Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Chôm chôm

Tên gọi khác: Vải thiều gai, vải guốc, trường chua.

Tên khoa học: Nephelium lappaceum L.

Tên đồng nghĩa: Nephelium chryseum Blume, N. maigayi Hiern

Họ: Bồ hòn (Sapindaceae)

Công dụng: giải nhiệt, bổ dưỡng, chữa là chảy, kiết lỵ, sốt.

Mục lục

  • Mô tả
  • Phân bố, sinh thái
  • Thành phần hoá học
  • Tác dụng dược lý
  • Tính vị, công năng
  • Công dụng

Mô tả

  • Cây to, cao 15m, có thể đến 20m hay hơn (ở trạng thái tự nhiên) hoặc 5 – 8m (ở cây trồng). Cành có lông khi non, sau nhẵn.
  • Lá kép lông chim chẵn, mọc so le, 1 – 4 đôi lá chét, thường là 2 – 3; lá chét mọc so le hoặc gần đối, có cuống ngắn, phiến cứng và dai, hình trứng ngược hoặc bầu dục – thuôn, dài 5 – 28 cm, rộng 2 – 10 cm, gốc tròn, đầu nhọn tù, mặt trên nhẵn hoặc có lông trên gân chính, mặt dưới có lông rải rác, gân nổi rõ.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá gần ngọn thành chùm có cuống dài, đôi khi dài hơn lá; đài hình đấu, 4 – 6 răng hơi nhọn; tràng 0; nhị 5 – 8, chỉ nhị có lông, đĩa dẹt phân thùy; bầu 2 ô có lông.
  • Quả hình bầu dục, dài 5 -7 cm, rộng 4 – 5 cm, có gai mềm, dài và cong, thường kèm theo phân quả lép, khi chín màu đỏ hay vàng cam; hạt có độ hạt dính và vỏ cứng,
  • Mùa hoa: tháng 3 – 4; mùa quả: tháng 5 -7.

Phân bố, sinh thái

Chi Nephelium L. trên thế giới có 22 loài, trung tâm phân bố của chúng ở bán đảo Malaysia, với 13 loài (trong đó có 3 loài là đặc hữu): đảo Borneo có 16 loài (8 loài đặc hữu), Mianma 5 loài, bán đảo Đông Dương (bao gồm cả Thái Lan) có 5 loài, trong đó ở Việt Nam có 4 loài.

Cây ưa khí hậu nhiệt đới điển hình, nhiệt độ trung bình năm 23 – 25°C. Loại cây trồng không chịu được mùa đông lạnh kéo dài, vì thế cây chi trồng được ở các tỉnh phía Nam. Nhìn rộng ra cả vùng Đông Nam Á, chôm chôm trồng cũng chỉ phát triển trong giới hạn 17° vĩ tuyến Bắc và Nam (trên và dưới đường xích đạo).

Thành phần hoá học

  • Áo hạt chứa protein 0,46, đường khử 2 9, sucrose 5,8, chất xơ 0,24, chất vô cơ, Ca 10,6, P 12 9, và vitamin C 30mg/100g.
  • Vỏ quả chứa tanin và saponin độc.
  • Nhân chứa acid béo gồm acid palmitic 2,0, stearic 13,8, arachidic 34,7, oleic 45,3, cicosensic 4,2% [Sastri et al. The wealth of India, VII, 1966,13]
  • Hạt chứa 35 – 40% chất dầu độc gồm arachidin, olein, stearin.

Tác dụng dược lý

Tác dụng kháng virus Herpes simlex: Cao vỏ chôm chôm làm chậm sự phát triển của các vết lở loét trên da chuột.

Tính vị, công năng

Áo hạt quả chín của cây chôm chôm vị ngọt, chua dễ chịu, tính ấm, có công năng giải nhiệt, bổ dưỡng.

Quả xanh làm se, thanh nhiệt, vỏ cây, vỏ quả làm se, hạt đắng gây say không ăn được. Sách “Lục xuyên bản thảo” ghi: vỏ quả có công năng tiêu viêm, sát trùng, trị viêm xoang miệng, bệnh lỵ, nước sắc rửa trị mụn nhọt, lở loét ngoài da.

Công dụng

Áo hạt chôm chôm ăn được nhưng kém áo hạt quả vải do dính vào hạt, vị chua ngọt, thơm dễ chịu để giải nhiệt, bổ dưỡng.

Hạt đắng và gây say, chứa 35 – 48% chất béo đặc gần như bơ ca cao, gồm chủ yếu là arachidin và olein, có thể dùng để chế xà phòng hay nến thắp sáng.

Quả xanh và vỏ quả được dùng chữa là chảy, kiết lỵ, sốt. Cũng được dùng trị sốt rét, tẩy giun. Liều dùng 20 – 40g sắc uống trong ngày. Trong vỏ quả có tanin và một saponin độc.

  • Ở Malaysia, vỏ cây được dùng chữa bệnh về lưỡi, rễ, vỏ cây, vỏ quả, lá sắc uống để chữa sốt rét [Perry et al., 1980: 374).
  • Ở Ấn Độ, ảo quả chôm chôm chín được dùng để giải nhiệt và chữa sốt [Nadkarni, 1999: 846].
  • Ở Trung Quốc, còn dùng quà xanh sắc uống để bổ vị và trừ giun [Chopra et al., 2001: 175]. Dùng ngoài, lấy vỏ quả, vỏ thân, quả xanh hoặc rễ sắc lấy nước đặc rửa lên các chỗ lở loét, mụn nhọt ngoài da.

Cập nhật: 26/06/2022

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Đa lá tròn

Dây khố rách

Thổ hoàng liên

Dâu rượu

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑