Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Phục linh

Tên tiếng Việt: Bạch phục linh, Bạch linh, Phục thần

Tên khoa học: Poria cocos Wolf (Pachyma hoelen Rumph)

Họ: Nấm lỗ Polyporaceae

Công dụng: Vị thuốc bổ, thuốc lợi tiểu, dùng trong bệnh thuỷ thũng. Còn dùng làm thuốc trấn tĩnh, chữa các trường hợp mất ngủ, hay sợ hãi, di tinh.

Mục lục

  • Mô tả cây
  • Phân bố
  • Thành phần hoá học
  • Tác dụng dược lý
  • Công dụng và liều dùng
  • Đơn thuốc có phục linh

Mô tả cây

Nấm này mọc ký sinh trên rễ cây thông. Vì người ta cho phục linh là linh khí của cây thông nấp ở dưới đất, do đó mà đặt tên. Nếu nấm mọc xung quanh rễ khi đào lên có rễ thông ỡ giữa nấm thì gọi là phục thần. người ta cho loại này có tác dụng yên thần phách, chữa sợ hãi, mất ngủ. Nấm hình khối to, có thể nặng tới 5kg, nhỏ có thể bằng nắm tay. Mặt ngoài màu xám đen, nhăn heo có khi thành bướu. cắt ngang sẽ thấy mặt lổn nhổn hoặc trắng (bạch phục linh) hoặc hồng xám (xích phục linh). Bột phục linh có màu trắng xám, chủ yếu gồm các khuẩn ty, bào tử, cuống đám tử. Dùng glyxerin để soi sẽ thấy các khuẩn ty không mầu, thỉnh thoảng có các khuẩn ty màu nâu đường kính 3-4 µm. cuống đám tử có đường kính 9-18 µm, trên đầu có nhiều đám bào tử đường kính 11-26 µm. Ngoài ra đôi khi có các đám chất keo.

Phân bố

Phục linh hiện phải nhập của Trung quốc. Loại tốt nhất mọc ở Vân Nam gọi là Vân linh. Thứ ở Quảng Đông có thể không tốt bằng thứ ở Vân nam. Năm 1977 phát hiện thấy có vùng Đà Lạt (Lâm Đồng) ở nước ta.

Thành phần hoá học

  • Chưa rõ hoạt chất là gì. Tuy nhiện trong phục linh người ta đã phân tích có chất đường đặc biệt của phục linh: pachymoza, glucoza, fructoza và chất khoáng
  • Mới đây người ta nghiên cứu thấy thành phần phục linh gồm 3 loại:
  • Các axit có thành phần hợp chất tritecpen: axit pachimic C, axit tumolosic
  • Đường đặc bịêt của phục linh: Pachyman có trong phục linh tới 75%
  • Ngoài ra còn ergosterol, cholin, histidin và rất ít men proteaza

Tác dụng dược lý

  • Cao Ứng Dấu và Chu Nhĩ Phương (1955, Trung hoa y học tạp chí, 10) đã nghiên cứu và báo cáo về tác dụng dược lý của phục linh như sau:
  • Chuẩn bị một số thỏ trong 5 ngày: nhốt từng con vào chuồng riêng, mỗi ngày cho mỗi con ăn ngoài đậu đen ra còn cho uống 200ml nước (cho vào cổ họng). hằng ngày hứng nước tiểu của từng con và cân.
  • Đến ngày thứ 6 tiêm vào màng bụng dung dịch 25% phục linh (ngâm bột phục linh 48 giờ với 5 phần cồn 70 lọc cô thu hồi cồn, thêm nước cất vào thành dung dịch 25%). Mỗi kg thể trọng tiêm 2ml (tương ứng với 0,5g dược liệu). tiến hành và theo dõi như vậy trong 5 ngày liền. Sau khi nghỉ thuốc, tiếp tục theo dõi như vậy trong 5 ngày nữa.
  • Sau đó tiến hành đối chiếu với lượng tro tương đương của dược liệu và thuốc lợi tiểu (mersalylum và theophyllinum)Kết quả thí nghiệm chứng minh phục linh có tác dụng lợi tiểu và tác dụng lợi tiểu đó không phải do muối có trong tro của phục linh.

Công dụng và liều dùng

Tính chất phục linh theo tài liệu cổ: vị ngọt, nhạt, tính bình, vào 5 kinh, tâm, phế, thận, tỳ và vị. Có tác dụng lợi thuỷ, thấm thấp, bổ tỳ, định tâm, dùng chữa tiểu tiện khó khăn, thuỷ thũng trướng man, tiết tả, phục thẩm định tâm, an thần chữa hồi hộp mất ngủ. Trong nhân dân, phục linh được coi là vị thuốc bổ, thuốc lợi tiểu, dùng trong bệnh thuỷ thũng. Còn dùng làm thuốc trấn tĩnh, chữa các trường hợp mất ngủ, hay sợ hãi, di tinh. Ngày dùng 5-10g dưới dạng thuốc sắc, bột hay viên

Đơn thuốc có phục linh

  1. Chữa bệnh thuỷ thũng: phục linh 10g, mộc thông 5g, tang bạch bì 10g, nước 600ml. Sắc còn 200ml. chia làm 3 lần uống trong ngày
  2. Đơn thuốc chữa phù thũng, sợ hãi: phục linh 8g, cam thảo 3g, quế chi 4g, sinh khương 3g, nước 400ml, sắc còn 200ml Chia làm 3 lần uống trong ngày
  3. Chữa vết đen trên mặt: tán bột phục linh mà bôi

Cập nhật: 23/11/2023

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Rau Dừa nước

Dế dũi

Gừa

Dâu

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑