Mục lục
Mô tả
- Cây nhỏ, mọc bò, có thể dài đến 8 – 10m. Cành mảnh nhẵn, màu xám, có gai cong ở phía gốc.
- Lá mọc so le, dài 7 – 9 cm, gồm 3 lá chét, hình bầu dục, gốc thuôn, đầu có mùi hơi tròn, mép nguyên hoặc hơi khía răng.
- Cụm hoa mọc ở kẽ là thành chùm đơn, dài 3 – 4 cm, hoa nhỏ, nhiều, khác gốc, màu vàng lục, lá đài 5 rất nhỏ, có lông ngắn ở mặt trong, cánh hoa 5, đứng thẳng, nhẵn. Hoa đực có nhị mảnh, hoi i hơn cánh hoa, bao phấn định lưng. Hoa cái có nhị giảm thành nhị lép, bầu hình trứng, dài gần bằng cánh hoa, 2-7 ô, mỗi ô có 2 noãn.
- Quả mọng, hình cầu, đường kính khoảng 1 cm, khi chín màu vàng cam, có rãnh, có mũi nhọn đầu, hạt có vỏ dày và có dầu, màu nâu sẫm hoặc đen.
Phân bố, sinh thái
Chi Toddalia Juss, chỉ có 1 loài ở Việt Nam là cây bún trên. Cây phân bố rải rác ở các tỉnh miền núi, từ Lào Cai, Yên Bái, đến Ninh Bình, Thanh Hoá, Quảng Trị và một số tỉnh khác ở Nam Trung Bộ, cũng như ở Tây Nguyên. Trên thế giới, cây bún có ở Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Srilanca và Philippin,… (Nguyễn Tiến Bân, et al., 2003).
Cây bún thuộc loại cây bụi hay gỗ nhỏ, ưa sáng, thường mọc lẫn với các cây bụi khác ở đồi cây bụi hay rừng thứ sinh. Cây bún ra hoa quả nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt và bằng cách mọc cây chồi từ gốc sau khi bị chặt. Cây có thể trồng được bằng hạt.
Bộ phận sử dụng
Rễ.
Thành phần hoá học
Rễ có vị chát, chứa một chất nhựa độc,được sử dụng trong săn bắn thú rừng
Dịch chiết cồn của lá có tác dụng kháng khuẩn chứa tinh dầu có mùi vị giống như tinh dầu quế [Phytochem, 1982, 21(1) 252]. [Phytochem, 1980. 20(12) 2781].
Tác dụng dược lý
Độc tính cấp:
Toàn cây bún bỏ rễ, chặt nhỏ, rửa sạch, phơi khô, nghiền thành bột khô, rồi chiết bằng ethanol 50%, sau đó, cô dưới áp lực giảm đến dạng cao khô. Đã xác định độc tính cấp và thấy LD 50 của cao khô, dùng đường tiêm phúc mạc cho chuột nhất trắng là 250 mg/kg [Dhawan et al., 1977 Indian J. Exptal biology, vol.15: 208-2191]
Tác dụng lợi tiểu:
Cao khô cây bún với cách chiết như trên, cho chuột cống trắng uống liều 60 mg/kg có tác dụng lợi tiểu rõ [Dhaw an et al., 1977, Indian J. Exptal Biology. vol. 15:208-219].
Tác dụng chống co thắt hồi trùng chuột lang cô lập:
Cao khô cây bún chiết bằng ethanol, ở nồng độ 10 và 50 mg/ml dịch nuôi, có tác dụng ức chế sự co bóp hồi tràng chuột lang cô lập do các tác nhân gây co thắt như acetylcholin clorid (0,25 g/ml) hoặc histamin dihydrophosphat (2 g/ml). Trong số các coumarin chiết được từ cây bún, clorocoumarin có tác dụng chống co thắt mạnh nhất, khi thử trên chế phẩm hội trăng chuột lang cô lập, là 5, 7 – dimethoxy – 6 – (3 – chloro – 2 hydroxy – 3 – methylbutyl) coumarin [Indian Drugs, 1989, 26: 706].
Tác dụng kích thích cơ trơn:
Trên động vật thí nghiệm, cao cây bún có tác dụng kích thích cơ trơn ở họng, gây co thắt khí phế quản, kích thích co cơ trơn ở mạch máu, nên gây tăng huyết áp, kích thích nhu động ruột, nhưng lại làm giãn cơ thắt, nên gây tiêu chảy.
Tác dụng gây sẩy thai:
Chất nhựa đắng trong rễ cây bún có tác dụng kích thích tử cung co bóp gây sẩy thai ở chuột lang ở liều nhỏ; liều lớn gây liệt và chết [Chopra et al., 1999, Glossary of Indian Medic. Plants, NXB NISC, New Delhi, p.245].
Tác dụng chống sốt rét:
Nước hãm vỏ rễ cây bún có tác dụng trên ký sinh trùng Plasmodium vivax và P. falciparumm [Kirtikar et al., 1998, Indian Med. Plants, NXB Dehra Dun, India, p.465]. Một coumarin mới có tác dụng chống sốt rét là 5, 7 – dimethoxy – 8 -(3 – hydroxy – 3 – methyl- | – buten) coumarin được phân lập từ vỏ rễ của cây bún [Hellen et al.. 2000, Fitoterapia, vol.71, 6636 – 640] Những nghiên cứu này là cơ sở cho việc sử dụng cây bún để chữa sốt rét trong y học dân gian.
Tác dụng kháng vi sinh vật:
Tinh dầu chiết được từ vỏ rễ cây bún có tác dụng kháng vi sinh vật [Saxena và Sharma, 1999 Fitoterapia, vol. 70(1): 64 – 66).
Tác dụng chống kết tập tiểu cầu:
Từ thân và rễ cây bún, người ta đã phân lập được hơn 30 hợp chất, trong đó có nhiều chất đã xác định được cấu trúc hóa học. Bằng cách chiết phân đoạn và thử tác dụng chống kết tập tiểu cầu, đã xác định được 7 phân đoạn có hoạt tính chống kết tập tiểu cầu khá mạnh [lan – Lih Tsai et al., 1998, Phytochemistry, vol.48(8): 1377 – 1382).
Tác dụng chống loạn nhịp tim:
Một alcaloid được chiết từ lá cây bún có tác dụng chống loạn nhịp tim kiểu dẫn chất quinolinic (như quinidin).
Tính vị, công năng
Vỏ rễ cây bún có vị hăng, cay, hơi ngọt, rất đắng, mùi thơm, tính nóng đặc biệt (rẻ khi mới cắt), có tác dụng kiện vị, tiêu thực, thanh nhiệt, trừ thấp, giảm đau.
Công dụng
Vỏ rễ và rễ con cây bún là thuốc bổ thơm, kích thích tiêu hoá được dùng khi ăn không ngon, đầy chướng bụng, cơ thể suy kiệt, người mới ốm dậy.
Liều dùng: 0,3 – 0,5g bột vỏ rễ, hãm với một cốc nước sôi uống, ngày 2 – 3 lần. Để chữa sốt cao, sốt rét, đau xương khớp dùng rễ và vỏ rễ 10 – 15g. Sắc uống hoặc ngâm rượu uống.
- Nhân dân Ấn Độ dùng vỏ rễ và rễ nhỏ cây bún làm thuốc chữa lỵ và điều kinh; quả cay như hồ tiêu để chữa ho và cũng được dùng làm gia vị: lá được dùng chữa đầy bụng, ăn lá tươi vào sáng sớm để chữa lao phổi.
- Ở Trung Quốc, nhân dân dùng vỏ rễ và rễ nhỏ cây bún để chữa đau dạ dày, thấp khớp, đau khớp, đau nhức xương, đau cơ, đồn ngã tổn thương, kinh nguyệt không đều, thống kinh, vô kinh, còn chữa nôn ra máu, chảy máu cam, chảy máu bụng, khó tiêu, quả chữa ho.
Chú ý: Phụ nữ có thai không được dùng bất kỳ bộ phận nào của cây bún.
Bài thuốc có cây bún
Chữa thấp khớp:
Quả chưa chín và rễ cây bún giã nát, trộn với dầu vừng hoặc dầu lạc, rồi xoa vào chỗ đau [Kirtikar et al., 1998, Ind. Med. Plants, Dehra-Dun, India, p.465].