Tra cứu dược liệu https://tracuuduoclieu.vn Wed, 06 Nov 2024 09:32:15 +0700 vi hourly 1 Sài hồ https://tracuuduoclieu.vn/sai-ho.html https://tracuuduoclieu.vn/sai-ho.html#respond Thu, 15 Dec 2022 08:41:21 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=69955 Mô tả cây
  • Sài hồ là cây sống lâu năm, cao 45-70 cm, rễ nhỏ, hình trụ, phân nhánh hoặc không phân nhánh. Thân mọc thẳng, phân nhánh.
  • Lá mọc cách, mép nguyên, hình mác, dài 3-6cm, rộng 6-13cm, đầu lá nhọn, có 7-9 đường gân song song. Lá phía dưới có cuống ngắn, phía trên không có cuống.
  • Cụm hoa hình tán kép, mọc ở kẽ lá và đầu cành, gồm 3-8 tán đơn không bằng nhau, lá bắc hình mác.
  • Hoa nhỏ màu vàng.
  • Quả hình bầu dục, dài độ 5mm, nhưng góc quả rất rõ, có 3 ống tinh dầu nằm ở mặt tiếp giáp.
  • Mùa ra hoa: tháng 7-10.

Phân bố

Sài hồ có nguồn gốc ở Nhật Bản và Trung Quốc. Hiện nay, hai đất nước này cũng là nơi trồng nhiều sài hồ nhất. Vào năm 1994, Viện Dược liệu nhập hạt từ hạt giống sài hồ Nhật Bản đã trồng thử ở Trại thuốc Sapa và Tam Đảo. Cây sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên, về chiều cao, cây trồng ở Tam Đảo thấp hơn ở Sapa. Cây trồng ở Sapa đã cho thu hoạch hạt giống và dược liệu.

Bộ phận dùng

Rễ đã được phơi khô hoặc sấy khô.

Thành phần hóa học

Sài hồ chứa các hợp chất thuốc nhiều nhóm thành phần hóa học, có chừng 0,5% chất saponin, tinh dầu và flavonoid. Trong rễ chứa khoảng 1.69% hàm lượng saponin, hàm lượng cao hay thấp này phụ thuộc vào kích thước của rễ, chứa chủ yếu ở phần vỏ rễ.

Thành phần tinh dầu sài hồ gồm acid pentanoic, acid hexanoic, acid 2-heptenoic, acid octanoic, acid octenoic, acid nonanoic,.. và nhiều thành phần hóa học khác. Hàm lượng tinh dầu là 0.16% trong rễ và 0.05% trong thân.

Lá có nhiều flavoid: kaempferitrin ( kaempferol-3,7-dirhamnosid) và kaempfreol-7-rhamnosid.

Theo như quy định của Dược điển Trung Quốc( bản in Tiếng Anh) 1997 hàm lượng chiết suất trong sài hồ tan trong cồn( chiết nóng ) là 11%.

Tính vị

Sài hồ có vị đắng, mùi thơm, tính mát.

Công dụng

Sài hồ được dùng chữa sốt, nhức đầu, chóng mặt, sốt do thương hàn, sốt rét, ngực bụng đầy trướng, kinh nguyệt không đều.

Trong y học cổ truyền của các nước phương Đông, sài hồ được dùng điều trị sốt, đau và viêm kết hợp với cúm và cảm lạnh, giảm đau trong suốt quá trình điều trị đau tức ngực và vùng hạ sườn, điều trị vô kinh, viêm gan mạn tính, hội chứng hư thận và bệnh tự nhiên miễn dịch. Trong y học dân gian của một số nước, sài hồ chữa điếc, chóng mặt, đái tháo đường, vết thương và nôn mửa.

Tác dụng dược lý

Hoạt tính hạ sốt và giảm đau

Một số nghiên cứu invivo đã xác nhận hoạt tính hạ sốt của rễ sài hồ trong điều trị sốt gây thực nghiệm ở động vật. Cho thỏ đã được gây sốt thực nghiệm uống sài hồ (5g/kg) dạng nước sắc, thân nhiệt thỏ giảm xuống mức bình thường trong 1.5 giờ. Tiêm dưới da cao cồn – nước rễ sài hồ làm hạ số ở thỏ được tiêm.

Cho chuột cống trắng uống saikosaponin làm hạ sốt.

Hoạt tính an thần

Những nghiên cứu in vivo cũng đã xác nhận tác dụng an thần của rễ sài hồ . Cả phân đoạn saikosaponin thô và saikogennin A đều có tác dụng rất rõ rệt. Nghiên cứu invivo dùng làm thí nghiệm chuột leo que chứng minh an thần của saikosaponin ( 200-800mg/kg) ở chuột nhắt trắng giống như meproamat(100mg/kg). Cho uống saikosid hoặc sailosaponin A rừ sài hồ bắc cũng kéo dài giấc ngủ gây bởi cyclobarbital natri. Tiêm phúc mạc saicogenin A ức chế sự leo que của chuột nhắt trắng và đối kháng với tác dụng kích thích của metamphetamin và cafein.

Hoạt tính bảo vệ gan

Saponin thô từ sài hồ cho chuột cống trắng uống(500mg/kg.ngày x3 ngày), làm bình thường hóa chức năng gan, qua xác định phosphatase kiềm trong huyết thanh chuột gây nhiễm độc gan, qua xác định phosphatase kiềm trong huyết thanh chuột gây ra nhiễm độc gan với carbon tetraclorid. Điều trị chuột cống trắng với sailpsaponin 2 giờ trước khi cho galactosamin, đã ức chế sự tăng trưởng AST( Aspartat amminotransferase) và ALT(Alanin aminotransferase) trong huyết thanh do tổn thương mô gan.

Trong mô hình gây tổn thương gan cấp tính với carbon tetraclorid trên chuột cuống trắng, nhóm chuột điều trị với cao methanol sài hồ ( 160mg/kg/ngày* 1,2,3 ngày) hồi phục nhanh hơn, trở về mức bình thường của đường máu và hoạt độ của AST, ALT, phosphatase kiềm và 5′-nucleotidase ở ngày 2 và 3, và ở mức glycogen gan, lipid peroxyld tiểu thể gan và hoạt độ của glucose-6-phosphatase vào ngày 3. Trong thử nghiệm in vitro, cao methanol ức chế sự peroxy hóa lipid phụ thuộc vào liều. Cao methanol sài hồ làm răng sự phục hồi tổn thương gan cấp tính gây  bởi CCl4 có thể do tác dụng oxy hóa. Các saikosaponin A và D có tác dụng trên các enzym gan và làm tác dụng của cortison kích thích tyrosin aminotransferase của gan. Chức năng gan được cải thiện khi dùng lâu dài các saponin sài hồ chứa saikosaponin A và D hoặc B và C. Có hiệu lực tốt dự phòng tổn thương gan, làm tăng tổng hợp protein ở gan.

Hoạt tính điều hòa miễn dịch

Nghiên cứu invivo chứng minh cao chiết với nước nóng từ rễ sài hồ làm tăng đáp ứng kháng thể và ức chế biến đổi của tế bào lympho gây ra bởi chất tạo phân bào.  Một polysacharid, bupleuran 2IIb phân lập từ rễ sài hồ, làm tăng mạnh sự gắn của phức hợp miễn dịch vào đại thực bào. Hoạt tính của polysacharid này có vẻ do khả năng làm tăng chức năng của thụ thể Fc ở đại thực bào.

Bài thuốc có chứa sài hồ

1. Chữa sốt, sốt do hư lao, cảm mạo:

  • Sài hồ 15g, bán hạ 7g, nhân sâm, sinh khương, cam thảo, đại táo mỗi vị 4g; hoàng cầm 2.5g . Sắc uống mỗi ngày 1 thang
  • Sài hồ 100g, cam thảo 25g. Tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày dùng 8g, với 1 bát nước

2. Chữa suy nhược cơ thể ở người có bệnh mạn tính ở phổi và đường tiêu hóa

Sài hồ 10g, đảng sâm 16g, hoài sơn, bạch truật, đại táo mỗi vị 12g, phục linh địa hoàng, bạch thược, đương quy, thàn khúc, bạch chỉ, mạch môn mỗi vị 10g, phòng phong 9g, biển đậu, cát cánh mỗi vị 8g, cam thảo 6g, can khương, quế chi mỗi vị 4g. Tán nhỏ, uống mỗi ngày 20g.

3. Chữa tăng huyết áp ở người trẻ, hoặc trong rối loạn tiền mãn kinh

Sài hồ 8g, xa tiền 16g, sinh địa 14g hoàng cầm, chi tử, trạch tả mỗi vị 12g, long đởm thảo, đương quy, mộc thông mỗi vị 8g, cam thảo 4g. Sắc uống trong một tháng.

4. Chữa suy nhược thần kinh, nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, khó ngủ

  • Sài hồ 12-16g, chỉ tử, mạn kinh, cúc hoa, táo nhân, bá tử nhân mỗi vị 8-12g.Sắc uống ngày một thang.
  • Sài hồ 12g, đương quy, bạch thược, bạch truật, phục linh,bạc hà mỗi vị 8g, cam thảo 6g, sinh khương 4g. Sắc uống mỗi ngày một thang.
  • Sài bắc,hoàng cầm, bạch truật, phục linh, bạch thược, đại táo, mỗi vị 12g, thanh bì, bạc hà, uất kim, hương phụ, chỉ xác, táo nhân mỗi vị 8g, cảm thảo 6g. Sắc uống ngày một thang.

5. Chữa viêm gan virut mạn tính

  • Sài hồ, bạch truật, đảng sâm, bạch thược mỗi vị 12g; phục linh, bán hạ chế, mỗi vị 8g; cam thả, trần bì mỗi vị 6g. Sắc ngày uống 1 thang.
  • Sài hood 12g; bạch thược, xuyên khung, đương quy, đại táo mỗi vị 8g; chỉ thực. hậu phác, cam thảo mỗi vị 6g. Sắc uống này một thang.
  • Sài hồ, bạch thược, đương quy, bạch truật, bạch linh mỗi vị 12g; uất kim 8g; cảm thảo 4g, gừng sống 2g. Sắc uống ngày một thang hoặc tán bột uống 20g mỗi ngày.

 

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/sai-ho.html/feed 0
Hương thảo https://tracuuduoclieu.vn/huong-thao.html https://tracuuduoclieu.vn/huong-thao.html#respond Mon, 10 Oct 2022 08:00:17 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=69136  1

Hương thảo – Rosmarinus officinalis Lamiaceae.

Mô tả

  • Hương thảo mọc thành bụi có thể cao đến 2m. Vỏ thân cây màu xám đen, nứt nẻ không đều, tróc vẩy, cành non có mật đồ dày màu trắng.
  • Lá chụm trên cành, rất nhiều lá, hình dạng lá hẹp, mép lá gập xuống, lá hình dài, không có cuống, màu xanh sẫm và nhẵn ở trên, phủ lông rải rác màu trắng ở mặt dưới.
  • Hoa xếp 2-10 ở các vòng lá, đài cỡ 1cm, màu lam nhạt có hơi màu hoa cả và những chấm tím ở phía trong các thùy.

Bộ phận sử dụng

Lá, hoa.

Thành phần hóa học

Hương thảo có mùi rất thơm. Tinh dầu hương thảo là hợp chất thơm dễ bay hơi. Cây chứa tinh dầu và tannin, ở cây khô tinh dầu khoảng 0,5%, lá có 1-2%, hoa có 1,4%. Trong tinh dầu, thành phần gồm có α-pinen (tới 80%), terpen, borned, acetat bornyl, camphor, cineol và 1 sesquiterpen (caryophyllen).

Tính vị

Hương thảo có vị chát, nóng, mùi thơm nồng, hơi se, có tính tẩy uế và chuyển máu.

Công dụng

Từ thời cổ đại, Hương thảo đã được kết hợp với các phương pháp điều trị để cải thiện trí nhớ. Cây Hương thảo được sử dụng như một loại thuốc bổ não và một loại thuốc làm sạch gan.

Trong y học dân gian, dịch truyền làm từ thân và hoa của nó được dùng để chữa đau đầu và cảm lạnh, làm thuốc giảm đau quặn thận và đau bụng kinh, và như một loại thuốc chống co thắt. Sau khi chiết xuất tinh dầu, nước cất từ hoa còn được dùng làm nước rửa mắt, cải thiện tiêu hóa và giảm đau bụng .

Ngày nay, tinh dầu Hương thảo là sản phẩm có triển vọng tốt cho các ngành công nghiệp dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm bởi thành phần hóa học của nó với các đặc tính có lợi, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội đối với các sản phẩm tự nhiên. Trên thực tế, dầu Hương thảo ngày nay được sử dụng như một chất tạo hương vị thực phẩm, và nó nổi tiếng về mặt y học với các đặc tính kháng khuẩn và ngăn ngừa hóa học mạnh mẽ.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/huong-thao.html/feed 0
Sương sáo https://tracuuduoclieu.vn/suong-sao.html https://tracuuduoclieu.vn/suong-sao.html#respond Thu, 10 Feb 2022 08:36:41 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=64359 Sương sáo 1

Hình ảnh cây Thạch đen

Mô tả

  • Cây có dạng thân thảo, sống hàng năm, cao từ 40-60cm, ít phân nhánh, cành và thân cây có lông.
  • Lá mọc đối, nguyên, dày, hình trứng hoặc hình thuôn dài dạng trứng, thon hẹp ở gốc, nhọn ở chóp, dài 2-4 (6)cm, rộng 1-1,5cm, mép có răng; cuống dài 0,8-2cm.
  • Cụm hoa xim ở ngọn cành, dài tới 10 (13)cm, có lá bắc màu hồng ở gốc, hoa có cuống dài, có lông. Đài có lông, 3 răng ở môi trên, tràng có màu trắng hay hồng nhạt, môi trên 3 thuỳ, môi dưới to; bộ nhị thò, chỉ nhị màu tím.
  • Quả bế nhẵn, thuôn, dài 0,7mm.

Phân bố

Cây mọc hoang dại và được trồng ở vùng An Giang để làm thuốc và nấu thạch đen dùng uống cho mát.

  • Thu hái toàn cây trừ bỏ rễ.
  • Mùa thu hoạch gần như quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa mưa.

Thành phần hóa học

Chứa nhiều hợp chất polyphenol, tanin và pectin

Tính vị, công năng

Theo y học cổ truyền sương sáo có tính mát, có tác dụng hạ huyết áp, trị cảm mạo, đau khớp.

Công dụng và liều lượng

Nhân dân miền Nam hay dùng thân và lá xương sáo nấu thạch đen ăn cho mát, cách chế như sau: Thân lá xương sáo xay thành bột, thêm nước vào nấu kỹ, lọc lấy nước. Thêm ít bột sắn hay bột gạo vào, nấu cho sôi lại, để nguội được một thứ keo đặc nhưng mềm, màu đen gọi là lương phấn. Khi ăn người ta thái miếng thạch đen cho vào nước đường và nhỏ nước thơm.

  • Ngày dùng 15-20g dưới dạng thuốc sắc.

Theo y học hiện đại, sương sáo có tác dụng có lợi cho sức khỏe như tác dụng chống oxy hóa in vitro, giảm cholesterol máu, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường, tác dụng hạ đường huyết, hỗ trợ giảm cân.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/suong-sao.html/feed 0
A kê https://tracuuduoclieu.vn/a-ke.html https://tracuuduoclieu.vn/a-ke.html#respond Sat, 25 Dec 2021 06:54:08 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=63924 A kê 1

Blighia sapida Koenig

Mô tả

  • Cây gỗ cao 12-13m, thẳng có tán lá xòe rộng và các nhánh cứng.
  • Lá to, mang 8 lá chét gần như mọc đối, hình bầu dục, thuôn dài, không lông, màu oliu tươi lúc khô, gân rất lồi ở mặt dưới.
  • Chùm hoa 1-2 ở nách lá, có lông mịn, cuống hoa dài 1,5cm; lá đài 5; cánh hoa 5 màu trắng, hẹp có một vảy to ở gốc; nhị 8; bầu 3 ô có vòi nhụy ngắn.
  • Quả nang dài 7-10cm, hình tam giác, màu vàng hay đỏ tươi, mở thành 3 mảnh; hạt 3, tròn, bóng loáng, mang áo hạt to ở gốc màu trắng, bao đến 1/2 hạt.

Phân bố

A kê có nguồn gốc ở các khu rừng tây phi. Chúng phát triển tốt nhất ở những nơi có lượng mưa lớn. Tuy nhiên chúng phát triển tốt nhất ở những nơi có lượng mưa trung bình.

Ake được nhập trồng làm cây cảnh, trồng ở Đồng Nai ( A kê Trung Phi )

Bộ phận sử dụng

  • Áo hạt,
  • Lá,
  • Vỏ và quả- Arillus, Folium et Fructus Blighiae

Thành phần hóa học

  • Áo hạt chứa 69,2% nước, 5% protid, 20% lipid, 4,6% glucid, 1,2% tro, 40% mg% Ca, 16 mg% P, 2,7 mg% Fe.
  • Cuống noãn giữa hạt và áo hạt chứa 2 chất độc mà một chất là hypoglycin A.
  • Quả chứa những nhân tố làm giảm glucoza huyết thông thường (amino acid cyclopropanoid, hypoglycin A và hypoglycin B) đều là chất độc có thể dùng thay insulin. Tro quả chứa nhiều kalium.

Công dụng và cách dùng

Ở Châu Phi cận Sahara và các khu vực khác nhau trên thế giới( Caribe, Bắc và Nam Mỹ, Châu Âu).Theo truyền thống nó được sử dụng để điều trị nhiều chứng bệnh như đau lưng, táo bón,ung thư,sốt rét ở trẻ nhỏ, bệnh lậu, bệnh kiết lỵ, rối loạn tinh thần, thoát vị, đau dạ dày, sốt rét, thấp khớp, thương hàn,..Nó còn được sử dụng làm mỹ phẩm và nguồn dược liệu.

Ở Châu Âu, A Kê được cho là một thức ăn giúp làm ngon miệng, khi đem nấu chín trong bơ hoặc nấu với cá biển

Bên cạnh đó, áo hạt cứng, có dầu và có mùi vị như hạt dẻ dùng ăn được.

Ở Việt Nam, A kê cũng được sử dụng khá rộng rãi

  • Lá (và vỏ)  sắc nước uống lợi tiêu hoá, cũng dùng chữa cảm lạnh và chảy mủ. Nhiều bộ phận khác của cây được xem như làm giảm đau, chống độc, chống nôn, cũng là chất độc và kích thích
  • Hạt / lá cũng được sử dụng làm chất xua đuổi côn trùng và lá đã được báo cáo là có tác dụng gây chết đối với ấu trùng của nhiều loài muỗi khác nhau.
Lưu ý: Hypoglycin A và hypoglycin B  được tìm thấy trong phần vỏ chưa chín của A kê và việc tiêu thụ sẽ dẫn đến hạ đường huyết, nôn mửa, rối loạn quá trình tạo gluconeogenes có thể dẫn đến hôn mê và tử vong. Không được ăn quả A kê xanh
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/a-ke.html/feed 0
Xạ can https://tracuuduoclieu.vn/xa-can.html https://tracuuduoclieu.vn/xa-can.html#respond Wed, 01 Dec 2021 23:49:26 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/dl/xa-can/ Mô tả cây
  • Cây thân thảo, sống nhiều năm, cao 0,5-1m. Thân rễ mọc bò, phân nhiều nhánh. Thân ngắn bao bọc bởi những bẹ lá.
  • Lá hình dải, dài 30cm, rộng 2cm, gốc ốp lên nhau, đầu nhọn, gân song song, toàn bộ các lá xếp thành một mặt phẳng và xòe ra như cái quạt.
  • Cụm hoa phân nhánh, dài 30-40cm; lá bắc dạng vảy, hoa có cuống dài, xếp trên nhánh như những tán đơn, màu cam điểm đốm tía; đài có răng nhỏ hình mũi mác; tràng có cánh rộng và dài hơn lá đài; nhị 3, đính ở gốc cánh hoa; bầu 3 ô.
  • Quả nang, hình trứng; hạt nhiều, màu đen bóng.
  • Mùa hoa quả: tháng 7-10.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam. Có khi được trồng làm cảnh. Ngoài ra, còn mọc ở Trung Quốc, Nhật Bản, Philippin.

Thu hái:

  • Thân rễ thu hái vào mùa xuân hoặc mùa thu.
  • Rửa sạch, cắt bỏ rễ con phơi hay sấy khô, khi dùng, ngâm nước gạo một hai ngày cho mềm, thái mỏng phơi hay sấy khô mà dùng dần.

Thành phần hoá học

Trong xạ can, người ta đã chiết ra được một chất glucozit gọi là belamcandin C24H24O12 và tectoridin C22H22O11.

Có tác giả còn tìm thấy một glucozit khác gọi là iridin C24H28O4và shekanin (xạ can tố) với hiệu suất 0,05%. Belamcandin thuỷ phân sẽ cho glucoza và belamcangenin. Tectoridin thuỷ phân sẽ cho glucoza và tectorigenin (có tinh thể hình phiến, độ chảy 227-230°C)

Tính vị

  • Tính vị: Theo tài liệu cổ, xạ can có vị đắng, tính hàn, hơi độc, vào hai kinh can và phế.
  • Tác dụng: thanh hỏa, giải độc, tán huyết, tiêu đờm. Dùng chữa yết hầu sưng đau, đờm nghẽn ở cổ họng.

Công dụng và liều dùng

Xạ can còn là một vị thuốc dùng trong phạm vi nhân dân.

Chủ yếu làm thuốc chữa viêm cổ họng, vùng amidan bị sưng mủ, đau cổ. Nói chung xạ can được coi là một vị thuốc quý chữa mọi bệnh về cổ họng.

  • Ngoài ra còn là một vị thuốc chữa sốt, đại tiểu tiện không thông, sưng vú tắc tia sữa, chữa kinh nguyệt đau đớn, thuốc lọc máu. Có nơi còn dùng chữa rắn cắn: Nhai nuốt lấy nước, bã đắp lên nơi rắn cắn.

Liều dùng:

Ngày dùng 3-6g dưới dạng thuốc sắc. Hoặc giã củ tươi 10-20g với vài hạt muối, vắt lấy nước, ngậm nuốt dần. Bã đắp ở ngoài.

Kiêng kỵ:

  • Người tỳ vị hư hàn, phụ nữ có thai không dùng được.

Đơn thuốc có xạ can

  1. Chữa viêm họng: Xạ can 4g, kinh giới 16g: kim ngân, huyện sâm, sinh địa, mỗi vị 12g, bạc hà, cỏ nhọ nồi, tang bạch bì, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.
  2. Chữa viêm họng, ho đờm: Xạ can, cam thảo dây hoặc mạch môn, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày một thang
  3. Chữa viêm amidan cấp tính: Xạ can 6g; kim ngân hoa, cỏ nhọ nổi, bồ công anh, mỗi vị 16g; huyền sâm, sinh địa, sơn đậu căn, mỗi vị 12g; bạc hà, ngưu bàng tử, mỗi vị 8g, cát cánh 6g. Sắc uống ngày một thang.
  4. Chữa viêm amidan mạn tính: Xạ can 8g, huyền sâm 16g; sa sâm, mạch môn, tang bạch bì, ngưu tất, mỗi vị 12g; thăng ma 6g, cát cánh 4g. Sắc ngày 1 thang.
  5. Chữa hen phế quản thể hàn: Xạ can, tô tử, ma hoàng, bán hạ chế, hạnh nhân, bách bộ, thảo quả, mỗi vị 10g; cam thảo, quế chi, bồ kết, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang.
  6. Chữa hen phế quản thể nhiệt: Xạ can 10g, thạch cao 20g, đại táo 12g, hạnh nhân 10g, ma hoàng, tô tử, đình lịch tử, mỗi vị 8g, bán hạ chế 6g, gừng tươi 4g. Sắc uống ngày một thang.
  7. Chữa tắc cổ họng: Xạ can 4g, hoàng cầm, sinh cam thảo, cát cánh, mỗi vị 2g. Các vị tán nhỏ uống với nước đun sôi để nguội.
  8. Chữa sưng đau: Xạ can, lá cúc tần, mỗi vị 20g, lá thầu dầu tía 10g. Giã nhỏ với cơm nóng, nặn thành bánh đắp vào chỗ sưng đau, băng lại. Ngày làm hai lần.
  9. Chữa đại, tiểu tiện không thông, bụng báng: Xạ can (để sống) 12g, giã nát, hòa vào một chén nước, lọc bỏ bã uống mỗi ngày đến khi thấy lợi đại, tiểu tiện thì thôi.
  10. Chữa sốt rét: Xạ can 6g, tri mẫu 20g, sài hổ, ý dĩ sao, mạch môn, thanh hao, hoàng đằng, trần bì, bán hạ chế, chỉ xác, cam thảo nam, hoàng cầm, tô tử, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày một thang.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/xa-can.html/feed 0
Tỏi https://tracuuduoclieu.vn/toi.html https://tracuuduoclieu.vn/toi.html#comments Wed, 01 Dec 2021 20:57:07 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/dl/toi-2/ Tỏi 1

TỎI (Allium sativum L.)

Mô tả

  • Cây thảo sống hàng năm, cao 30 – 40 cm. Thân hành ngắn, hình tháp gồm nhiều hành con gọi là ánh tỏi, to nhỏ không đều, xếp ép vào nhau quanh mỗi trục lõi, vỏ ngoài của thân hành mỏng, màu trắng hoặc hơi hồng.
  • Lá phẳng và hẹp, hình dài, mỏng, bẹ to và dài có rãnh dọc, đầu nhọn hoắt, gân song song, hai mặt nhẵn.
  • Cụm hoa mọc ở ngọn thành đầu tròn, bao bọc bởi những lá mo có mũi nhọn rất dài; hoa màu trắng hay hồng có cuống hình sợi dài; bao gồm 6 phiến hình mũi mác, xếp thành hai hàng, thuôn; nhị 6, chỉ nhị có cựa dài, đính vào các mảnh bao hoa; bầu gân hình cầu. Quả nang.
  • Mùa hoa quả: tháng 8 – 11.

Phân bố sinh thái

Tỏi là một trong những cây trồng cổ xưa nhất còn tồn tại đến ngày nay. Cây có nguồn gốc ở vùng Trung A (Tien Shan), ở đây hiện còn loại tỏi đặc hữu mọc hoang dại là Allium longicuspis Regel. Từ 3000 năm trước công nguyên, tỏi được biết đến ở Hy lạp. Ở Ấn Độ và Trung Quốc, tỏi cũng là cây trồng từ thời cổ đại. Người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Pháp đã đưa cây tỏi từ châu Âu sang châu Mỹ.

Ngày nay, tỏi là cây trồng rộng rãi khắp thế giới, từ vùng có khí hậu nhiệt đới xích đạo (5⁰) đến 50⁰ vĩ tuyến ở cả 2 bán cầu. Trải qua  hàng ngàn năm trồng trọt và chọn lọc, từ loài tỏi ban đầu đã hình thành nhiều giống tỏi khác nhau, tương đương với các  thứ như A. sativum L. var. sativum; var. typicum Regel; var. ophioscoiodon (Link) Doll và var. controversum (Schrader) Moore. Tất nhiên giữa các giống này, chúng khác nhau về kích thước, hàm lượng tinh dầu, năng suất cũng như đặc tính thích nghi với các vùng có điều kiện khí hậu khác nhau.

Ở Việt Nam, tỏi được trồng khắp các địa phương từ nam chí bắc. Hiện đang có 2 nhóm tỏi khác nhau là nhóm tỏi củ nhỏ, thơm, nhiều tinh dầu, được trồng ở các tỉnh phía bắc vào khoảng tháng 1 -2, thu hoạch vào tháng 5 – 6. Nhóm tỏi củ to, trồng ở các tỉnh phía Nam, nhất là ven biển miền Trung, đảo Lý Sơn – Quảng Ngãi, Bình Thuận và Ninh Thuận.

Theo số liệu của FAO (1990) tổng sản lượng tỏi toàn thế giới xấp xỉ 3 triệu tấn mỗi năm. Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Tây Ban Nha, Mỹ và Thái Lan là những nước sản xuất nhiều tỏi nhất. Tỏi trồng ở Việt Nam nhìn chung là dư thừa cho nhu cầu trong nước, một phần cũng đã được xuất khẩu.

Cách trồng

Tỏi ưa khí hậu mát với nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng, phát triển là 18 – 20⁰C, và cho tạo củ là 20 – 22⁰C. Vùng trồng tỏi tập trung ở các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Ninh… Thời vụ trồng thích hợp từ 25/9 đến 5/10. Không trồng tỏi sau 15/10 dương lịch.

Nhân giống

  • Tỏi trồng bằng nhánh tách từ củ. Củ giống phải có thời gian sinh trưởng trên 140 ngày, không sâu bệnh, nặng trên 15g, đường kính 3,5 – 4 cm, có 8 – 10 nhánh đều và cao 2 cm. Mỗi hecta cần khoảng 1 tấn giống khô (40.000 – 42.000 củ).
  • Khi thu hoạch, nhổ cả cây, cắt bỏ rễ và một phần lá, để lại khoảng 10 – 12 cm, bó thành bó nhỏ, phơi khô vỏ, treo nơi thoáng mát hoặc trên gác bếp.

Làm đất

  • Đất trồng tỏi phải là đất thịt nhẹ, tơi xốp, nhiều mùn, độ pH 6 – 6.5, cao ráo, thoát nước. Đất cần cày, để ải, đập nhỏ, lên luống cao 20 – 25 cm, rộng 1 -1.2 cm. Sau đó, rạch hàng ngang hoặc dọc luống, cách nhau 20 cm.

Bón phân, tưới tiêu

Bón phân lót theo rạch với liều lượng như sau: 20 tấn phân chuồng, 500kg supe lân, 80 kg sulfat kali cho một hecta. Nếu đất chua, bón thêm vôi với lượng tùy theo độ chua của đất. Trộn đều phân với đất, sau đó trồng với khoảng cách 8 – 10 cm, cắm sâu xuống đất ⅔ nhánh tỏi, phủ qua bằng đất nhỏ hoặc tro bếp, có thể phủ rơm, rạ lên giữa các rạch để giữ ẩm và hạn chế cỏ dại.

Hàng ngày tưới nước ẩm 60 – 70% cho đến khi cây có 3-4 lá thật. Lúc này, dùng 80 kg ure hòa loãng bón thúc lần thứ nhất. Sau đó 25 – 30 ngày, tưới thúc lần thứ hai với 80 kg ure + 80 kg sulfat kali. Sau lần bón thúc thứ hai, sau khoảng 25 – 30 ngày, bón thúc lần cuối cùng với lượng ure và kali như lần thứ hai. Không bón thúc sau khi tỏi trồng được 80 ngày và không bón quá nhiều đạm vì dễ làm cho tỏi thối, teo tóp trong quá trình bảo quản.

Tỏi cần nhiều nước, 60% độ ẩm đất cho thời kỳ đầu và thời kỳ củ lớn, 70 – 80% cho sự phát triển thân lá. Thiếu nước, cây còi cọc, củ nhỏ. Quá nhiều nước, cây lại dễ bị các bệnh thối ướt, thối nhũn. Cần chú ý tưới nước để đảm bảo độ ẩm phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây.

Thu hoạch

  • Củ tỏi thương phẩm thu hoạch sau khi trồng 125-130 ngày. Nhổ cả cây, rũ sạch đất, bó thành bó nhỏ treo trên dây hoặc sào nơi thoáng mát. Mỗi hecta trung bình đạt 5 – 8 tấn củ khô.

Vùng trồng

  • Hiện nay, công ty TNHH Tuệ Linh đã trồng thành công vùng nguyên liệu tỏi sạch theo tiêu chuẩn GACP mà Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo tại Hiệp Hòa, Bắc Giang. Đặc biệt, đây là loại tỏi tía (loại tỏi củ nhỏ, vỏ tím, tép màu vàng) chỉ có ở Việt Nam với hàm lượng hoạt chất trong tinh dầu cao nhất trong các loại tỏi trên thế giới.

Vùng trồng 1

Hình 2: Vùng trồng tỏi tía đạt chuẩn GACP tại Hiệp Hòa Bắc Giang

Bộ phận dùng

  • Thân hành (giò) thường có tên là đạt toan. Thu hoạch vào cuối đông, có thể dùng tươi hay phơi khô dùng dần.

Thành phần hóa học

Trong tỏi có 3 hoạt chất chính: allicin, liallyl sulfid và ajoen.

  • Trong đó, allicin là hoạt chất mạnh nhất và quan trọng nhưng nó lại không hiện diện rõ ràng trong tỏi. Allicin được tạo ra khi chất alliin tiếp xúc 1 với enzym alliinase khi tỏi được nhai, bằm nhỏ hay được nghiền nát và là thành phần tạo mùi đặc trưng của tỏi (Alliin và enzym alliinase tồn tại trong những tế bào riêng biệt, khi tỏi chưa bị thái hoặc bằm ra), do đó, càng cắt nhỏ hoặc càng đập nát, hoạt tính của tỏi càng cao.
  • Allicin là một chất không bền, dễ biến chất sau khi được tạo ra. Vì vậy, tỏi đập dập rồi nên sử dụng ngay vì càng dể lâu, chất allicin càng mất bớt hoạt tính. Hàm lượng allicin trong tép tỏi tươi sau khi giã nát một phút đã đạt 63%, nhưng sau 30 phút tiếp xúc với không khí chỉ còn 39% do chuyển hóa thành diallyl disulfide, vinydithiin, afoen. Đun nấu sẽ đẩy nhanh quá trình mất chất này.
  • Vì vậy, để tận dụng được hoạt tính allicin trong tỏi chúng ta nên cắt nhỏ hoặc đập nát tỏi càng nhiều càng tốt, không nên để nguyên cả củ tỏi khi xào nấu.

Một kí tỏi có thể cho ra từ 1 – 2g allicin. Allicin được xem là chất kháng sinh tự nhiên rất mạnh, mạnh hơn cả penicillin. Nước tỏi pha loãng 125.000 lần vẫn có dấu hiệu ức chế nhiều loại vi trùng gram âm và gram dương như Staphylococcus, Streptococcus, Salmonella, V. cholerae, B. dysenteriae, Mycobacterium tuberculosis. Tỏi cũng ức chế sự phát triển của nhiều loại siêu vi như siêu vi trái rạ, bại liệt, cúm và một số loại nấm gây bệnh ở da hoặc bộ phận sinh dục nữ như Candida.

Tác dụng dược lý

Tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm:

Tinh dầu, cao nước, cao cồn, dịch ép tỏi ức chế sự phát triển  in vintro của tụ cầu vàng, Shigellu sonnei, Erwwinia carotovora, trực khuẩn lao, Escherichia coli, Pasteurella multocida, Proleus spp, Bacillus spp, streptococcus faecolis, trực khuẩn mủ xanh, Candida spp, Cryptococcus, Rnodotorula rubra, Toruloposis spp, Aspergillus niger.

  • Điều trị tại chỗ với cao tỏi, các thương tổn da hoàn toàn bình phục sau 7 – 10 ngày điều trị. Hoạt tính kháng khuẩn được quy cho allicin, là một hoạt chất của tỏi.

Tuy vậy, allicin là hợp chất tương đối không ổn định và có tính phản ứng cao và có thể không có hoạt tính kháng khuẩn in vivo . Ajoen và diallyl disulfid cũng có hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm.

Tác dụng điều trị giun đũa, giun móc, lỵ:

Allicin có thể là hoạt chất trị giun. Ngoài ra, allicin diallyl disulfid và diallyl trisulfid có hoạt tính kháng siêu vi khuẩn invitro chống virus cúm B, virus herpes type 1, virus bệnh đầu bò, virus bệnh viêm miệng có mụn nước.

Nước cất tỏi có tác dụng diệt lỵ amip in vitro với nồng độ ức chế thấp nhất 1/160. Cao tỏi có tác dụng điều trị tốt trên chuột nhắt  trắng gây nhiễm bệnh do Trypanasoma nhờ có tác dụng của hoạt chất diallyldisulfid. Tỏi làm tăng tác dụng thực bào của đại thực bào ở phúc mạc chuột trắng.

Tác dụng giảm cholesterol và lipid máu:

Tỏi tươi, dịch ép tỏi, cao tỏi lão hóa, hoặc tinh dầu đều làm giảm cholestrerol và lipid huyết tương, sự chuyển hóa mỡ, và sự sinh vữa cả in vitro và in vivo.

  • Thử nghiệm in vitro trên những tế bào gan cô lập từ chuột trắng và những tế bào Hep G2 người cho thấy cao nước tỏi ức chế sinh tổng hợp cholestrol phụ thuộc vào liều. Đã nhận xét thấy tác dụng chống tăng cholestrol và lipid máu ở các mô hình in vivo thực nghiệm trên các loại động vật khác nhau (chuột cống trắng, thỏ, gà con, lợn) sau khi uống (trong thức ăn), hoặc cho vào dạ dày củ tỏi xay nát, cao chiết với cồn, ether dầu hỏa hoặc methanol, tinh dầu, cao tỏi lão hóa, và tinh dầu cố định.
  • Cho chuột cống trắng uống allicin trong thời gian 2 tháng làm giảm nồng độ của lipid toàn phần, phospholipis, triglycerid và cholestrol toàn phần. Cơ chế tác dụng chống tăng cholesterol máu và lipid máu có thể liên quan đến sự ức chế enzym hydoroxymethylglutaryl CoA (HMG _ CoA) reductase và sự sửa đổi lipoprotein huyết tương và màng tế bào. Ở nồng độ thấp, cao tỏi ức chế hoạt tính của HMG – CoA reductase của gan, nhưng với nồng độ cao hơn (> 0.5 mg/ ml), sự sinh tổng hợp cholesterol bị ức chế ở giai đoạn cuối của quá trình sinh tổng hợp.

Tác dụng chống tăng huyết áp:

Cho uống hoặc cho vào dạ dày tỏi xay nát, hoặc cao cồn hoặc cao nước tỏi, làm giảm huyết áp ở chó, chuột lang, thỏ và chuột cống trắng.

  • Cao nước và ajoen gây mở kênh kali từ đó gây tăng phân cực màng tế bào ở mảnh mạch máu cô lập, ndẫn đến sự giãn mạch vì các dòg calci đóng lại từ đó gây giãn cơ trơn và thành mạch máu.
  • Các nghiên cứu in vitro và in vivo đã chứng minh cao nước, cồn tỏi hoặc bột tỏi gây hoạt hóa nictric oxyd synthase, từ đó sản sinh ra oxyd nitric dẫn đến giãn mạch và làm giảm huyết áp. Tác dụng này có thể được gây ra do hoạt động của thành phần adenosin có trong tỏi.

Cao nước và tinh dầu tỏi làm thay đổi mức fibrinogen huyết tương, thời gian máu đông, và  hoạt tính phân hủy fibrin trong thử nghiệm in vivo. Hoạt tính phân hủy fibrin huyết thanh tăng lên sau khi cho uống tỏi khô hoặc cao tỏi cho động vật gây xơ cứng động mạch thực nghiệm.

Tỏi ức chế sự kết tập tiểu cầu trong nghiên cứu in vitro và in vivo. Cao chiết với nước, chloroform hoặc methanol của tỏi ức chế sự kết tập tiểu cầu gây bởi colagen, ADP, acid arachidonic, epinephrin và thrombin in vitro.

Tác dụng hạ đường máu của tỏi:

Cho chuột nhắt trắng bình thường hoặc gây đái tháo đường với streptozotocin uống làm giảm ăn nhiều và khát nhiều, nhưng không có tác dụng trên tăng đường máu hoặc giảm insulin máu.

Cho chuột cống trắng và thỏ gây đái tháo đường với alloxan uống allicin làm giảm đường máu và tăng hoạt tính của insulin phụ thuộc vào  liều. Tác dụng giảm đường máu của cao tỏi có thể do làm tăng sản sinh insulin, allicin được chứng minh có tác dụng bảo vệ insulin chống khử hoạt tính. Trên chuột cống trắng gây đái tháo đường với alloxan, S-allyl-cystein sulfoxyd có tác dụng điều trị tốt gần bằng insulin.

Tác dụng ức chế tế bào ung thư:

Cao tỏi các tác dụng ức chế giai đoạn đầu sinh ung thư da gây bởi tetradecanoyl phorbol acetat. Allicin và methyl allyl được chứng minh có tác dụng ức chế enzym geranykgeranyk transterase và như vậy có tác dụng ức chế sự biến đổi tế bào và có khả năng điều trị ung thư.

Tỏi có thể cải thiện quá trình oxy hóa trong động mạch và các triệu chứng ở bệnh nhân có hội chứng gan – phổi. Trên chuột nhắt trắng được tiêm phúc mạc doxorubicin (là thuốc trị ung thư mạnh nhưng gây tác dụng độc hại với tim, có thể do sản sinh các gốc tự do và peroxy – hóa lipid), S – allylcystein có tác dụng chống oxy hóa và thu dọn các gốc tự do, với liều 30 mg/ kg thể trọng tiêm phúc mạc hàng ngày cho chuột nhắt trắng trong 5 ngày, bắt đầu 2 ngày trước khi tiêm doxorubicin, đã có tác dụng làm giảm tỉ lệ chuột chết và giảm các tác dụng không mong muốn khác như sút cân, tăng creatin phosphokinase huyết thanh và các thương tổn  tim và gan. Cao tỏi lão hóa và 4 thành phần: S – allylcystein, S – allyl- mercaptocystein , alliin và allicin có tác dụng ức chế sự biến đổi oxy – hóa của lipoprotein tỷ trọng thấp in vitro. Năm diallyl polysulfid chiết từ tỏi có hoạt tính cao ức chế peroxy hóa lipid ở tiểu thể gan chuột cống trắng.

Cho chuột cống trắng uống methotrexat gây thương tổn ruột non, và do đó làm tăng độ thấm của ruột đối với chất hấp thụ kém dextran, đánh dấu bởi fluorescein isothiocyanat. Trong khi đó, khi cho chuột cống trắng uống methotrexat cùng với cao tỏi lão hóa cho vào thức ăn, độ thấm dextran đánh dấu bởi fluorescein isothiocyanat giảm xuống gần bằng mức của chuột đối chứng không uống methotrexat, cho thấy cao tỏi lão hóa có tác dụng bảo vệ ruột non đối với tổn thương gây bởi methotrexat trên tế bào thành ruột.

Tính vị công năng

Tỏi có vị cay, mùi hôi, tính ấm, có tác dụng giải cảm, giải độc, tiêu đờm, lợi tiểu, hạ khí, trừ giun, thông quan.

Công dụng

Y học trong nước

Tỏi được dùng làm gia vị và làm thuốc. Tỏi được dùng để chữa ho có đờm, chữa cảm cúm, chữa lỵ amip hay lỵ trực khuẩn, chữa ung nhọt, áp xe, viêm tấy, chữa tăng huyết áp.

Y học nước ngoài

  • Trong y học cổ truyền Trung Quốc, tỏi được làm thuốc chống độc, long đờm, lợi tiểu, diệt giun, tăng cường tiêu hóa, chữa dịch hạch, dịch tả, vô kinh, thiếu sinh tố và phối hợp với các dược liệu khác trị các bệnh: vàng da, sốt, và cũng được dùng để phòng sốt rét.
  • Ở Ấn Độ, các chế phẩm tỏi được dùng trong lao phổi, hoại thư phổi và ho gà. Các bệnh lao thanh quản, lupus và loét tá tràng được điều trị với dịch ép tỏi. Hít dịch ép tỏi tươi có ích trong điều trị lao phổi. Tỏi được dùng trị khó tiêu, đầy hơi, đau bụng. Dịch ép tỏi được dùng ngoài làm chất gây sung huyết da trong một số bệnh về da và làm thuốc nhỏ tai trong bệnh đau tai. Dịch ép tỏi hòa loãng với nước dùng để rửa vết thương và vết loét hôi thối. Chế phẩm từ tỏi, thủy xương bồ và diếp cá được dùng trị đau kinh và đau bụng xuất huyết trong khi mang thai. Tinh dầu kích thích tiêu hóa và diệt giun. Tỏi còn được dùng chữa rắn cắn và bọ cạp cắn, và dùng phối hợp với xuyên tâm liên trị sốt rét. Ở Peru, tỏi được giã và dùng ngoài điều trị bệnh ký sinh trùng và ghẻ lở ở gia súc.
  • Ở Nepal, tỏi có trong thành phần một số bài thuốc trị thấp khớp.
  • Ở Indonesia, tỏi có trong thành phần một thuốc bột dùng ngoài cho các phụ nữ sau sinh khi sinh đẻ, một thuốc đắp để điều trị cấc vết bọ cạp đốt và rắn rết cắn. Tỏi cũng có trong thành phần những thuốc uống để trị các chứng khó tiêu, tiêu chảy, nôn, đau thượng vị, rối loạn đường tiết niệu, vô sinh ở phụ nữ chán ăn, đau bụng kết hợp với vàng da.

Minh chứng – Nghiên cứu khoa học của tỏi

Nghiên cứu lâm sàng trên bệnh nhân viêm amidan cấp, viêm họng và viêm đường hô hấp trên mạn tính:

  • Bột tỏi đông khô được dùng điều trị cho 430 bệnh nhân bị các bệnh về tai mũi họng như viêm amidan cấp, viêm họng và viêm đường hô hấp trên mạn tính, viêm tai giữa cấp và mạn tính, viêm loét tiền đình, mũi. Trong các bệnh trên, chế phẩm bột tỏi đông khô có thể thay thế cho kháng sinh hoặc dùng kết hợp với kháng sinh.

==> Tình trạng viêm nhiễm thoái lui rõ rệt, không có tác dụng phụ. Mười sáu bệnh nhân viêm màng não do Cryptococcus được điều trị với tỏi, kết quả tỷ lệ điều trị có hiệu quả  là 65,75%.

Nghiên cứu lâm sàng trên bệnh nhân có hiện tượng đầy bụng, đau thượng vị, ợ hơi, buồn nôn:

Một thử nghiệm lâm sàng gồm 29 bệnh nhân uống mỗi ngày 1000 mg (hai viên nén) một chế phẩm tỏi khô cho thấy tỏi có tác dụng chữa đầy hơi, giảm đau vùng thượng vị, đau bụng, ợ hơi, buồn nôn.

Nghiên cứu lâm sàng tác dụng làm giảm cholesterol:

Một phân tích tổng hợp kết quả của 16 thử nghiệm lâm sàng trên tổng số 952 đối tượng dùng hàng ngày 600 – 900 mg bột tỏi khô hoặc 10 g tỏi sống, hay 18 mg tinh dầu tỏi,  hoặc cao tỏi lão hóa, trong thời gian trung bình 12 tuần, cho thấy ở các đối tượng dùng tỏi có sự giảm trung bình 12% cholesterol toàn phần và 13% triglycerid trong huyết thanh. Một tổng quan khác của 8 nghiên cứu lâm sàng với 500 đối tượng có kết quả và kết luận tương tự.

Đã nhận xét thấy hoạt tính phân hủy fibrin trong huyết thanh bệnh nhân xơ vữa động mạch sau khi cho uống cao nước tỏi, tinh dầu và bột tỏi. Tỏi gây hoạt hóa sự phân hủy fibrin nội sinh trong nhiều giờ sau khi cho thuốc và tác dụng tăng lên khi uống thuốc đều đặn nhiều tháng. Nghiên cứu tác dụng huyết lưu biến cấp tính của liều 600 – 1200 mg bột tỏi khô cho thấy thuốc làm giảm độ nhớt của huyết tương, làm tăng hoạt tính của yếu tố hoạt hóa plasminogen ở mô và mức tỷ lệ thể tích huyết cầu. Tác dụng của tỏi trên huyết lưu biến học ở mạch kết mạc được xác định trong nghiên cứu lâm sàng. Bột tỏi (900) mg làm tăng đường kính trung bình của tiểu động mạch (4.2%) và tiểu tĩnh mạch (5.9%) so với đối chứng. Trong một nghiên cứu khác, ở những bệnh nhân tắc động mạch ngoại biên giai đoạn II được uống hàng ngày 800 mg bột tỏi trong 4 tuần, có sự tăng tốc độ tuần hoàn hồng cầu ở mao mạch, giảm độ nhớt và mức fibrinogen của huyết tương.

Trong nghiên cứu trên bệnh nhân tăng cholesterol máu điều trị với dung dịch ngâm chứa tinh dầu tỏi trong 3 tháng, sự kết dính và kết tập tiểu cầu giảm có ý nghĩa. Trong một nghiên cứu trong 3 năm, 432 bệnh nhân nhồi máu cơ tim được điều trị với tinh dầu tỏi chiết với ether (0.1 mg/kg/ ngày , tương đương với 2g tỏi tươi mỗi ngày). Trong nhóm điều trị với tỏi có số cơn nhồi máu mới ít hơn 35%, và  số trường hợp chết ít hơn 45%  so với nhóm chứng; nồng độ lipid huyết thanh cũng giảm. Trong thử nghiệm trên 12 người khỏe, liều hàng ngày 900 mg bột tỏi trong 14 ngày làm tăng hoạt tính của yếu tố hoạt hóa plasminogen của mô; sự kết tập tiểu cầu gây bởi adenosin diphosphat và colagen bị ức chế 2-4 giờ sau khi uống tỏi, và vẫn còn có mức thấp 7 – 10 ngày sau khi điều trị.

Cho 120 bệnh nhân uống bọt tỏi (800mg mỗi ngày) trong 4 tuần làm giảm mức glucose máu trung bình 11,6%. Một nghiên ứu cho bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin uống 700 mg bột tỏi mỗi ngày trong một tháng không thấy tác dụng hạ đường máu.
Xem thêm:https://www.youtube.com/watch?v=amBGIYfN5l4&t=4s

Bài thuốc có tỏi

1, Chữa vết thương phần mềm, bỏng nước: Tỏi, hành, trầu không dùng tươi, mỗi vị 330g, lá ớt tươi 200g, mật lợn 1 lít. Hành, tỏi bỏ vỏ cùng trầu không, lá ớt giã nhỏ, cho vào nửa lít nước nấu kỹ, lọc, cô còn khoảng 300 ml, cho vào 1kg đường, đun thành cao lỏng, cuối cùng cho mật lợn vào canh kỹ, đựng vào lọ kín. Vết thương rửa sạch, bôi cao vào. Ngày rửa và bôi thuốc một lần.

2, Chữa dịch tả: Tỏi 100g sắc với 300 ml nước, còn 100 ml, uống trong ngày.

3, Chữa sốt truyền nhiễm, cảm cúm:

  • Tỏi giã vắt lấy nước cốt 10 ml uống. Dùng tỏi bọc bông nút mũi để chống lây.
  • Hoặc mỗi lần dùng 1-2 g tỏi tươi nấu cháo ăn và đắp chăn cho ra mồ hôi.

4, Chữa sốt rét: Tỏi 6 – 7 củ, để sống 1 nửa, nướng chín một nửa, ăn hết, nôn hay đại tiện thông thì khỏi.

5, Chữa lỵ: Tỏi 10g giã nhỏ, ngâm vào 100 ml nước nguội trong 2 giờ, lọc bỏ bã, lấy nước thụt vào hậu môn, giữ lại khoảng  15 phút. Thụt mỗi ngày một lần. Đồng thời ăn hàng ngày 6g tỏi sống chia làm 3 lần. Điều trị 5 – 7 ngày thì có kết quả.

6, Trị giun kim, giun móc: Thường xuyên ăn tỏi sống và dùng nước tỏi 5% thụt vào hậu môn như chữa lỵ

7, Chữa đầy bụng, đại tiểu tiện không thông: Tỏi giã, rịt vào rốn (để cách bằng lá lốt hay lá trầu hơ héo), đồng thời lấy tỏi giã giập bọc bông lại, nhét vào hậu môn.

8, Chữa bệnh do Trichomonas, âm đạo lở ngứa: Tỏi 120 g giã nhỏ, ngâm trong 2 lít nước, rửa và thụt vào âm đạo

9, Chữa đơn sưng, mụn lở

a, Tỏi giã trộn với ít dầu vừng mà bôi.

b, Tỏi, bí đao, giã đắp

10, Chữa viêm họng: Lá tỏi, lá mướp, giã vắt lấy nước uống.

11, Thuốc cường dương ích thận: Tỏi, hẹ ăn với thịt dê trắng (400g tái). Cứ 3 ngày ăn một lần.

12, Chữa trúng phong cấm khẩu bại liệt nửa người, trẻ em kinh giản: Tỏi, nhũ hương, phòng phong, thương truật, xuyên khung, khổ tử, bồ kết (bỏ hạt), các vị bằng nhau và tất cả bằng 50%, thạch xương bồ bằng 50%.

Tán bột viên với hồ, dùng hùng hoàng làm áo, mỗi lần uống 1 viên bằng hạt ngô đồng, trẻ em uống nửa viên, với nước thang riêng tùy theo chứng bệnh.

13, Chữa đái rắt, đái buốt: Tỏi 1 củ, dành dành 7 quả. Giã xát đắp vào rốn

14, Chữa sai khớp, bong gân: Tỏi 1 củ, vòi voi (lá và hoa) 30g, muối ăn 10g. Tất cả giã nát đắp vào chỗ sưng tấy. Sau đó băng lại.

Sản phẩm có thành phần dầu tỏi trên thị trường hiện nay

Dầu tỏi Tuệ Linh

Tại Việt Nam, tác dụng của dầu tỏi đã được các nhà khoa học biết đến từ rất sớm. Viện Hóa học- Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu thành công công nghệ trích ly dầu tỏi tía và chuyển giao cho công ty TNHH Tuệ Linh nhằm ứng dụng vào sản xuất. Công ty TNHH Tuệ Linh đã nghiên cứu bào chế thành công viên nang mềm Dầu tỏi Tuệ Linh chứa 50mg Dầu tỏi tía nguyên chất phục vụ nhu cầu phòng và chữa bệnh của người dân trong nước.

Sản phẩm có công dụng:

  • Tăng cường sức đề kháng của cơ thể
  • Phòng ngừa và làm giảm các triệu chứng về đường hô hấp do virus, các trường hợp cảm cúm và ho.
  • Giảm các triệu chứng gan nhiễm mỡ, cao huyết áp
  • Giảm các chứng bụng, ăn uống khó tiêu
  • Hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

Bài thuốc có tỏi 1

Dầu tỏi giúp phòng ngừa và làm giảm các triệu chứng về đường hô hấp do virus, các trường hợp cảm cúm và ho

Trên đây là một số thông tin về hình ảnh, liều lượng công dụng của cây Sâm tố nữ. Nếu cần tư vấn và tìm hiểu thêm về cây Sâm tố nữ và các loại cây dược liệu khác bạn có thể liên hệ qua số tổng đài tư vấn 1800.1190 (miễn phí tư vấn) hoặc đặt câu hỏi của bạn ở mục ý kiến ở cuối bài viết, Tra cứu dược liệu sẽ giải đáp những thắc giúp bạn có thêm những thông tin đáng tin cậy.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/toi.html/feed 2
Ngải đắng https://tracuuduoclieu.vn/ngai-dang.html https://tracuuduoclieu.vn/ngai-dang.html#respond Mon, 02 Aug 2021 06:23:29 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=57052 Mô tả

Mô tả 1

Cây thảo, sống hai năm hoặc nhiều năm, cao 0,40 – 0,60m, có khi đến 1m. Thân mọc đứng, có khía dọc và lông mềm màu trắng.

  • Lá mọc so le, hai mặt phủ lông tơ trắng, mép khía răng; lá ở phía gốc có cuống dài, chẻ lông chim 3 lần, lá ở gần ngọn chẻ ít hơn và có cuống ngắn.
  • Cụm hoa mọc ở ngọn thân và đầu cành thành đầu, các đầu họp lại thành chùy; hoa màu vàng hay trắng.
  • Quả ít gặp.

Phân bố, sinh thái

Cây có nguồn gốc ở vùng ôn đới ẩm thuộc châu Âu và một phần ở châu Á, đồng thời cũng có được trồng ở một số quốc gia Đông Âu và Liên Xô cũ. Ngải đắng được Viện Dược liệu nhập giống từ Hungari vào cuối những năm 60 của thế kỷ trước tại vườn thuốc ở SaPa. Tuy nhiên hiện nay cây đã bị mất giống.

Ngải đắng là cây ưa sáng, ưa khí hậu ẩm mát của vùng núi cao. Cây sống một năm, nên sau khi có quả già, toàn cây sẽ bị tàn lụi vào mùa đông.

Bộ phận dùng:

Toàn bộ phần trên mặt đất: lá, thân cành, hoa.

Thành phần hóa học

Ngải đắng chứa tinh dầu bao gồm myrcen, α – pinen, thujyl alcol, nerol, thujyl acetat.

Theo Kennedy Alan I, 1993, tinh dầu rễ chứa α – fenchen 53%, β – myrcen 6%, endo – bornyl acetat 2%, β – pinen 1%, trong khi đó tinh dầu rễ chứa neryl isovalerat 47% và nery butyrat 6% [CA 119; 1993: 4973 t].

Theo tài liệu khác, tinh dầu có 24 thành phần trong đó có thuyen và isothuyen (12 – 25%), sabinyl acetat (13 – 20%) và 1,8 – cineol (2 – 13%).

Tác dụng dược lý

Tác dụng kháng nấm, kháng khuẩn

Thử tác dụng kháng nấm của tinh dầu trên 2 loại nấm là Candida albicans và Saccharomyces cerevisiae var. chevalieri. Kết quả cho thấy, tinh dầu ngải đắng có tác dụng ức chế khá mạnh sự phát triển của cả 2 loại nấm.

Tác dụng bảo vệ gan

  • Tác dụng của cao ngải đắng chiết bằng ethanol – nước đã được nghiên cứu trên tổn thương gan do acetaminophen và CCl4. Kết quả cho thấy:
  • Acetaminophen với liều 1g/kg làm chết 100% chuột nhắt trắng, trong khi điều trị bằng cao ngải đắng với liều 500 mg/kg làm giảm tỷ lệ chết 20%.
  • Điều trị từ trước cho chuột cống trắng bằng cao ngải đắng với liều 500 mg/kg, uống ngày 2 lần trong 2 ngày ngăn ngừa được (P < 0,01) sự tăng transaminase (ALT và AST) trong huyết thanh do dùng acetaminophen (640 mg/kg) hoặc CCI, (1,5ml/kg).
  • Sau khi gây tổn thương gan, dùng cao ngải đắng với liều (500 mg/kg), 3 lần liên tiếp, cách nhau 6 giờ, hạn chế được tổn thương gan do acetaminophen (P < 0,05), nhưng độc tính gan do CCI4, không bị ảnh hưởng (P> 0,05).
  • Như vậy, cao ngải đắng có tác dụng bảo vệ gan, một phần là do ức chế MDME và kết quả thí nghiệm đã chứng minh việc sử dụng ngải đắng để chữa tổn thương gan trong y học cổ truyền (Gilani et al., 1995).

Tác dụng chống viêm

Flavonoid của ngải đắng đã được chứng minh là có tác dụng chống viêm. Kết quả cho thấy p7F có tác dụng chống oxy và ức chế hoạt hóa NF – kB và có thể được dùng trong lâm sàng để điều trị các chứng viêm (Lee et al., 2004).

Tác dụng kích thích tiêu hóa

Ngải đắng có tác dụng như một thuốc bổ đắng, làm ăn ngon, kích thích tiêu hóa, có tác dụng kiện vị, bổ dạ dày.

Tính vị công năng

Tính vị công năng 1

Ngải đắng (toàn cây) vị đắng, mùi thơm, tính ấm, có công năng bổ đắng, lợi tiêu hóa, hạ sốt, làm dịu đau, chống ho, trừ giun.

Công dụng

Ngải đắng được dùng làm thuốc kích thích tiêu hóa, làm thuốc bổ đắng chữa đầy hơi, đau dạ dày, đau gan, tăng huyết áp, ho, sốt. Liều dùng 2-10g thường dùng dạng thuốc hãm hoặc rượu thuốc.

Để kích thích tiêu hóa thường dùng liều thấp. Khi bị đau răng, sắc đặc ngải đắng, chấm vào chân răng bị đau.

Ở Tuynidi, quả và lá phơi khô rồi quấn làm thuốc hút, hoặc sắc uống làm thuốc trị sốt và trị cúm.

Cách dùng cây ngải đắng làm thuốc

Dùng cây khô sắc uống: Liều dùng lá, thân ngải đắng khoảng 15g/ngày sắc nước uống trong ngày.

Dùng ngâm rượu: 1kg lá, thân ngải đắng phơi khô (trong bóng râm), ngâm với khoảng 5 lít ~ 6 lít rượu 40 độ. Ngâm trong tầm khoảng 1 tháng trở lên là dùng được. Liều dùng 2 ly ~ 3 ly nhỏ/ngày. Rượu này thường được quen gọi với tên rượu áp xanh do có màu xanh lá cây, vị đắng.

Cây ngải đắng gắn liền với thương hiệu rượu áp xanh, rượu Absinthe

Cây ngải đắng gắn liền với thương hiệu rượu áp xanh, rượu Absinthe 1

Ở nước ta rượu áp xanh nối tiếng huyện Đất Đỏ – Bà Rịa Vũng Tàu. Rượu này được tìm mua như một vị thuốc quý mà độc đáo vì độ lên màu đẹp lôi cuốn khiến ai cũng tò mò muốn uống.

Một điều độc đáo ở rượu Áp Xanh là cách pha chế có thể nhiều người biết  nhưng không ai nắm được bí quyết bốc thang thuốc dùng nấu rượu. Người ta chỉ biết rằng  trong thang thuốc đó có chừng bảy vị thuốc và việc bốc thuốc là nghề “cha truyền con nối” (Trong thang thuốc đó không thể thiếu ngải đắng, các loại đại hầu, riềng, cam thảo).

Rượu áp xanh cũng được ưa chuộng ở một số nước phương tây với tên Absinthe. Tuy nhiên người ta lấy chiết xuất từ cây áp xanh này để dùng pha chế rượu. Đây một loại thức uống gây nghiện được yêu thích vào thế kỷ XIX ở Pháp. Màu sắc xanh ngọc ấn tượng kết hợp hương liệu từ tinh dầu cây ngải đắng (áp xanh). Tuy nhiên rượu này gây kích thích thần kinh vì có hàm lượng thujone cao, dùng với lượng ít nó an toàn nhưng sẽ gây độc nếu dùng quá liều.

Lưu ý

  • Không dùng cho phụ nữ có thai.
  • Có thể gây rối loạn thần kinh như co giật, mất ngủ, hoang tưởng. Hoa gây dị ứng.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/ngai-dang.html/feed 0
Nghể chàm https://tracuuduoclieu.vn/nghe-cham.html https://tracuuduoclieu.vn/nghe-cham.html#respond Mon, 02 Aug 2021 06:23:14 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=57057 Mô tả
  • Cây thảo, sống hằng năm. Thân phân cành ít hay nhiều, có khía, nhẵn, gốc dày thường màu sẫm, các dáng dài 3 – 5 cm.
  • Lá mọc so le, hình bầu dục hơi thuôn, dài 5 – 11 cm, rộng 3 – 4 cm, gốc có phiến men theo cuống, đầu nhọn thành mũi, nhẵn, khi khô có màu lục lam nhạt; bẹ chìa mỏng, phủ kín đến gần nửa đóng thân.
  • Cụm hoa là chùm tận cùng hoặc ở kẽ lá, mang nhiều bông hình trụ, lá bắc hình phễu, hơi có lông mi ở mép, hoa đơn độc hoặc tụ họp 2 -5 cái lá bắc.
  • Quả hình 3 cạnh hoặc hình thấu kính, nhi. bóng.
  • Mùa hoa quả: tháng 6 – 9.

Phân bố, sinh thái

Polygonum L. là chi lớn nhất trong họ Rau răm (Polygonaceae), ở Việt Nam có 35 loài, trong đó có cây nghể chàm.

Nghể chàm là tên gọi, được nhân dân vùng Ba Vì – Hà Tây và Hòa Bình sử dụng để chỉ loài trên (P, tinctorium Ait.), do cành và lá của nó được ngâm để nhuộm vải thành màu xanh chàm. Nghể chàm là loại cây thảo, sống nhiều năm, thường mọc thành đám trên đất ẩm hay có thể bị ngập nước tạm thời ở ven bờ suối, hay các bãi lầy ở ven rừng. Cây phân bố rải rác ở vùng núi, thuộc các tỉnh Hà Tây (Ba Vì, Hương Sơn), Hòa Bình (Kỳ Sơn, Tân Lạc, Mai Châu), Lào Cai (Sa Pa), Tuyên Quang (Nà Hang, Chiêm Hoá) và một vài nơi khác.

Nghể chàm là cây ưa ẩm, ưa sáng hoặc có thể hơi chịu bóng. Cây sinh trưởng gần như quanh năm, có khả năng mọc chồi nhánh khá nhiều. Do đó, trong quần thể tự nhiên khó phân biệt từng có thể. Cây ra hoa quả nhiều hằng năm, những nhánh đã có hoa quả sẽ đẻ ra các nhánh phụ và sẽ có hoa quả trong các năm sau.

Bộ phận dùng:

Toàn cây.

Thành phần hóa học

Lá có hợp chất indicant (indoxyl – β – O – glucosid) (CA 127: 305373e).

Tác dụng dược lý

Cây nghể chàm có tác dụng kháng khuẩn đối với tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn và màng não cầu khuẩn, và có tác dụng kháng virus đối với virus cúm. Cây có tác dụng hạ nhiệt, chống viêm, lợi mật và làm tăng hoạt tính thực bào của bạch cầu, gây giãn cơ trơn ruột, gây co cơ tử cung.

Các nghiên cứu dược động học cho thấy khi cho thỏ uống glycosid indican chứa trong nghể chàm, sẽ đạt nồng độ tối đa chất này trong huyết tương sau 3 giờ. Chất này được phân bố trong gan, thận, cơ vân và đường tiêu hóa. Liều uống được thải trừ với tỷ lệ 90% trong nước tiểu. Các tác dụng không mong muốn là buồn nôn và nôn.

Các hợp chất thơm chiết tách từ nghể chàm ức chế ảnh hưởng của các dạng oxy phản ứng đối với đáp ứng viêm trong một số bệnh da như viêm da tiếp xúc dị ứng gây bởi các dị ứng nguyên hóa học.

Nghể chàm chứa trytanthrin, chất này có các hoạt tính sinh học như kháng nấm da và kháng khuẩn, có tác dụng kháng nấm mức độ vừa phải. Nó có hoạt tính diệt tế bào đối với các dòng tế bào khác nhau trừ các khối u ác tính (ví dụ: B16, ruột kết 26, U937). Tryptanthrin có tác dụng ức chế mạnh cyclooxygenase – 2.

Tính vị, công năng

Nghể chàm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.

Công dụng

Cây nghể chàm được dùng để chế bột chàm hay thanh đại như các loại cây chàm khác. Toàn cây sắc uống chữa thổ huyết, nôn mửa, điên cuồng, khát nước. Đồng bào dân tộc ở một số vùng dùng cây này làm thuốc gây sẩy thai.

  • Bột chàm hay thanh đại được dùng phổ biến trong y học cổ truyền làm thuốc chữa sốt, trúng độc, viêm amiđan, cam tẩu mã, viêm lợi chảy máu. Liều uống mỗi ngày 2 – 6g, dùng ngoài không kể liều lượng.
  • Vỏ cây nghề chàm dùng ngoài trị mụn nhọt độc, rắn cắn, bò cạp và ong đốt.
  • Hoa được giã lấy nước bôi làm thuốc chữa loét vòm miệng, viêm họng cấp, viêm amidan, viêm lợi, viêm niêm mạc miệng.

Ở Trung Quốc, nghể chàm được dùng làm thuốc hạ sốt, kháng khuẩn và kháng virus để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn và nhiễm virus như nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, viêm thanh quản, sởi, quai bị, viêm não, viêm gan, áp xe phổi, kiết lỵ, viêm dạ dày – ruột cấp tính, nhọt độc.

Bài thuốc có nghể chàm, thanh đại

  1. Chữa rắn cắn và côn trùng đốt: Rễ nghề chàm giã nát, trộn với xạ hương và hùng hoàng, dùng đắp.
  2. Chữa viêm amidan, viêm họng: Thanh đại, hàn the, mỗi vị 5g, ngưu hoàng lg, băng phiến 0,5g. Tất cả tán nhỏ. Khi dùng, súc miệng sạch, bôi thuốc vào chỗ đau.
  3. Chữa trẻ em sốt cao co giật, trợn mắt, hôn mê: Thanh đại hoà với nước, mỗi ngày uống 2 – 8g, chia làm nhiều lần.
  4. Chữa viêm lợi chảy máu, lở miệng: Thanh đại, cùng với phèn chua, hoàng liên, đinh hương, dùng bôi.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/nghe-cham.html/feed 0
Ngải nhật https://tracuuduoclieu.vn/ngai-nhat.html https://tracuuduoclieu.vn/ngai-nhat.html#respond Mon, 02 Aug 2021 06:22:10 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=57055 Mô tả
  • Cây thảo, sống dai, phân nhánh, cao 0,5 – 1m. Thân cứng, mọc đứng, có khía rãnh và lông ngắn.
  • Lá đa dạng: lá gốc hình đấu rộng, khía tai bèo hoặc chia thuỳ chân vịt ở đầu, lá trên thân rất hẹp và xẻ sâu, lá gần ngọn xe 3 – 5 thuỳ từ gốc, tất cả đều có hai mặt lá nhẵn, không cuống và hơi ôm thân, đầu lá nhọn, gân nổi rõ ở mặt dưới.
  • Cụm hoa mọc ở ngọn thân thành chùy kép, hình tháp, phân nhánh nhiều thành những chùm hẹp, mỗi chùm lại mang những đầu nhỏ; lá bắc ngắn, hình sợi; hoa màu trắng hoặc vàng, hoa cái 5, hoa lưỡng tính 4 – 5, không có mào lông; tràng hoa cái hình ống ngắn, có 3 cánh hình tam giác; tràng hoa lưỡng tính hình ống rộng, có 5 cánh; nhị 5; bầu nhẵn, ở hoa lưỡng tính tiêu giảm nhiều.
  • Quả bế nhẵn.

Phân bố sinh thái

Chi Artemisia L. trên thế giới có khoảng 400 loài, phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới ấm Bắc bán cầu, sau đó mới đến các vùng cận nhiệt đới, nhiệt đới núi cao, ở vùng nhiệt đới chỉ có vài chục loài. Tại Việt Nam, theo Lê Kim Biên (2007) đã biết 14 loài, trong đó phần lớn số loài là cây mọc tự nhiên.

Loài ngải Nhật ở Việt Nam phân bố chủ yếu ở một số tỉnh miền núi phía Bắc, như Hà Giang (Đồng Văn, Quản Bạ); Lai Châu (Phong Thổ, Sơn Hồ), Lào Cai (Sa Pa, Bắc Hà): Sơn La (Mộc Châu); Cao Bằng (Bảo Lạc, Nguyên Bình), Lạng Sơn (Tràng Định, Cao Lộc)… Ở miền Nam mới thấy ở Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng. Trên thế giới, loài này phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Nhật Bản và Lào.
Ngải Nhật là cây ưa ẩm, ưa sáng hoặc có thể hơi chịu bóng. Cây thường mọc lẫn trong các trảng cỏ, trảng cỏ xen cây bụi, ở ven đường đi, ven rừng,…

Bộ phận dùng:

Toàn cây, dùng tươi hoặc phơi khô.

Thành phần hóa học

Ngải nhật chứa tinh dầu (0,1 – 0,8%) (Stephan Nicolov, 2006, Encyclopedia of medicinal plants in Bulgaria) thành phần chủ yếu của tinh dầu là: cineol, tuiol, borneol, caryophylen và sesqniterpen lacton [Andrew Chevallier E, 2006, Dược thảo toàn thư, tr. 236].

Ngoài ra còn chứa flavonoid, một vài dẫn xuất của coumarin, triterpen tricyclovetiven và artemisia – ceton (CA, 1970, 73, 35543), [Trung được đại từ điển, 1996, vol.II, p.297, 298, 567, 2038].

Tác dụng dược lý

Tác dụng kháng vi sinh vật của tinh dầu ngải Nhật:

Dung dịch 1% tinh dầu ngải Nhật có tác dụng ức chế các vi khuẩn Klebsiella pneumoniae, Pemudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus. Tinh dầu không có tác dụng trên Escherichia coli.

Tác dụng kháng nấm mạnh cũng thấy khi thử với Candida albicans và Sporotrichum scheckii [Kletter – Kriechbaum, 2001: 317 – 319)

Tác dụng trên ký sinh trùng sốt rét:

Cao chiết bằng ethanol của phần trên mặt đất của cây ngải Nhật đã được thử trên ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum chủng nhạy với cloroquin và trùng kháng cloroquin.

Kết quả: cao có tác dụng kháng ký sinh trùng sốt rét có mức độ khả trên cả 2 chủng, với nồng độ tối thiểu có hiệu quả là 75 – 250 g/ml. Nồng độ tối thiểu có hiệu quả được quy định là ở nồng độ này, 50% mẫu môi trường nuôi cấy, ký sinh trùng sốt rét không phát triển được [Tài liệu đã dẫn].

Tính vị công năng

  • Ngải Nhật vị đắng, hơi ngọt, có mùi thơm, tính bình; có công năng thanh nhiệt giải độc, giải thử, khu phong thấp, chỉ huyết, lương huyết.
  • Sách “Biệt lục” ghi: toàn cây ngải Nhật vị đăng tính ôn; sách “Cương mục” ghi: vị đắng, hơi ngọt, tính ôn, còn sách “Trung dược từ hải” ghi: vị đắng, hơi ngọt, tính hàn, có công năng thanh nhiệt, giải biểu, lương huyết, sát trùng [TDTH, 1996, II: 297].

Công dụng

Ngải Nhật toàn cây được dùng chữa cảm sốt, nhức đầu (cảm mạo do nắng, sốt không ra mồ hôi); sưng amidan, lở miệng, sốt rét; lao phổi kèm theo sốt, lao xương, cao huyết áp. Ngày dùng 10 – 20g, sắc lấy nước uống.

  • Để chữa amidan, tốt nhất là lấy các ngọn ngải Nhật tươi 30 – 60g, thái nhỏ, sắc lên uống, ngày 1 thang chia làm 2 lần.
  • Dùng ngoài, lấy cây tươi, lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát, đắp trị vết thương chảy máu, viêm mủ da, eczema, mụn nhọt.
  • Để chữa phong thấp, đau nhức xương: dùng 30 – 60g rễ, sắc lấy nước uống, ngày 1 thang chia 2 lần.

Bài thuốc có ngải Nhật:

Chữa lao phổi phát sốt: Ngải Nhật 10g, địa cốt bì 15g, sắc lấy nước uống ngày 1 thang chia làm 2 lần.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/ngai-nhat.html/feed 0
Rau càng cua https://tracuuduoclieu.vn/rau-cang-cua.html https://tracuuduoclieu.vn/rau-cang-cua.html#respond Mon, 02 Aug 2021 06:19:28 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=57136 Mô tả
  • Cây thảo nhỏ mọng nước, sống hằng năm, cao 20 – 40 cm, bén rễ ở những mấu. Thân giòn dễ gãy, mọc đứng sau mọc bò, nhẵn, phân nhánh nhiều.
  • Lá mọc so le, hình tim, phiến dạng màng, dài 1,5 – 2 cm, rộng 1 – 1,2 cm, gốc hình tim, đầu nhọn, mặt trên bóng láng, gân lá 5; cuống lá dài khoảng 1,5 cm.
  • Cụm hoa mọc đối diện với lá thành bông mảnh dài 5 – 8 cm; lá bắc có phiến tròn và cuống rất ngắn; hoa lưỡng tính, bao hoa gần hình tròn, nhị 2 có chỉ nhị rất ngắn, bao phấn tròn, bầu có vòi nhụy mọc chính giữa đỉnh, hơi có lông.
  • Quả mọng hình cầu, đường kính 0,5 – 1 mm có nhiều đường gờ nhỏ chạy dọc, đầu có mũi nhọn rất ngắn, khi chín màu nâu đen, chứa một hạt.
  • Toàn cây có tinh dầu, mùi thơm nhẹ.

Phân bố, sinh thái

Chi Peperomia Ruiz et Rav, ở Việt Nam đã biết có 6 loài. Loài rau càng cua phân bố tự nhiên gần như khắp các tỉnh miền núi, đôi khi gặp ở vùng trung du và cả đồng bằng (hiếm). Cây còn được trồng lấy rau ăn hoặc trồng làm cảnh trên các hòn non bộ. Trên thế giới, rau càng cua cũng bố rải rác ở nhiều nước thuộc vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á.

Cây đặc biệt ưa ẩm và ưa bóng, thường mọc thành đám nhỏ ở các hốc mùn đá, thậm chí ở các kẽ đá hoặc trên bề mặt đá chỗ có rêu bám. Cây cũng mọc trên đất ở bờ khe suối.

Bộ phận dùng:

Toàn cây.

Thành phần hoá học

Rau càng cua chứa các chất apigenin (5, 7, 4 – trihydroxyflavon), acacetin (5, 7 – dihydroxy – 4′ – methoxyflavon), isovitexin (5, 7, 4 – trihydroxy- 8 – C. glucosid), pellucidatin – 8 – neohesperidosid, [5 – hydroxy – 3, 6, 7, 4 – tetramethoxyflavon – 8 – O -glucosyl (1 – 2) rhamnosid], (CA 121, 1994: 78279f), (CA 121, 1994: 276688s).

Tác dụng dược lý

Tác dụng trên các vi sinh vật:

Cao chiết bằng ethylacetat của toàn cây rau càng cua bỏ rễ có tác dụng kháng khuẩn khá mạnh trên Bacillus subtilis, Pseudomonas aeruginosae và Staphylococcus aureus. Mức độ tác dụng mạnh hơn penicillin [De Padua et al., 1999, vol.1: 380].

Tác dụng chống viêm:

Cao nước toàn cây rau càng cua có tác dụng chống viêm có ý nghĩa, nhưng chỉ loại thu hái vào mùa đông và mùa xuân mới có tác dụng (Arrigoni et al., 2002). Cao chiết nước của phần trên mặt đất cây rau càng cua đã được thử tác dụng chống viêm trên mô hình gây phù bằng caragenin và bằng acid arachidonic ở chuột cống trắng. Kết quả cho thấy, cao với liều cho uống 200 và 400 mg/kg có tác dụng chống viêm tốt (Arrigoni – Blank et al., 2004).

Tác dụng giảm đau:

Cao chiết bằng methanol của phần trên mặt đất cây rau càng cua với liều từ 70 – 210 mg/kg có tác dụng giảm đau do acid acetic ở chuột nhắt trắng (Aziba et al., 2001). Cao chiết nước phần trên mặt đất của cây rau càng cua đã được nghiên cứu tác dụng giảm đau trên mô hình gây đau quặn bụng bằng acid acetic và thử nghiệm tấm nóng trên chuột nhắt trắng. Kết quả cho thấy, trên mô hình dùng acid acetic, cao có tác dụng mạnh nhất ở liều 400 mg/kg, trong khi dùng mô hình tấm nóng, liều tốt nhất là 100 mg/kg (Arrigoni – Blank et al., 2004).

Tác dụng trên tế bào ung thư:

Đã nghiên cứu tác dụng của một số chất chiết từ toàn cây rau càng cua trên ba dòng tế bào ung thư của người là HL – 60 (bệnh đa bạch cầu tiền tuỷ bào cấp), MCF – 7 (dòng tế bào ung thư vú) và Hela (dòng tế bào ung thư cổ tử cung). Kết quả cho thấy chất secolignan – 1 có tác dụng ức chế sự phát triển của cả 3 dòng tế bào ung thư với IC50 từ 1,4 đến 9,1 micromol, chất peperomin E có IC50 từ 1,8 đến 11,1 micromol, chất secolignan – 2 có tác dụng ức chế yếu trên dòng tế bào HL – 60 với IC 50 là 10,8 micromol (Xu S. et al., 2006).

Tính vị, công năng

Cây rau càng cua vị ngọt, chua, hơi chát, tính mát, có công năng thanh nhiệt giải độc, tán ứ chị thống.

Công dụng

Nhân dân thường lấy lá rau càng cua rửa sạch, giã nát, đắp lên trán và thái dương để chữa sốt rét, đau đầu, sốt cao. Để chữa đau bụng, toàn cây bỏ rễ, lấy một năm (50g) rửa sạch, giã nát vắt lấy nước uống. Nhân dân dùng toàn cây bò re, rửa sạch làm rau ăn sống hoặc nấu canh ăn để giải nhiệt.

  • Ở Philippin, toàn cây giã nát làm thành miếng đắp, hơ nóng, đắp lên chữa áp xe và nhọt chưa vỡ mủ, nước sắc hoặc hãm, uống chống gút, đau thấp khớp, bệnh thận.
  • Ở Trung Quốc, toàn cây được dùng giã đắp trị đòn ngã, bỏng lửa, bỏng nước, ung sang thũng độc.
  • Ở Malaysia, toàn cây sắc uống chữa thấp khớp, mệt mỏi.
  • Ở Trung Nam Phi, rau càng cua được dùng như ở Philippin, ngoài ra còn sắc uống để kích thích tiêu hoá, ăn ngon.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/rau-cang-cua.html/feed 0