Mục lục
Hình ảnh cây canh kina
Tuỳ theo mục đích chữa bệnh hay làm nguyên liệu chiết ancaloit người ta dùng vỏ những cây canhkina khác nhau:
- Để làm thuốc bổ, chữa sốt thường người ta dùng vỏ cây canhkina đỏ (Cinchona succirubra Pavon.)
- Để chiết ancaloit toàn phần người ta có thể dùng vỏ cây canhkina đỏ hoặc vỏ canhkina vàng Cinchona calisaya Vedd, hoặc canhkina Cinchona ledgeriana Moens.
- Vỏ cây canhkina xám (Cinchona officinalis L.) thường được dùng chế ruợu khai vị.
Ở nước ta vỏ cây canhkina mới được biết và sử dụng vào đầu thế kỷ 20. Nhưng toàn bộ vị thuốc phải nhập vì vị thuốc vốn nguồn gốc ở Nam Mỹ.
Vào năm 1925, thực dân Pháp trồng thí nghiệm thành công cây canhkina ở một số vùng thuộc miền Nam và miền Bắc nước ta. Nhưng không đủ nhu cầu. Rồi nhân dân thấy vị canhkina có vị đắng, ngâm vào rượu cho màu đỏ nâu, có tác dụng bổ và chữa sốt rét cho nên mới gọi một số cây thuốc khác có tác dụng tương tự là canhkina hay cây ký ninh, hay cây thuốc sốt rét. Thực tế đó là những cây thuốc thuộc những họ thực vật khác hẳn. Chúng ta cần chú ý tránh nhầm lẫn.
Một số cây dùng với tính chất nhầm lẫn như vậy như cây “dây ký ninh’’- Tinospora crispa thuộc họ Tiết dê, cây “ô môi”- Cassia grandis thuộc họ Đậu, cây “dền”- Xylopia vielana thuộc họ Na, cây “sữa”- Alstonia scholaris thuộc họ Trúc đào…
Mô tả cây
- Canh kina là những cây nhỏ hay cây to có thể cao 15-20m.
- Lá mọc đối, có cuống, với hai lá kèm thường sớm rụng. Phiến lá nguyên hình trứng, có gân lá hình lông chim. Trong một số loài như canhkina xám, ở góc gân chính và gân phụ có các túi nhỏ mang lông.
- Hoa mọc thành chùm xim tận cùng, hoa đều, mẫu 5, cánh hoa màu trắng hay hơi hồng, thường có mùi thơm dễ chịu. Đài có 5 răng, tràng hình ống, loe ở miệng, với 5 thuỳ, 5 nhị đính trên ống tràng. Trong nhiều loài có hoa với vòi nhị dài hoặc ngắn không đều. Bầu dưới, với hai ngăn mang nhiều noãn. Hạt nhiều, nhỏ, dẹt có dìa hơi có răng.
Phân bố, thu hái và chế biến
Toàn bộ các loài canhkina đều nguồn gốc Nam Mỹ. Cây canhkina mọc hoang dại trên sườn phía đông dãy núi chạy dọc dài 4.000km, rộng 75 đến 100km từ vĩ tuyến 10° bắc đến vĩ tuyến 22° nam thuộc các nước Côlômbia, Equatơ, Pêru, Bôlivia. Vùng có canhkina mọc hoang có độ cao 1.500 đến 3.000m, nhiệt độ trung bình 15°, ít chênh lệch, mưa nhiều, độ ẩm cao.
Tại Việt Nam, canhkina được trồng nhiều ở vùng đất đỏ trên cao nguyên Lang biang (Trung Bộ).
Thành phần hoá học
Vỏ canhkina thường chứa từ 8 đến 10% nước, 4 đến 5% chất vô cơ, một ít tinh bột, chất gôm, một ít tinh dầu, các chất sterola (cinchola được xác định là 3 sitosterol).
Axit quinic (hexahydrotetrahydroxybenzoic) được chiết từ vỏ canhkina từ năm 1790 nhưng phải một thế kỷ sau người ta mới xác định được cấu trúc:
- Các tanin catechic (còn gọi là axit quinotanic) chiếm từ 3 đến 5% vỏ.
- Các tanin này khi bị oxy hoá sẽ cho một phlobaphen gọi là chất đỏ của canhkina.
Một chất đắng gọi là quinovin, được Pelletier và Caventou chiết ra từ 1821. Năm 1859, Halsivetz đã chứng minh đây là một glucozit.
Hoạt chất chính của canhkina được coi là những ancaloit chiếm từ 3 đến 15% trong vỏ những cây canhkina trồng.
- Việc nghiên cứu những ancaloit này đã được tiến hành từ lâu, vì trước 1850 người ta đã chiết được 4 ancaloit chính.
- Năm 1881, Gomes – một người Tây Ban Nha lần đầu tiên đã chiết được chất ancaloit đẩu tiên vỏ canhkina và đặt tên là cinchonin.
- Vài năm sau Pelletier và Caventou cũng chiết được từ một loài canhkina vỏ xám (C. officinalis) chất cinchonin nhưng tinh khiết hơn. Đến nàm 1820, Pelletier và Caventou đã chiết từ vỏ một loài canhkina c. cordifoiia Mutis một ancaloit mới và đặt tên là quinin.
- Ngoài 4 ancaloit chính ấy ra, người ta còn tách được từ vỏ canhkina khoảng 20 ancaloit khác nữa với hàm lượng ít hơn. Hiện nay người ta xếp những ancaloit trong vỏ canhkina
Trong lá một số cây canhkina người ta thường chỉ chiết được rất ít ancaloit chính của canhkina, nhưng lại được từ 0,5 đến 0,7% ancaloit nhân indol như quinamin, xinchophyllamin và izoxinchophylamin (theo Lemen và cộng sự, 1965).
Tác dụng dược lý
- Vỏ canhkina là một loại thuốc bổ chát (do tanin) và đắng, tác dụng chữa sốt và sốt rét của vỏ canhkina là do các ancaloit chủ yếu là quinin.
- Quinin là một chất độc đối với tế bào, tác dụng lên đơn bào: amip, ký sinh trùng sốt rét…. Truớc đây tác dụng chữa sốt rét của canhkina chỉ là dựa theo kinh nghiệm nhân dân. Mãi đến năm 1880, sau khi Laveran phát hiện độc tính của quinin đối với trùng sốt rét Plasmodium falciparum người ta mới hiểu cơ chế chữa sốt rét của quinin. Quinin tác dụng chủ yếu lên các dạng vô tính (schizonte) và dạng non, ít tác dụng đối với các gamet. Vì vậy cần uống phòng quinin vào giữa hai cơn sốt rét.
- Quinin còn có tác dụng ức chết đối với những trung tân sinh nhiệt của những người sốt do đó quinin được dùng làm thuốc giảm sốt, nhưng đối với người bình thường thì quinin ở liều điều trị không có tác dụng làm hạ nhiệt.
- Ngoài tác dụng hạ sốt, chữa sốt rét, quinin còn có tác dụng chống nhiễm trùng, và chữa cúm, và hơi có tác dụng an thần.
- Người ta dùng quinin dưới dạng uống, tiêm bắp hay tiêm mạch máu. Quinin hay gây cứng và loét nơi tiêm, kích ứng mặt trong mạch máu. Quinin loại trừ qua đường tiểu tiện.
- Với liều cao, quinin là giảm thần kinh trung ương do đó có thể gây những hiện tượng như ù tai, chóng mặt, hoa mắt. Nó làm chậm nhịp tim, kích thích cơ trơn, quinin còn là mộc thứ thuốc dục đẻ, nhưng chỉ có tác dụng làm ra thai với liều cao.
- Những ancaloit khác của canhkina cũng có tác dụng chữa sốt, sốt rét nhưng kém hơn, và có tác dụng hợp đồng. Quinidin có tác dụng kích thích cơ tim, dùng chống rung tim và điều hoà nhịp tim.
Công dụng và liều dùng
- Vỏ canhkina dùng làm thuốc chữa sốt, sốt rét, thuốc bổ (thường dùng vỏ canhkina đỏ). Với liều 1 đến 5 hoặc 10g một ngày dưới dạng thuốc bột, thuốc viên.
Vì đắng cho nên thường làm dưới dạng cao rồi làm thành viên. Canhkina đỏ làm thuốc bổ dưới dạng rượu có pha thêm đường. Bột canhkina còn dùng rắc lên vết thương, vết loét.
- Vỏ canhkina chủ yếu hiện nay dùng làm nguyên liệu chiết các ancaloit, chất quinin. Quinin dùng làm thuốc sốt, thuốc sốt rét với liều 1 đến 2g một ngày, chia làm nhiều lần uống, mỗi lần 0,50g.