Mô tả
- Dương xỉ có thân rễ mọc đứng, bao phủ bởi những vảy hình mác hẹp, màu vàng nhạt.
- Lá kép hình lông chim, phân chia 2 – 3 lần, mọc thành túm từ thân rễ, lá chét rất nhiều mọc so le, hình quạt, gốc thuôn, đầu tròn hoặc bằng phiến nguyên hoặc hơi có răng, các lá chét cuối cùng thường có đốt; cuống lá kép dài 20 – 30 cm, nhẫn, màu nâu tím, có vảy nhỏ ở gốc.
- Bộ phận sinh sản là những ô túi bào tử mọc dọc theo mép trên và mép ngoài của lá chét, bao từ rất nhiều, hình 4 mặt, màu vàng nhạt.
- Mùa sinh sản tháng 7-9.
Phân bố, sinh thái
Cây vọt là loài dương xỉ nhỏ có phạm vi phân bố rộng rãi từ vùng núi (độ cao dưới 1000m) xuống đến trung du và đôi khi thấy cả ở vùng đồng bằng ngoại trừ đồng bằng Sông Cửu Long.
Cây ưa sáng hoặc có thể chịu bóng và chịu được hạn. Nơi mọc thường gặp là ven đồi, bờ nương rẫy, tã ly núi… lẫn trong các lùm bụi thấp hoặc cỏ. Cây vọt có thể mọc trực tiếp trên nhiều loại đất khác nhau hay mọc bám trên các vách đá.
Bộ phận sử dụng
Toàn cây. Thân rễ.
Thành phần hóa học
Toàn cây chứa hợp chất flavonoid, acid amin, phenol, đường.
Tính vị, công năng
Cây vọt vị nhạt, hơi đắng, tính mát, có công năng thanh nhiệt, lợi thấp, khư ứ, tiêu sưng.
Sách “Lục xuyên bản thảo” ghi: vị cay, chát, tính hơi mát. Sách “Lĩnh nam thảo dược chí” ghi: vị nhạt, tính mát. Sách “Toàn quốc trung thảo dược hội biên” ghi: vị hơi đắng, tính mát, có công năng thanh nhiệt, lợi thấp, tiêu thũng [TDTH, 1993, 1: 1992].
Công dụng
Cây vọt được dùng chữa cảm cúm, sốt, ho, viêm gan truyền nhiễm, viêm ruột, kiết lỵ.
Liều dùng mỗi ngày 40 – 80g toàn cây, sắc chia làm 2 lần uống để chữa gãy xương, nội thương do chấn thương, đinh nhọt, sưng tấy, rắn cắn, kết hợp sắc uống với dùng ngoài.
Dùng cây tươi giã nát, đáp: cây khô, tán thành bột, chiều với nước, đắp vào nơi bị tổn thương.
- Nhiều nơi nhân dân dụng cây vọt để chữa ho (Kirtikar et al., 1998, IV: 2740; Perry et al., 1980: 648).
- Ở Ấn Độ, toàn cây để chữa ho, rễ để tẩy giun (Chopra et al., 2001: 7).