Mô tả
- Cây to, cao 20 – 30m. Thân thẳng, đường kinh khoảng 75 – 80 cm. Cành mập, có lông ngắn khi non, sau nhẵn, vỏ màu tro hoặc hơi nâu đỏ.
- Lá kép hình lông chim lẻ, mọc so le, gồm 9 – 10 đội lá chét, hình mũi mác hoặc thoi dài, gốc tròn, đầu có mũi nhọn ngắn, mép có răng cưa hoàn toàn hoặc chỉ ở gần đầu lá, lúc non có lông, sau nhẵn.
- Cụm hoa thành chùy dài 15 cm hoặc hơn, có lông; hoa màu vàng hoặc hồng, có mùi thơm, dài hợp có răng phủ lông nhung; tràng có cánh hơi dài hơn đài, nhị 10, chi nhị hơi phình ở gốc, bao phấn ngắn, bầu nhẵn hoặc có ít lông.
- Quả hạch hình cầu, nhẵn, màu vàng lục, hơi chua, ăn được 1 hạt.
- Mùa hoa quả: tháng 1 -3.
Phân bố, sinh thái
Chi Garuga Roxb., họ Trám (Burseraceae) có 2 loài ở Việt Nam. Trong đó, cây đầu heo có vùng phân bổ khá rộng rãi, từ Sơn La, Hoà Bình, Hà Tây, Ninh Bình đến các tỉnh ở Nam Trung Bộ như Khánh Hoà, Ninh Thuận, Đồng Nai.
Trên thế giới, loài này có ở Nam Trung Quốc, Lào. Campuchia, Thái Lan, Malaysia và Philippin.
Cây đầu heo thuộc loại gỗ lớn, thường mọc rải rác ở rừng kín thường xanh, đôi khi thấy cả ở rừng hỗn giao cây lá rộng và tre nứa, ở độ cao tới gần 1000m. Là loài cây gỗ mọc nhanh, có thể cao tới 30m và cùng với một số loài cây gỗ khác tạo thành tầng tán (đôi khi là tầng vượt tán của rừng.
Bộ phận sử dụng
Lá.
Tính vị, công năng
- Hoa có mùi thơm của hạnh nhân đắng, thịt quả có vị chua, giúp tiêu hoá.
- Vỏ thân có vị chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ mủ, sinh cơ.
Công dụng
Cây đầu heo mới được dùng theo kinh nghiệm dân gian. Lá sắc uống để chữa bệnh suy nhược, nhựa mủ trộn với mật ong uống trị hen suyễn.
Ở Trung Quốc, vỏ cây được dùng trị bỏng lửa, mụn nhọt, lở loét. Cây đầu heo có nhiều công dụng, bên cạnh việc sử dụng làm thuốc, gỗ dùng trong xây dựng nhưng không chịu được nước, quả ăn được, nhựa (gốm) có thể dùng làm hương (nhang).