Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Cây thiên lý

Tên tiếng Việt: Thiên lý, Hoa lý, Dạ lai hương

Tên khoa học: Telosma cordata (Burn.f.) Merr.

Họ: Asclepiadaceae (Thiên lý)

Công dụng: Giun kim (Lá non, hoa nấu ăn). Lòi dom (Lá giã đắp). Đái buốt, đái đục (Rễ sắc uống).

 

Mục lục

  • Mô tả cây
  • Phân bố, thu hái và chế biến
  • Thành phần hóa học
  • Công dụng và liều dùng

Mô tả cây

  • Thiên lý là một loại cây nhỏ, mọc leo, thân hơi có lông, nhất là ở những bộ phận còn non.
  • Lá hình tim, thuôn, khía mép ở khoảng 5-8mm về phía cuống, đầu lá nhọn, có lông trên các gân lá; phiến dài 6-11cm, rộng 4-7,5cm, cuống cũng có lông, dài 12-20mm.
  • Hoa khá to, nhiều, màu vàng xanh lục nhạt, rất thơm, thành xim tán, có cuống to, hơi có lông dài 10-22m, mang nhiều tán mọc mau liền với nhau.
  • Qủa là những đại dài 6,5-9,5 cm, rộng 12-14mm .

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Cây thiên lý được trồng khắp nơi ở Việt Nam, nhiều nhất tại miền Bắc để làm cảnh và lấy hoa, lá nấu canh ăn. Còn mọc ở Ấn độ, Malayxia, Thái lan, Indonexia, Trung quốc, Philipin.
  • Khi dùng thường hái lá tươi giã nát với muối và thêm nước vào vắt lấy nước.

Thành phần hóa học

Sơ bộ nghiên cứu, chúng tôi thấy trong lá và thân thiên lý có ancaloit (Đỗ Tất Lợi-Ngô Vân Thu –Hà nội 1962)

Công dụng và liều dùng

Trong nhân dân thường chỉ dùng hoa và lá thiên lý non để nấu canh ăn cho mát và bổ
Gần đây bệnh viện Thái bình (Y học thực hành, tháng 5-1962) đã dùng lá thiên lý chữa một số trường hợp lòi dom và sa dạ con có kết quả

Chữa lòi dom:

Lá thiên lý 100g, muối ăn 5g,Hái lá thiên lý non và lá bánh tẻ, rửa sạch, giã nát với muối, thêm chừng 30ml nước cất, lọc qua vải gạc. Dùng nước này tẩm vào bông đắp lên chỗ dom đã rửa sạch bằng thuốc tím. Băng như đóng khố. Ngày làm một hay hai lần. Trong vòng 3-4 ngày thường khỏi. Có thể chế thành thuốc mỡ (VADOLIN 50G, LANOLIN 40G, dung dịch thiên lý nói trên 10ml)

Chữa sa dạ con:

Cũng dùng như trên, Thường 3-4 hôm sau khi dùng thuốc đã thấy kết quả. Nhưng trong báo cáo có cho biết đã dùng điều trị 9 trường hợp, thì có 8 trường hợp nhẹ khỏi, 1 đã sa dạ con trên 6 tháng không khỏi

Cập nhật: 16/11/2023

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Ngọc lan ta

Chàm mèo

Cây trứng cá

Bả dột

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑