu vết thương và trừ mụn nhọt. Phụ nữ huyết nhiệt kinh bế, dùng nó rất hay. Nhân dân thường dùng toàn cây sắc nước cho phụ nữ sau khi sinh đẻ uống để ăn ngon cơm. Thân lá tán bột uống giải nhiệt, giảm đau. Hạt sắc uống làm sáng mắt. Ngày dùng 4-8(6-12g), dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng.

Ở Ấn Độ, lá, rễ và vỏ dùng trị bệnh ngoài da. Lá làm thuốc dùng trị rối loạn của bụng, dùng đắp vết thương, mụn nhọt và làm thuốc duốc cá.

Đơn thuốc:

1. Chữa mụn nhọt, lở loét: Lá Bạc thau cây, nướng đen, tán bột rắc.

2. Kiện tinh, mạnh gân xương: Thân lá phơi khô, tán bột uống. Thường phối hợp với vỏ Ngũ gia bì, vỏ Gòn và cây Đau xương.

Ghi chú: Do mặt dưới lá cũng bạc tương tự như lá Bạc thau nên có nơi gọi là Bạc thau cây và cũng dùng nó chữa bệnh bạch đới, khí hư.

Dược liệu khác

Sảng

Mã đề

Dây bông xanh

Kim ngân dại

Câu hỏi của bạn Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Cò ke

Cò ke

Cò ke - có tác dụng chữa ho, sốt rét, trị rối loạn tiêu hóa...
Ô Đầu và Phụ Tử

Ô Đầu và Phụ Tử

Ô đầu và phụ tử đều do rễ củ của một cây cung cấp, do chế bi...
Thanh cao hoa vàng

Thanh cao hoa vàng

Cây sống lâu năm. Mọc hoang thành từng đám ở vùng đồi núi ve...
Đậu mèo

Đậu mèo

Dây leo sống hàng năm, có thân khía dọc mang nhiều lông màu ...
Dương địa hoàng

Dương địa hoàng

Cây thảo lớn, sống 2 năm, cao 0,5-1,5m tạo thành trong năm đ...
Dưa gang tây

Dưa gang tây

Dây leo có thân hình 4 cạnh. Lá mọc so le, nhẵn, hình tim, d...

Góc chia sẻ

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
    • Tra cứu vị thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu