Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Cây Tầm Xuân

Tên tiếng Việt: Hồng nhiều hoa, Tầm xuân

Tên khoa học: Rosa multiflora Thunb.

Họ: Rosaceae (Hoa hồng)

Công dụng: Chữa phong thấp, phù thũng, kiết lỵ (Rễ). Thuốc điều kinh (Quả). Lợi tiểu.

 

Mục lục

  • Mô tả cây
  • Phân bố, thu hái và chế biến
  • Bộ phận sử dụng
  • Thành phần hóa học
  • Tính vị
  • Dược lý
  • Công dụng và liều dùng
    • Bài thuốc có tầm xuân

Mô tả cây

  • Cây cao, thân bụi , phân nhiều cành . Thân và cành nhẵn , vỏ màu nâu nhạt hoặc  xám , có gai cong.
  • Lá kép lông chim , mọc so le . Gồm 5 lá chét hình bầu dục – mũi mác. Lá kèm rất hẹp, có lông.
  • Cụm hoa mọc ở ngọn thành chùm phân nhánh, hoa có nhiều màu; đài 5 răng hẹp, có lông ; tràng 5 cánh mỏng rời nhau.
  • Quả giả nhỏ, hình cầu, không gai , khi chín có màu vàng
  • Mùa hoa quả : Tháng 3-6.

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Cây mọc hoang dại, còn thấy mọc ở Trung Quốc (Đông, Trung, Bắc, Nam), Nhật Bản… Người ta thu hái hoa, quả, rễ dùng làm thuốc trong y học cổ truyền, tươi hoặc phơi, sấy khô.
  • Tầm Xuân có nguồn gốc từ vùng ôn đơi ấm , sau phát triển xuống vùng cận nhiệt và nhiệt đới. Tầm xuân là cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể chịu bóng .
  • Ở Việt Nam, Tầm Xuân được trồng ở các tỉnh vùng núi có độ cao từ 700 đến 1500m, nhất là ở Đà Lạt cây sẽ ra hoa nhiều .

Bộ phận sử dụng

Rễ, lá và qu

Thành phần hóa học

  • Trong tầm xuân có tinh dầu, tanin, chất màu.
  • Quả có chứa multiflora A, multiflorin B và dầu béo.
  • Lá chứa vitamin C.
  • Hoa có astragalin.

Tính vị

  • Rễ Tầm Xuân có vị đắng, chát, tính mát.
  • Quả có vị chua, tính bình.
  • Hoa có vị đắng, chát, tính hàn.

Dược lý

Tác dụng chống viêm và giảm đau

Công dụng và liều dùng

Rễ Tầm xuân được dùng chữa tiêu chảy

Bài thuốc có tầm xuân

    1. Trúng thử (cảm nắng nặng): hoa tầm xuân sắc uống. Hoặc hoa tầm xuân 10g, hoa đậu ván trắng 10g. Sắc hoặc hãm nước sôi để uống.
    2. Phù thận: quả tầm xuân 3g, hồng táo 3 quả, sắc uống.
    3. Đau bụng kinh: quả tầm xuân 120g sắc uống.
    4. Chữa phong thấp teo cơ: rễ tầm xuân 20g sắc uống. Có thể phối hợp trong các bài thuốc Nam chữa thấp khớp.
    5. Đái dầm, tiểu đêm nhiều lần: rễ tầm xuân 30g sắc uống hoặc hầm với thịt lợn nạc để ăn. Có nơi dùng rễ tầm xuân sắc uống chữa bệnh đái tháo đường.
    6. Vàng da: rễ tầm xuân 15g hầm với thịt lợn nạc ăn.

Cập nhật: 06/09/2022

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Cóc kèn

Tam lăng

Cam đàng hoang

Rau sam

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑