Mục lục
Mô tả
- Loại dương xỉ, sống thuỷ sinh, nổi trên mặt nước.
- Thân rất ngắn mang rễ dài thành sợi hình chùm, không có rễ phụ.
- Lá xếp rất sít nhau thành hai hàng kết lợp, màu lục hoặc đỏ tía, chia 2 thùy, thùy trên nồi bất thụ, thùy dưới mong chìm trong nước, có tác dụng sinh sản.
- Ổ túi bào tử (bào tử quả) hình cầu, mang các túi bào tử to và nhỏ. Túi bào tử to mang nhiều phao nổi.
Phân bố, sinh thái
Bèo hoa dầu có 2 loại là Arolla inbricate (Roxb.) Nakai và A. caroliana Willd, ở Việt Nam thường mọc lẫn với nhau. Loài thứ nhất có kích thước thường lớn hơn loài thứ 2.
Về nguồn gốc hiện chưa rõ, chỉ biết rằng chúng phân bố ở một số nước thuộc vùng Đông Á cho đến Đông Nam Á và Nam Á.
Bộ phận dùng:
Toàn cây.
Tác dụng dược lý
Tác dụng lọc kim loại nặng của nước thải thành phố
Thả bèo hoa dâu trên môi trường nuôi có thủy ngân, crom với các nồng độ 0,1; 0,5 và 1mg/lít. Sau 12 ngày, sự phát triển của bèo giảm 20 – 31% so với lô đối chứng nhất là trong môi trường có thủy ngân. Mặt khác hàm lượng kim loại nặng trong môi trường giảm hẳn [Bennicelli et al., 2004, Chemosphere 51(1): 141 – 146].
Tác dụng kháng vi sinh vật và tác dụng lợi tiểu
Tác dụng yếu.
Tác dụng trên hệ miễn dịch
Bệnh viện Quân y 103 đã bào chế một chế phẩm là Phylamin từ bèo hoa dâu với tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị ung thư.
Tính vị, công năng
Bèo hoa dâu có vị cay, hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải biểu, khu phong, lợi thấp.
Công dụng
Bèo hoa dâu được dùng trong nhân dân để chữa sốt, ho và bí tiểu tiện. Liều hàng ngày là 6 – 15g toàn cây, sắc uống. Dùng tươi, có thể đến 60g.
Ngoài ra, bèo hoa dâu còn là nguồn phân xanh để bón cho lúa và làm thức ăn cho gia cầm.