Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
    • Tra cứu vị thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ

Rau cần tây

Tên tiếng Việt: Rau cần tây

Tên khoa học: Apium graveolens L.

Họ: Apiaceae (Hoa tán)

Công dụng: Dùng làm thuốc lợi tiểu. gần đây nhân dân ta thấy phổ biến dùng rau cần tây chữa bệnh huyết áp.

 

A. Mô tả cây

  • Cây thảo sống dai, thân mọc thẳng, đứng, cao tới 1,5m, nhẵn, có nhiều rãnh dọc, chia nhiều cành mọc đứng.
  • Lá ở gốc có cuống, hình thuôn hay ba cạnh, hơi có dạng 5 cạnh, xẻ ba hay chia ba thuỳ cho tới phía giữa phiến, các thuỳ hình ba cạnh, dạng mắt chim, tù có khía lượn tai bèo. Lá giữa và ngọn không cuống, chia 3 hoặc xẻ 3 hoặc không chia thuỳ. Cụm hoa gồm nhiều tán.
  • Rau cần ta: Cuống dài hơn các tán bên. Không có tổng bao. Hoa nhỏ màu trắng nhạt. cán quả chia đôi, mang hai quả hình cầu, dạng trứng, nhẵn, có cạnh lồi chạy dọc, không nổi rõ lắm.

B. Phân bố, thu hái và chế biến 

  • Cây mới di nhập vào nước ta, hiện tại được trồng phổ biến ở nhiều nơi để làm rau ăn. Tại Châu Âu là nơi nguyên sản cây này cũng được dùng làm thức ăn và làm thuốc lợi tiểu, rất hay dùng vào thế kỷ 16.
  • Chủ yếu dùng rễ, củ, quả (mỗi ha cho từ 700-1.500kg quả) được dùng cất tinh dầu và làm gia vị. Gần đây ở nước ta cây rau cần tây được dùng chữa huyết áp. Dùng cả cây thái nhỏ nấu nước uống, có thể thu hái về phơi hay sấy khô.

C. Thành phần hoá học 

  • Toàn cây rau cần tây có tinh dầu.
  • Quả rau cần tây chứa 90,5% nước; 1,95% hợp chất nitơ; 0,07% chất béo; xenluloza 1,15% và 1,31% tro. Khi cất cho từ 2-3% tinh dầu không màu, rất lỏng, mùi thơm của rau cần tây. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là những cacbua tecpen; d.limonen, silinen, một sesquitecpen stinben, giaiacola, những lacton Sedanolit C12H18O3 và anhydrite sedanonic. Mùi rau cần tây là do 2 hợp chất oxy này. Ngoài ra còn chứa một ancol 2 vòng

D. Công dụng và liều dùng 

Rau cần tây chủ yếu được dùng làm đồ ăn, nấu canh. Tại Châu Âu, từ thế kỷ 16, rau cần tây được dùng làm thuốc lợi tiểu. gần đây nhân dân ta thấy phổ biến dùng rau cần tây chữa bệnh huyết áp; mỗi ngày dùng toàn bộ 01 cây tươi, thái nhỏ, đun nước uống, chia làm nhiều lần uống trong ngày. Có thể dùng cây phơi khô trong mát. Tác dụng hạ huyết áp có thể do tác dụng lợi tiểu của vị thuốc tạo nên. Dùng thấy có kết quả nên thôi ngay. Không nên kéo dài. Ngoài ra quả cần tây còn dùng cất tinh dầu trong công nghiệp hương liệu và trong công nghiệp làm thơm cao thịt chế thành viên.

Chú thích: 

Một số người đã dùng nhầm cây rau cần ta (còn gọi là rau cần nước) có tên khoa học Oenanthe stolinefera Wall, cùng họ. cây này được trồng ở nước ta và nhiều nước khác châu Á để lấy rau ăn, thành phần rau cần ta có tinh dầu, Carotene 7,14mg%, Vitamin C 320mg%

Dược liệu khác

Nhàu

Hoa hòe

Dây gió

Câu đằng

Câu hỏi của bạn Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Cò ke

Cò ke

Cò ke - có tác dụng chữa ho, sốt rét, trị rối loạn tiêu hóa...
Ô Đầu và Phụ Tử

Ô Đầu và Phụ Tử

Ô đầu và phụ tử đều do rễ củ của một cây cung cấp, do chế bi...
Thanh cao hoa vàng

Thanh cao hoa vàng

Cây sống lâu năm. Mọc hoang thành từng đám ở vùng đồi núi ve...
Đậu mèo

Đậu mèo

Dây leo sống hàng năm, có thân khía dọc mang nhiều lông màu ...
Dương địa hoàng

Dương địa hoàng

Cây thảo lớn, sống 2 năm, cao 0,5-1,5m tạo thành trong năm đ...
Dưa gang tây

Dưa gang tây

Dây leo có thân hình 4 cạnh. Lá mọc so le, nhẵn, hình tim, d...

Góc chia sẻ

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
    • Tra cứu vị thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu