Hình ảnh cây Bàn tay ma
1. Mô tả:
- Cây gỗ nhỏ, cao tới 7-8 m hay hơn. Cành nhỏ và cuống lá non, thường có lông nhung.
- Lá : Cuống lá dài, lá có thể xẻ sâu lông chim gần hình bầu dục, xẻ sâu 3 – 9 thuỳ dạng trứng, lá dài từ 40 – 80 cm, rộng từ 20 – 40 cm, cứng dài, mép lá nguyên hay có gợn sóng, nhiều người tưởng tượng như bàn tay ma quỷ nên gọi tên là “Mừ phi” (Bàn tay ma), có khi lá dài rủ xuống nên người Tày còn gọi là Hang Quang (đuôi nai) .
- Hoa : Hoa đơn tính, hay hình bầu dục, gần như không cuống.
- Quả : Quả hình trứng hay hình bầu dục, dẹt, không có lông, khi chín có màu nâu đen. Hạt đơn độc, hình bầu dục. Ra hoa tháng sáu.
2. Phân bố:
Họ Cơm vàng (Proteaceae) chỉ có khoảng 20 loại, thuộc 3 chi ở Việt Nam, trong đó chi Heliciopsis Sleum có 2 loại là cây bàn tay ma và loài H.terminalis (Kurz) Sleum. Sở dĩ có tên gọi là “bàn tay ma” bởi theo truyền thuyết của người Tày (Cao Bằng, Bắc Kạn), cây mọc ở các rừng thiêng, nơi an táng người chết, lá cây xẻ thủy như những bàn tay khổng lồ, canh giữ nơi yên nghỉ của những người đã khuất.
Ở Việt Nam, cây bàn tay ma phân bố rải rác ở các tỉnh miền núi phía Bắc, còn loài H.terminalis (Kurz) Sleum phân bố rộng hơn, cả ở Miền Bắc lẫn Miền Nam. Trên thế giới, cây bàn tay ma mới thấy nói có ở Trung Quốc (Nguyễn Tiến Bân và cs, 2005).
Cây gỗ nhỡ, mọc nhanh, trong các rừng cây lá rộng thường xanh thứ sinh do khai thác gỗ, trên đất feralit đỏ vàng có nhiều mùn và tầng đất thịt sầu (Vũ Văn Dũng, et al., 1997). Độ cao phân bố thường chỉ vài trăm mét, Song không vượt quá độ cao 800m, Cây mọc từ hạt, sau 8 – 10 năm mới có hoa quả nhiều, tái sinh tự nhiên tốt từ hạt.
Bên cạnh công dụng làm thuốc, phần lõi gỗ của cây có thể sử dụng làm đồ gia dụng, ván thưng nhà. Quả chín ăn được.
Bộ phận dùng:
Toàn cây, đã phơi hay sấy khô.
3. Tính vị, công năng:
Cây có vị nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.
4. Công dụng:
Cây Bàn tay ma Heliciopsis lobata (Merr.) Sleum có nhiều tác dụng trong việc điều trị bệnh. Theo kinh nghệm của dân gian, vị thuốc có tác dụng lợi tiểu, chống viêm, dùng trong các trường hợp viêm gan siêu vi trùng, vàng da, mắt vàng, đái ít, nước tiểu sẫm màu, ăn kém…
Có thể dùng trong trường hợp viêm thận: phù mặt, nước tiểu đỏ… Ðồng bào người Dao dùng cây chữa bệnh thấp khớp, chữa bệnh lao hạch, nấu nước tắm cho phụ nữ sau khi sinh đẻ cho khoẻ người và chống đau nhức.
5. Cách dùng và liều lượng:
Thường dùng để sắc uống, có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Bàn tay ma là vị thuốc chính có mặt trong hầu hết các các đơn thuốc chữa bệnh về gan của các lương y nổi tiếng của tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn.
Liều dùng từ 20 – 50 gam khô (thường vị thuốc không gây ra một tác dụng phụ khó chịu nào).
Một số bài thuốc dân gian có Bàn tay ma:
Chữa viêm gan siêu vi trùng, vàng da, mắt vàng, đái ít, nƣớc tiểu sẫm màu, ăn kém
- Rễ cây bàn tay ma : 20 gam
- Thổ phục linh: 10 gam
- Thau chắc khe ( Mộc thông): 20 gam – Lá cây nhãn: 10 gam
- Bồ khai đỏ: 10 gam
Cách sử dụng:
Sắc uống, ngày một thang, 10 -15 ngày một liệu trình.
Bài thuốc chữa bệnh xơ gan cổ trướng (Đặc biệt là xơ gan do rượu, bụng to, mắt vàng nhẹ, không ăn được, đái ít, chức năng thận suy giảm).
- Rễ cây bàn tay ma: 20 gam – Thạch xương bồ : 10 gam
- Rễ chua ngút : 10 gam – Cây chỉ thiên: 10 gam
- Rễ chua me : 10 gam – Bồng bồng rường : 10 gam
- Long nha thảo : 20 gam – Thổ phục linh: 10 gam
- Rễ dâu : 10 gam
Bài thuốc chữa viêm gan virus
Rễ thân cành cây Bàn tay ma thái lát. Lấy 100 – 200 gam sắc nước uống thay nước hàng ngày.
Bài thuốc chữa bệnh Gut
- Lấy 200 gam bàn tay ma sắc nước uống thay nước hàng ngày.
- Uống 1 đến 2 tháng liền. Có thể thêm vào đó tầm gửi cây Xau xau hiệu quả càng cao.