Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Củ Đậu

Tên tiếng Việt: Củ đậu, Củ sắn, Đậu thự, Mằn cát (Tày), Mằn phao

Tên khoa học: Pachyrhizus erosus (L.) Urb.

Tên đồng nghĩa: Dolichos erosus L.

Họ: Fabaceae (Đậu)

Công dụng: Sát trùng, ghẻ, hắc lào (Hạt giã với dầu vừng bôi). Củ tươi dùng xát vào mặt chống nẻ và làm săn da. Hạt độc chú ý khi dùng.

 

 

Mục lục

  • Mô tả cây
  • Phân bố và thu hái
  • Thành phần hoá học
  • Tác dụng dược lý và công dụng

Mô tả cây

  • Cây thảo mọc leo, sống một năm. Rễ củ mập, hình con quay, có khi hơi dẹt, vỏ ngoài màu vàng. Thân hóa gỗ, cành có lông thưa và sớm rụng.
  • Lá kép gồm 3 lá chét rộng, nhẵn, dài 4-8cm, rộng 4-12cm, lá chét bên lệch, gân gốc 3, gân phụ thành mạng, mép hơi khía răng; cuống lá kép dài 7-15 cm; lá kèm rụng sớm.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm; lá bắc nhỏ; hoa mọc dày đặc ở ngọn, màu đỏ tía hoặc tím nhạt; đài hoa hình chuông, có lông, có 4 răng; cánh hoa có móng dài, cánh cờ hình mắt chim, có 2 tai nhỏ, cánh môi gần hình liềm; nhị 2 bó; bầu có lông.
  • Quả đậu, thuôn dài, hơi có lông, hạt dẹt.
  • Mùa hoa tháng 6-8; mùa quả tháng 9-11.

Phân bố và thu hái

  • Cây củ đậu được trồng khắp nơi ở Việt Nam vùng đồng bằng cũng như miền núi để lấy rễ củ ăn, hạt dùng làm thuốc, nhưng ít dùng vì có độc.
  • Mùa thu hoạch hạt: tháng 11-12.

Thành phần hoá học

  • Trong rễ củ (củ đậu) sau khi đã bóc vỏ có tới 90% nước; 2.4% tinh bột; 4,51% đường toàn bộ (biểu thị bằng glucoza), 1,46% protit, 0,39% chất vô cơ, không thấy có chất béo, không thấy có tannin, không có axit xyanhydric. Có men peroxydaza, amylaza và photphataza
  • Trong hạt củ đậu có 12,27% độ ẩm; 20,13% chất béo; 30,61% chất protit; 4,8% tannin; 5,85% tinh bột; 3,25% đường toàn bộ (biểu thị bằng đường glucoza). Trong hạt củ đậu có một chất độc gọi là rotenone C23H22O6 và tephrosin C23H22O7
  • Tỷ lệ rotenone trong hạt củ đậu khoảg từ 0,56-1,01%. Trong lá cũng có các chất như trong hạt

Tác dụng dược lý và công dụng

  • Rễ củ đậu không độc, được dùng ăn sống hoặc xào nấu chín. Có khi người ta ép củ lấy nước bôi mặt để làm cho da mịn màng và khỏi nẻ.
  • Lá độc đối với cá và các loài nhai lại nhưng không độc đối với ngựa
  • Hạt độc đối với cá và sâu bọ. Tại Trung quốc, người ta dùng nó để trị các loại sâu hại rau, rệp bông, rầy bông (một kg hạt giã nhỏ, thêm nước xà phòng và 200ml nước)
  • Nhân dân ta vẫn dùng hạt củ đậu giã nhỏ trộn với dầu để chữa một số bệnh ngoài da. Tuy nhiên có độc, cần chú ý để tránh ngộ độc

Đơn thuốc có dùng hạt củ đậu

Làm thuốc phun trừ rệp rau và rệp thuốc lá. Hạt củ đậu ngâm nước một đêm, sau giã nhỏ, thêm nước với tỷ lệ 1,5%-2% hoặc 4% trộn đều. phun lên những cây bông, cây rau ấy thuốc lá ở ngoài ruộng. Sau 24 giờ đến 36 giờ rệp và nhện đỏ chết hết hay gần hết (90-100%).

 

Cập nhật: 03/06/2022

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Cây Sở (Trà mai)

Cho CURARƠ

Cóc

Ngọt nghẹo

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑