Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Cang mai

Tên gọi khác: Xuân tiết, tô đa

Tên khoa học: Justicia adhatoda L.

Họ: Ô rô (Acanthaceae)

Công dụng: Lá và rễ cang mai sắc uống chữa sốt, sốt rét, ho, viêm phế quản mạn tính, hen suyễn, lao phổi, còn dùng chữa thấp khớp và làm thuốc sát trùng.

Mục lục

  • Mô tả
  • Phân bố, sinh thái
  • Bộ phận sử dụng
  • Thành phần hoá học
  • Tác dụng dược lý
  • Tính vị công năng
  • Công dụng

Mô tả

  • Cây bụi nhỏ hay cây nhỡ, cao 2-7 m. Cành hình trụ nhẵn.
  • Lá mọc đối, hình mác, dài 7 – 25 cm, rộng 2,5 – 7 cm, gốc thuôn, đầu nhọn, mép. nguyên, mặt trên nhẫn, mặt dưới có lông, nhỏ.
  • Cụm hoa mọc ở đầu ngọn thành bông dày, cuống dài 3 – 7 cm, lá bắc xếp thành 4 hàng, hình trái xoan nhọn đầu, có lông, lá bắc con hình mác, đài có 5 răng không đều, hình mác hẹp, nhọn, có lông nhỏ, tràng dài 2,2 – 2,5 cm, mặt ngoài có lông, ống tràng có một vòng lông ở mặt trong, môi trên khuyết lõm, môi dưới chia 3 thùy, nhị 2 đính ở tràng, bầu có lông.
  • Quả nang, có lông, dài 1,6cm.

Phân bố, sinh thái

Trong tổng số 33 loài thuộc chi Justica L. đã biết ở Việt Nam, hầu hết các loại đều có dạng sống là cây bụi, bụi nhỏ và đạn cỏ, chỉ có duy nhất loài cang mai trên là cây bụi lớn.

Cang mai là cây ưa sáng và ưa ẩm, song cây cũng có thể hơi chịu bóng. Cây sống được trên nhiều loại đất, ra hoa quả hằng năm.

Bộ phận sử dụng

Lá, vỏ thân, rễ và hạt.

Thành phần hoá học

Trong cang mai có chứa tinh dầu, chất béo, resin, alcaloid, acid hữu cơ, đường, chất gôm, chất màu và muối.
Lá có chứa alcaloid, vasicolin, adhatodin và betain.

Rễ cang mai chứa peganin (vasicinol) vasicol và một glycosid có tác dụng làm chậm nhịp tim, chống ho, kháng siêu vi khuẩn.

Hoa chứa dihydrochalcon (Phạm Hoàng Hộ, 2006),

  • Ngoài ra còn chứa các hợp chất khác như vasakin anisotin, justicin, justicidin, neojusticin. và vitamin C [Trung được đại tử điển, 1993].

Tác dụng dược lý

Tác dụng trên vi khuẩn lao: Cao lá cang mai thể hiện tác dụng trên chủng Mycobacterium tuberculosis kháng đa thuốc phân lập từ người bệnh.

Tác dụng kháng khuẩn: Dịch chiết lá cang mai, thử in vitro, có tác dụng ức chế sự phát triển một số vi khuẩn như Bacillus subtilis, Staphylococcus epider, Salmonella typhosa.

Tác dụng trên hô hấp: Cao cang mai có tác dụng chống ho tốt.

Tác dụng hạ glucose huyết: Cao chiết bằng ethanol từ lá và từ rễ cang mai với liều 200mg/kg dùng uống đều làm glucose huyết giảm có ý nghĩa so với lô đối chứng không dùng cao.

Tác dụng chống loét dạ dày thực nghiệm: Cao lá cang mai có tác dụng chống loét tốt trên mô hình thực nghiệm.

Tính vị công năng

Cang mai có vị cay, đắng, tính ấm, có công năng khư phong, hoạt huyết, tán ứ, giảm đau.

  • Lá và rễ có tính kháng khuẩn đường hô hấp và long đờm.
  • Hoa có tính kháng khuẩn
  • Dầu từ lá, hoa và rễ có tác dụng trên bệnh lao.

Công dụng

Lá và rễ cang mai sắc uống chữa sốt, sốt rét, ho, viêm phế quản mạn tính, hen suyễn, lao phổi.

Lá còn dùng chữa thấp khớp và làm thuốc sát trùng. Liều dùng 15 – 30g sắc uống để chữa suy g khớp, còn dùng lá giã nát; hơ nóng đắp lên chỗ sưng đau.

Để chữa hen, dùng lá phối hợp với hoa 10 – 15g sắc uống.

Ở Thái Lan là cang mai được dùng trị ho, long đờm do tác dụng giãn phế quản và phân giải chất nhầy; dùng ngoài để cầm máu vết thương. Rễ được dùng trị lao và làm thuốc bổ phổi.

Ở Srilanca, toàn cây được dùng chữa ho, nhiều đờm, còn chữa thống kinh. Lá để sát trùng và diệt ký sinh trùng, côn trùng. Nước sắc của cây chữa lao. Cây cang mai còn được dùng chữa rắn cắn. Rễ, vỏ cây, lá tươi giã nát đắp lên vết rắn cắn. Kết hợp lấy dịch ép hoặc cao nước uống trong [Kirtikar et al., 1998, vol. 3: 1899).

  • Ở Mianma, toàn cây cang mai sắc uống chữa sốt, nhức đầu, ho, lao, đau bụng, kiết lỵ và kinh nguyệt không đều. Lá giã nát có tính sát trùng, đắp ngoài để chữa vết thương, ghẻ, bệnh ngoài da. Lá tươi giã nát làm thành bánh đắp lên chỗ sưng đau, thấp khớp hoặc đau dây thần kinh. Có thể dùng lá sắc uống. Lá khô chế thành điệu hút như hút thuốc lá để chữa hen. Hoa tươi giã nát, đắp chữa viêm mắt, bệnh về mắt [Perry et al., 1980: 1], [Nadkarni, 1999: 40].
  • Ở Trung Quốc, người ta đang tràn cây lau thuốc lọ, trú đờm, trị chứng kinh nguyệt quá nhiều của phụ nữ. Cũng chữa phong thấp, đau nhức xương, đau thắt lưng. Lá được dùng chữa thấp khớp, hen, và cháy, lý, nhức đầu, Hoa để chữa đau rát. Toàn cây chữa ho long đờm.

Cập nhật: 08/11/2023

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Nắp ấm hoa đôi

Bọ mắm rừng

Đại bi

Cò ke

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑