Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Bàn Long Sâm

Tên tiếng việt: Lan cuốn chiếu, Bàn long sâm

Tên khoa học: Spiranthes sinensis (Pers.) Ames.

Họ: Orchidaceae (Lan)

Công dụng: Chữa lao, ho, thổ huyết, viêm amygdal, viêm hầu họng; cơ thể gầy yếu, suy nhược thần kinh; bỏng lửa (cả cây)

 

Mục lục

  • Mô tả cây
  • Phân bố, thu hái và chế biến
  • Thành phần hoá học
  • Tính vị
  • Công dụng
  • Chỉ định
  • Liều dùng
  • Bài thuốc từ bàn long sâm
Bàn Long Sâm là một loại thảo dược thuộc họ Lan, có tên khoa học là Spiranthes sinensis (Pers.) Ames (Neottia sinensis Pers.). Loại cây này mọc phổ biến ở nhiều vùng trên cả nước. Trong y học cổ truyền, Bàn Long Sâm có tác dụng bổ khí, dưỡng âm, thanh nhiệt và giải độc. Dược liệu này thường được dùng để hỗ trợ phục hồi sức khỏe sau khi ốm, trị ho ra máu, chóng mặt, đau lưng, tiểu đường, di tinh, viêm họng, cũng như giúp chữa lành vết thương do rắn cắn, bỏng và mụn nhọt.

Mô tả cây

Mô tả cây 1

Bàn Long Sâm là một loại cây sống trên cạn, có chiều cao từ 15 – 50cm. Cây mọc thẳng đứng, phần gốc có nhiều rễ thịt dày và chắc.

Lá: Thường có 2-4 lá, mọc gần gốc, hình mũi mác ngược hoặc thuôn dài, kích thước khoảng 10-20cm dài và 4-10mm rộng.

Hoa: Mọc thành chùm ở ngọn cây, dài 10-20cm, gồm nhiều hoa nhỏ xếp dày theo dạng bông lúa. Hoa có màu trắng hoặc hồng nhạt, sắp xếp theo hình xoắn ốc quanh trục.

Cánh hoa và đài hoa:

  • Lá đài giữa: Hình dải hẹp, đầu tù, dài khoảng 5mm, rộng khoảng 1.3mm.
  • Lá đài bên: Dài tương đương lá đài giữa nhưng hẹp hơn.
  • Cánh hoa: Cũng có kích thước tương tự lá đài nhưng mỏng hơn và đầu hơi tù.
  • Cánh môi: Hình bầu dục dài, dài khoảng 4-5mm, rộng khoảng 2.5mm, đầu tròn, hơi cong xuống. Phần giữa có viền nhăn mạnh, bề mặt phía trên có lông dài cứng, phần gốc hơi lõm tạo thành một túi nhỏ chứa hai gai nhọn bên trong.

Quả: Có lông mịn. Mùa ra hoa quả : Tháng 5-6

Mô tả cây 2

Phân bố, thu hái và chế biến

Bàn Long Sâm thường mọc ở vùng núi có độ cao từ 400-3.500m. Cây thích nghi tốt trong các môi trường như:

  • Dưới tán rừng trên sườn núi
  • Trong các bụi cây thấp
  • Trên đồng cỏ, cây mọc lẫn với các loài cây thấp ở bờ ruộng, ven đường hoặc bên bờ suối, đôi khi trên bờ đê hoặc cá bãi hoang quanh làng.

Loài cây này có phạm vi phân bố rộng, xuất hiện ở nhiều khu vực khác nhau trên toàn quốc.

  • Ở Việt Nam, phân bố nhiều ở các tỉnh miền Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Bắc Giang , Vĩnh Phúc , Phú Thọ ,..
  • Ngoài Việt Nam, nó còn được phân bố ở Nga (Siberia), Mông Cổ, Bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản, Afghanistan, vùng Kashmir, Bhutan, Ấn Độ, Myanmar, Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Malaysia và Úc

Thành phần hoá học

  • Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu.

Tính vị

Bàn long sâm: vị ngọt đắng, tính bình, có tác dụng dưỡng âm thanh nhiệt, nhuận phế, chỉ khái (chống ho), giải độc.

Công dụng

Công dụng 1

Theo kinh nghiệm dân gian và các nghiên cứu y học cổ truyền, Bàn Long Sâm có nhiều công dụng quý, bao gồm:

Bổ dưỡng: Bàn Long Sâm được coi là một vị thuốc bổ, giúp tăng cường sức khỏe, phục hồi sức lực, đặc biệt là cho người mới ốm dậy, cơ thể suy nhược.

Hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp: Bàn Long Sâm được sử dụng để hỗ trợ điều trị ho, đặc biệt là các trường hợp ho ra máu, ho lâu ngày không khỏi.

Hỗ trợ điều trị các bệnh đường tiêu hóa: Bàn Long Sâm cũng được dùng để hỗ trợ điều trị các vấn đề tiêu hóa như ăn uống kém tiêu, đầy bụng, khó tiêu.

Hỗ trợ điều trị các bệnh tiết niệu: Bàn Long Sâm có thể được dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh tiết niệu như tiểu buốt, tiểu rắt.

Hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da: Bàn Long Sâm có thể được dùng ngoài da để hỗ trợ điều trị các bệnh như mụn nhọt, lở ngứa.

Chỉ định

Bàn Long Sâm thường được sử dụng trong các trường hợp như cơ thể suy nhược sau khi ốm, âm hư nội nhiệt, gây nóng trong người. Ngoài ra, dược liệu này còn giúp hỗ trợ điều trị ho ra máu, chóng mặt, đau đầu, đau lưng mỏi gối, tiểu đường, di tinh, tiểu đục, khí hư. Đồng thời, nó cũng có tác dụng giảm viêm sưng đau do viêm họng, rắn cắn, bỏng, mụn nhọt và các vết lở loét trên da.

Liều dùng

Liều dùng của Bàn Long Sâm như sau:

  • Dùng đường uống: Sắc thuốc uống với liều 9-15g dược liệu khô hoặc 15-30g nếu dùng cây tươi.
  • Dùng ngoài da: Giã nát cây tươi và đắp trực tiếp lên vùng bị tổn thương với lượng phù hợp.

Bài thuốc từ bàn long sâm

Bài thuốc từ bàn long sâm 1 Bài thuốc từ bàn long sâm 2

Bổ khí dưỡng huyết, trị cơ thể suy nhược sau ốm:

  • Cách 1: Bàn Long Sâm 9g, Đương Quy 9g, Hoàng Kỳ 15g, sắc nước uống.
  • Cách 2: Rễ củ bàn long sâm 30g, rễ cây đậu đũa 15g, thịt lợn hoặc thịt gà 250g. Tất cả rửa sạch, thịt thái miếng ướp vừa vặn. Đổ nước ngập Bàn long sâm, rễ cây đậu đũa đun sôi, cho thịt vào hầm nhỏ lửa. Làm món canh ăn trong bữa ăn (bỏ bã thuốc, chỉ ăn thịt và uống nước canh); cách 3 ngày ăn 1 lần. Mỗi liệu trình 20 ngày.

Trị ho ra máu do lao phổi, cơ thể suy nhược: Bàn Long Sâm 15g, Bối Mẫu 9g, sắc nước uống.

Chữa ho do âm huyết hư tổn (lòng bàn chân, bàn tay nóng, miệng khô, đêm ngủ hay ra mồ hôi trộm, môi lưỡi đỏ nhạt hoặc đỏ tía, mạch nhỏ nhanh): Rễ củ Bàn long sâm 9-15g, mạch môn đông 8g, rửa sạch cắt nhỏ cho 500ml nước sắc nước uống 2 lần trong ngày. Dùng liền 5 ngày một liệu trình.

Trị suy nhược thần kinh, mất ngủ: Bàn Long Sâm 12g, Viễn Chí 9g, Hợp Hoan 15g, sắc nước uống.

Trị chóng mặt, suy nhược: Bàn Long Sâm (Long Bão Trụ) tán bột 3g, uống với nước canh dầu.

Trị đau lưng, di tinh, khí hư: Bàn Long Sâm, Hắc Vừng 30g, Đậu Đen, Bổ Cốt Chỉ, Sơn Dược, Phúc Bồn Tử, Kim Anh Tử mỗi loại 15g, sao khô tán bột, luyện mật làm hoàn, uống 9g/lần, ngày 2 lần.

Trị khí hư, bạch đới: Bàn Long Sâm 30g, cá lóc 1 con, hầm ăn.

Trị viêm họng, sưng đau họng:

  • Cách 1: Rễ Bàn Long Sâm 9g sắc nước uống, thêm Băng Phiến 0.6g, ngậm nuốt dần.
  • Cách 2: Bàn Long Sâm 15g, Bách Lượng Kim 15g, sắc nước uống.

Trị trẻ nhỏ bị cảm nóng mùa hè: Bàn Long Sâm 6g, Rau Trai 15g, sắc nước uống.

Hỗ trợ điều trị tiểu đường:

  • Cách 1: Rễ Bàn Long Sâm tươi 30-60g, Bạch Quả 15g, tụy lợn 1 cái, sắc nước uống.
  • Cách 2: Bàn long sâm 30g, tụy lợn 1 cái, lá ngân hạnh 30g. Tất cả rửa sạch, nấu canh ăn, tuần ăn 2 lần.

Trị viêm thận: Bàn Long Sâm tươi 30-60g, Vô Căn Đằng, Tinh Túc Thái, Rễ Mướp mỗi loại 30g, sắc nước uống.

Trị rắn cắn, mụn nhọt, viêm tấy: Giã nát Bàn Long Sâm tươi và Nhất Chi Tiễn, đắp lên vết thương.

Trị zona thần kinh: Rễ Bàn Long Sâm phơi khô, tán bột, trộn với dầu vừng, bôi lên vùng da tổn thương.

Trị bỏng, phỏng nước: Bàn Long Sâm 30g, giun đất 5 con, ít đường trắng, giã nhuyễn, đắp lên vết thương, thay thuốc mỗi ngày.

Chữa táo bón người cao tuổi: Bàn long sâm 9-15g, cá diếc tươi 60g. Cá diếc làm sạch ướp gia vị cho vừa. Bàn long sâm rửa sạch cho vào nồi đổ 500ml nước đun sôi thả cá diếc vào nấu chín, thêm đường trắng, chia 2 lần ăn trong ngày. Tuần ăn 2 lần, mỗi liệu trình 10 ngày.

⚠️ Lưu ý: Các bài thuốc trên mang tính tham khảo, cần có sự tư vấn của thầy thuốc trước khi sử dụng.

 

Cập nhật: 10/02/2025

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Sâm tố nữ

Cây vú sữa

Gạo

Đậu Nành

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑