Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
    • Tra cứu vị thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ

Vàng đắng

Tên tiếng Việt: dây đằng giang, hoàng đằng, hòang dằng lá trắng, dây khai, vàng đắng.

Tên khoa học: Coscinium fenestratum (Goetgh.) Colebr.

Tên đồng nghĩa: Coscinium usitatum Pierre

Họ: Menispermaceae (Tiết dê)

Công dụng: Kiết lỵ, ỉa chảy, viêm ruột vàng da, sốt, sốt rét, viêm gan, viêm túi mật (Thân, rễ sắc uống). Chiết berberin (Thân).

 

A. Mô tả cây 

Vàng đắng là một cây leo to, có phân nhánh, mọc bò trên mặt đất hoặc leo lên những cây gỗ cao. Thân hình trụ, đường kình từ 5-10cm. Thân non màu trắng bạc, thân già màu ngà, xù xì có vết tích của lá rụng. Cắt ngang thân có hình bánh xe với những tia tủy như nan hoa bánh xe, màu vàng, giữa có vòng lõi tủy xốp, lá mọc so le, mặt trên xanh, mặt dưới màu trắng nhạt, dài 15-30cm, rộng 10-20cm, có 5 gân (3 gân nỗi rõ). Mặt dưới có phủ lông tơ. Hoa màu trắng phớt tím, mọc thành xim ở kẽ lá. Cuống hoa rất ngắn, rễ hình trụ, đầu thuôn hình nón, mặt ngoài màu trắng nhạt, mặ trong màu vàng, cắt ngang có hình bánh xe với những tia tủy hình nan hoa. Vị đắng.

B. Phân bố, thu hái và chế biến 

Mọc hoang dại rất phổ biến ở miền Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên. Còn thấy mọc nhiều ở Trung và Hạ Lào, Campuchia. Trữ lượng khá nhiều, người ta dùng thân và rễ, thu hái hầu như quanh năm. Hái về thái mỏng, phơi hay sấy khô, không phải chế biến gì khác.

C. Thành phần hóa học 

Trong vàng đằng có nhiều ancaloit dẫn xuất của izoquinolein, chủ yếu là berberin. Tỷ lệ berberin chiếm từ 1,5-2-3% (Nguyễn Liêm và cộng sự, 1975)

D. Công dụng và liều dùng 

  • Nhân dân những vùng có cây hoàng đằng mọc hoang dại thường dùng thân và rễ cây này để nhụôm màu vàng và dùng làm thuốc như vị hoàng đằng làm thuốc chữa sốt, sốt rét, lỵ, đau mắt. Dùng dưới hình thức bột hay viên. Ngày uống 4-6g
  • Có thể dùng làm nguyên liệu chiết berberin. Berberin clorua có thể chữa sốt, sốt rét, lỵ, đau mắt, dùng trong: ngày uống 0,02g – 0,2g dưới dạng thuốc viên. Người ta còn dùng chữa bệnh về gan, mật, vàng da, ăn uống khó tiêu.
  • Dùng ngoài: chế thuốc đau mắt dưới dạng dung dịch 0,5%-1%.

Dược liệu khác

Lựu

Khổ Sâm cho lá

Chiêu liêu

Ngấy tía

Câu hỏi của bạn Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Cò ke

Cò ke

Cò ke - có tác dụng chữa ho, sốt rét, trị rối loạn tiêu hóa...
Ô Đầu và Phụ Tử

Ô Đầu và Phụ Tử

Ô đầu và phụ tử đều do rễ củ của một cây cung cấp, do chế bi...
Thanh cao hoa vàng

Thanh cao hoa vàng

Cây sống lâu năm. Mọc hoang thành từng đám ở vùng đồi núi ve...
Đậu mèo

Đậu mèo

Dây leo sống hàng năm, có thân khía dọc mang nhiều lông màu ...
Dương địa hoàng

Dương địa hoàng

Cây thảo lớn, sống 2 năm, cao 0,5-1,5m tạo thành trong năm đ...
Dưa gang tây

Dưa gang tây

Dây leo có thân hình 4 cạnh. Lá mọc so le, nhẵn, hình tim, d...

Góc chia sẻ

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
    • Tra cứu vị thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu