Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Dâu dây

Tên tiếng việt: Dâu dây, Song nho dị diệp, Ích nậm

Tên khoa học: Ampelopsis heterophylla Sieb. et Zucc.

Họ: Vitaceae (Nho)

Công dụng: Chữa mụn nhọt (Lá giã đắp). Phong thấp, đau nhức xương (Cành lá sắc nước uống).

 

 

Mục lục

  • Mô tả
  • Bộ phận dùng
  • Nơi sống và thu hái
  • Tính vị, tác dụng
  • Công dụng, chỉ định và phối hợp
  • Đơn thuốc

Mô tả

  • Cây leo trông tựa cây nho.
  • Cành hình trụ, nhiều khi có đốt ở trên các mấu, khi còn non có lông.
  • Tua cuốn phân nhánh, khoẻ, đối diện với các lá.
  • Lá đơn, mọc so le, hình trái xoan dạng tim, khía răng, dài và rộng độ 5-7cm, ít khi chia 3-5 thuỳ; 5 gân gốc, gân giữa kèm theo 3 đôi gân bên, có lông mịn ở cả hai mặt; cuống lá mảnh.
  • Cụm hoa ngù đối diện với các lá; hoa màu vàng nhạt.
  • Quả mọng gần khô, màu xanh hay hơi tím, hình cầu, đường kính 0,5cm; 3-4 hạt, có 2 rãnh to sâu dọc.
  • Mùa ra hoa : tháng 7-12,
  • Mùa ra quả: tháng 9-4 năm sau.

Bộ phận dùng

Toàn cây – Herba Ampelopsis Heterophyllae.

Nơi sống và thu hái

Cây mọc hoang trong rừng thứ sinh các tỉnh Tuyên Quang, Bắc Thái, Hà Tây, Hà Nội, Nam Hà, Ninh Bình, Quảng Ninh… Thu hái dây quanh năm, dùng tươi hay thái ngắn phơi khô,dùng dần.

Tính vị, tác dụng

Vị ngọt, đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, tiêu sưng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Chữa phong thấp, đau nhức xương và đắp mụn nhọt.

Đơn thuốc

Đau quanh vai liền cánh tay, lưng gối đau nhức, hoặc chân gối sưng phù:

Dâu dây 40g, Đơn gối hạc, Huyết giác, Cẩu tích, mỗi vị 20g, sắc uống.

Chữa bị thương sưng đau:

Giã lá dâu dây tươi chưng nóng đắp. Trong uống rễ Dâu dây, Dây đau xương và Huyết giác, mỗi vị 20g, cùng sắc uống.

 

 

Cập nhật: 01/09/2022

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Thanh ngâm

Bảy lá một hoa

Chùm bao lớn

Cải trời

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Truyền thông Sức khỏe là Vàng

Trụ sở chính: Thôn 3, xã Phù Lưu Tế, Huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

  • Email: suckhoevangnguoiviet@gmail.com
  • Số điện thoại: 0243.9901436
  • Chịu trách nhiệm nội dung: Bà Đàm Thị Xuyến
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑