Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Bung lai

Tên gọi khác: Cây mé

Tên khoa học: Microcos paniculata L.

Tên đồng nghĩa: Grewia microcos L.

Họ: Đay (Tiliaceae)

Công dụng: chữa cảm sốt, cảm nắng, viêm gan vàng da, ăn kém tiêu, trướng bụng, tiêu chảy.

Mục lục

  • Mô tả
  • Phân bố, sinh thái
  • Thành phần hóa học
  • Tác dụng dược lý
  • Tính vị, công năng
  • Công dụng

Mô tả

  • Cây nhỏ hoặc cây nhỡ, cao 2 – 6m. Thân hình trụ, phân cành nhiều, cành non có ít lông, màu lục nhạt, cành già nhẵn, màu nâu nhạt, có rãnh dọc.
  • Lá mọc so le, hình bầu dục – thuôn, dài 15 cm, rộng 5 – 7 cm, gốc tròn, đầu có mũi nhọn ngắn, mép có răng cưa rất nông, mặt trên có lông ở gần, mặt dưới có ít lông hình sao, gân gốc 5; lá kèm nguyên hoặc xẻ đôi, có lông.
  • Cụm hoa mọc ở đầu cành thành chùy, dài 7- 10 cm, có lông mềm; lá bắc nhỏ 4 – 6; hoa nhiều có cuống ngắn hoặc gần như không cuống: đài 5 răng hẹp, có lông, tràng 5 cánh ngắn bằng nửa lá đài, có lông; nhị rất nhiều, chỉ nhị có lông phần dưới, bầu nhẵn, 3 ô.
  • Quả hơi nạc, hình cầu hoặc hình quả lê, dài 1 cm, khi chín màu đen, hạt 1 – 2.
  • Mùa hoa quả: tháng 4 – 8.

Phân bố, sinh thái

Chi Microcos L. có 2 loài ở Việt Nam, trong đó có loài bung lai thường gặp nhiều hơn. Bung lai phân bố rải rác khắp các tỉnh thuộc vùng núi và trung du gồm Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Yên Bái, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum,…

Bung lai là cây ưa sáng, thường mọc trong các quần hệ thứ sinh, nhất là trên đất sau nương rẫy. Là loại cây gỗ nhỏ mọc nhanh, sau 2 năm tuổi cây đã bắt đầu có hoa quả nhiều, tái sinh tự nhiên tốt từ hạt và từ các phần thân, gốc còn lại sau khi chặt. Bung lại có thể tồn tại qua cháy rừng do cây có vỏ dày.

Bộ phận dùng:

Lá.

Thành phần hóa học

Cây bung lai có 5 flavonoid được nhận dạng là isochamnetin, kaempferol, quercetin, nodifloretin – 1 – 0 – rhamnosyl glucosid và 5, 6, 8, 4′ – tetrahydroxy – flavon – 7-O- rhamnosid (CA 120: 253138r)

Tác dụng dược lý

Cao chiết với ethanol 50% từ cây bung lai bỏ rễ có tác dụng lợi tiểu.

Tính vị, công năng

Bung lai có vị hơi chua chát, tính mát, có tác dụng trừ thấp nhiệt, giải nắng nóng, tiêu tích trệ.

Công dụng

Lá bung lại được dùng chữa cảm sốt, cảm nắng, viêm gan vàng da, ăn kém tiêu, trướng bụng, tiêu chảy. Ngày dùng 20 – 30g lá khô sắc uống.

Nhân dân dùng lá nấu nước uống thay nước chè để giải khát và dùng quả ăn để tẩy giun.

  • Ở Trung Quốc, lá bung lai được dùng trị chứng phù thũng vàng da, tiêu nhiệt độc, giải độc, rắn cắn, nấu nước uống trị tích thực.
  • Ở Ấn Độ, bung lai trị tiêu hoá kém, sốt, lỵ, loét ở môi, eczema và ngứa.

Cập nhật: 22/06/2022

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Nấm hương

Thần khúc

Quế

Bạch đậu khấu

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑