Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
    • Tra cứu vị thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Cóc mẳn

Tên tiếng Việt: Cóc mẳn, Thuốc mộng, Cây trăm chân, Cỏ the, Thạch hồ truy

Tên khoa học: Centipeda minima (L.) A.Br. et Aschers.

Tên đồng nghĩa: Artemisia minima L.

Họ: Asteraceae (Cúc)

Công dụng: Toàn cây chữa viêm xoang mũi, nước sắc uống có tác dụng an thần nhẹ. Cả cây chữa viêm phế quản, ho gà, tẩy giun đũa, lỵ a míp, sốt rét, đau mắt đỏ, mắt có mộng, đau dạ dày, ỉa chảy.

 

 

 

 

A. Mô tả cây 

  • Cóc mẳn là một loại cỏ nhỏ mềm, mọc bò lan trên mặt đất ẩm, phân rất nhiều cành, ở ngọn có lông mịn trắng, nhưng toàn thân trông nhẵn bóng, lá đơn mọc so le, hơi hình 3 cạnh, đầu tù, phía cuống hẹp lại, mép có 2 răng cưa, có khi 1 hay 3, dài 10-18mm, rộng 6-10mm, gân chính hơi nổi ở mặt dưới lá, gân phụ không rõ, không có cuống.
  • Cụm hoa hình đầu mọc ở nách lá, hoa cái gồm nhiều lớp, cánh hoa hình ống màu trắng, trên có răng cưa, hoa lưỡng tĩnh ít hơn, tràng hoa hình chuông có 4 răng hình trứng, rộng, màu hơi tím. Quả bế 4 cạnh, trên cạnh có lông mịn nhỏ.
  • Mùa hoa: các tháng 2-5, mùa quả: các tháng 4-7.

B. Phân bố, thu hái và chế biến 

  • Mọc hoang ở khắp nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang tại nước ta, xung quanh Hà Nội cũng có nhiều, còn mọc ở Trung Quốc (Quảng Tây, Giang Tô, Quảng Châu), Malaixia, Inđônêxia, Ấn Độ, Nhật Bản, châu úc, Mangat.
  • Ta thường hái toàn cây cả rễ về dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô. Không phải chế biến gì đặc biệt.

C.Thành phần hoá học 

  • Nói chung chưa thấy tài liệu nghiên cứu.
  • Theo Muller (Zeitz. Ast. Apot. Verein, 11-1- 1878) trong cây có tinh dầu và một chất màu nâu nhạt hay vàng nhạt có vị đắng, ít tan trong nước lạnh, tan nhiều trong nước nóng, rất tan trong cồn. Muller gọi chất này là axit myriogynic. Theo Dược học tạp chí (Nhật, 1970, 90, 846) trong toàn cây cóc mẳn có taraxasterol, taraxasteril axetat, độ chảy 248-450°C và Amidiol.

D. Công dụng và liều dùng 

Cóc mẳn chỉ mới thấy dùng trong phạm vi nhân dân: Thường dùng chữa ho, viêm phế quản, mắt đau đỏ sưng, chảy nước dãi, tan màng mộng mắt, dùng ngoài chữa eczema. Ngày dùng 6 đến 12g cây khô hay 20 đến 40g cây tươi dưới dạng thuốc sắc.

Đơn thuốc có cóc mẳn dùng trong nhân dân

  1. Chữa mẩn ngứa (eczema): Cóc mẵn 2 phần, đậu xanh 1 phần, muối vài hạt. Cả 3 thứ giã nhỏ đắp lên nơi eczema đã rửa sạch. Cóc mẳn (khô 20 hoặc 30g tươi), nước 500ml, sắc còn 100ml, chia 3 lần uống trong ngày.
  2. Theo Dujardin Beaumetz thì tại châu úc, bác sĩ D. c. Jockil đã dùng nước sắc cóc mẳn chữa khỏi viêm mắt có mủ.
  3. Muller còn cho rằng cóc mẳn có thể dùng làm thuốc kích thích thần kinh và cơ.

 

Dược liệu khác

An điền cỏ

Thài lài trắng

Cà độc dược

Thổ tế tân

Câu hỏi của bạn Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Hình 1: Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum) 1. Thông tin k...
Sâm cau

Sâm cau

Là cây thảo, sống lâu năm, cao 20 - 30 cm, có khi hơn. Thân ...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...
Cò ke

Cò ke

Cò ke - có tác dụng chữa ho, sốt rét, trị rối loạn tiêu hóa...
Ô Đầu và Phụ Tử

Ô Đầu và Phụ Tử

Ô đầu và phụ tử đều do rễ củ của một cây cung cấp, do chế bi...

Góc chia sẻ

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Chat với chuyên gia

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
    • Tra cứu vị thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu