Mục lục
Mô tả
- Cây thảo nhỏ, sống hằng năm, cao 20-40 cm. Thân mọc đứng, nhẵn, có 4 cạnh, sau gần tròn, màu lục xám.
- Lá mọc đối, hình mác hẹp, dài 1 – 2,5 cm, rộng 1 – 5 mm, gốc tròn trên cuống ngắn, đầu thuôn nhọn, mặt trên màu lục xám hoặc có chấm đen, mặt dưới rất nhạt, gân chỉnh rõ; lá kèm chẻ đôi, dài 1 – 1,5 mm.
- Cụm hoa mọc riêng lẻ ở kẽ lá, ít khi 2, trên một cuống dài, mảnh; hoa nhỏ màu trắng, nhẵn; dài hình chuông có 4 răng nhỏ, mép có lông trắng hợp 4 cánh nhân tạo thành ống dài, hơi lọc ở họng: nhị 4 đính ở gần gốc cánh hoa; bầu 2 ô, noãn nhiều.
- Quả nang, hình cầu, cao 1,5 – 2 mm, có đài tồn tại, khi nứt thành hai mảnh; hạt nhỏ, nhiều.
- Mùa hoa quả: gần như quanh năm,
Phân bố, sinh thái
Chi Hedyotis L. trên thế giới có khoảng 250 loài, phân bố rải rác khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Châu Á, Châu Úc, Bắc Mỹ và nhiều đảo ở Thái Bình Dương. Ở Việt Nam, chỉ này đã biết 65 loài, phần lớn là cây dạng có hoặc bụi nhỏ.
Loài (H. herbacea L.) kể trên được coi như loài cỏ dại, phân bố ở hầu hết các tỉnh thuộc đồng bằng hoặc trung du, nhất là vùng ven biển. Trên thế giới, loài này cũng phân bố rộng ở các quốc gia của vùng Đông – Nam Á, Ấn Độ, Pakistan và phía nam Trung Quốc.
Cây cỏ sống một năm, ưa sáng, ưa ẩm (khi còn nhỏ) và thường mọc thành đám trên các loại đất pha cát, ở vườn nhà, nương rẫy hay các bãi đất trống ở vùng ven biển. Hàng năm, cây con mọc từ hạt quan sát thấy vào tháng 4 – 6; sinh trưởng nhanh trong điều kiện nóng và ẩm, sau khi quả già toàn cây bị tàn lụi. Cây an điền có tái sinh tự nhiên chủ yếu bằng hạt và dễ nhân trồng.
Thành phần hóa học
Trong cây an điền có người ta đã tách và xác định được cấu trúc các chất thuộc nhóm
anthraquinon như: 2 – hydroxymethyl – 10 hydroxy – 1, 4 anthraquinon; 1, 4 dihydroxy – 2 hydroxymethyl anthraquinon; 2, 3 dimethoxy 9 hydroxy 1 – 4 anthraquinon và 1,4 dihydroxy – 2, 3 dimethoxy anthraquinon (Dharma Permana & Nordin Hj. 1999).
Tác dụng dược lý
Xác định độc tính cấp
Đã xác định được liều chết trung bình của cao khổ toàn cây an điền cỏ là 750 mg/kg trên chuột nhắt trắng dùng đường tiêm phúc mạc. Cao khô được chế tạo bằng cách dùng toàn cây phơi khô, tán thành bột khô, chiết bằng ethanol 50%, cô dưới áp suất giảm ở 50°C, rồi sấy khô trong chân không [Dhar, 1974: 512 – 523]. Cao này còn được dùng cho thí nghiệm ở mục 2 dưới đây.
Tác dụng lợi tiểu
Lô đối chứng dương, chuột được tiêm phúc mạc dung dịch urea với liều 750 mg/kg; ở lô thử cao cây an điền cỏ, dùng liều 200 mg/kg cho chuột uống (liều xấp xỉ 1/4 liều LD50).
Cho chuột vào lồng chuyển hoá, mỗi chuột một lồng riêng để xác định lượng nước tiểu của từng con chuột. Kết quả cho thấy, ở lô dùng cao, có tác dụng lợi tiểu mạnh hơn lô dùng urea [Dhar, 1974: 517].
Tác dụng chống tự
Polysaccharid được phân lập từ cây an điền có có tác dụng ức chế sự phát triển của u báng khi cấy tế bào sircoma – 180 vào xoang bụng của chuột nhắt trắng [ R1stog, 1998: V – 415].
Tác dụng độc tế bào
Dùng trứng của tôm biển (brine shrimp) Artemia salina, cho nở thành ấu trùng tôm (shrimp larvae) để thử độc tính của Kiempferitrin là một chất được phân lập từ cây an điều có, kết quả cho thấy Kaempfleritrin khá độc với ấu trùng tôm. Nồng độ gây chết 50% ấu trùng tôi là LC50 = 21,9 pg/ml [Planta Med., 1994. 60: 388, theo Rastogi, 1998, V – 415].
Tính vị, công năng
Toàn cây an điền có vị đắng, có công năng tiêu thực thuốc bổ đắng), hạ sốt, lá có công năng long đờm.
Công dụng
Toàn cây an điền cỏ được dùng để chữa sốt rét, đau thấp khớp. Lá được dùng làm thuốc hen suyễn, ho lao và làm long đờm. Ngày 10-20g sắc nước uống.
Ở Ấn Độ, toàn cây được dùng làm thuốc đắng, cũng dùng chữa sốt, sốt rét, sưng đau, khớp. Người bị thấp khớp, lấy toàn cây (tươi tốt) nấu nước lên, tăm, ngày một lần. Lá để long đờm khi bị hen [Srivastava, 1989: 104].
Bài thuốc có cây an điền cỏ
Chữa sưng đau do đòn ngã, thấp khớp:
Toàn cây bỏ rễ phơi khô, tán thành bột với mật ong, đắp lên khớp hoặc các chỗ sưng, bầm tím [Srivastava, 1989, 104].
Chữa bệnh phì chân voi:
Bột khô của cây cho vào dầu thực vật một lúc, lấy ra để nguội, đắp lên chỗ chân sưng.