Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Dây gió

Tên tiếng Việt: Dây gió, Đậu gió

Tên khoa học: Strychnos ignatii Berg.

Họ: Loganiaceae (Mã tiền)

Công dụng: Chữa đau bụng (Rễ). Hạt chữa tả, sốt, đau dạ dày và làm thuốc tăng huyết áp.

 

Mục lục

  •  Mô tả cây
  • Phân bố, sinh thái
  • Bộ phận dùng
  • Thành phần hoá học
  • Tác dụng dược lý
  • Tính vị, công năng
  • Công dụng

 Mô tả cây

  • Dây leo to, cao 20m, có mấu; nhánh tròn không lông.
  • Lá có phiến bầu dục, dài 6-17cm, rộng 3,5-7cm, đầu nhọn hay có mũi, gốc tù hay tròn; gân từ gốc 3, không lông, dai dai, cuống 7mm.
  • Chuỳ hoa ở nách lá, dài 2-2,5cm, hoa 10-20, cao 17mm.
  • Quả to 4-10cm vàng khi chín; hạt 10, dài 2-2,6mm, rộng 1,4-1,7mm, dày 7mm.
  • Mùa hoa quả: tháng 6-11

Phân bố, sinh thái

  • Loài phân bố từ Philippin, Inđônêxia (Borneo, Java), bán đảo Malaixia, Thái Lan và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc trong rừng rậm ở Tuyên Quang, Hà Bắc, Vĩnh Phú, Hoà Bình, Hà Tây, Thanh Hoá, Quảng Trị tới Ðồng Nai.
  • Dây gió có khả năng tái sinh chồi khoẻ sau khi bị chặt, những cây thường bị chặt phá dường như không thấy hoa quả.

Bộ phận dùng

Vỏ và hạt.

Thành phần hoá học

  • Hạt chứa ít strychnin,
  • Brucin,
  • Pseudostrychnin,
  • Pseudobrucin.

Tác dụng dược lý

  • Strychnin là một alcoloid rất độc, liều gây tử vong trên người bắt đầu khoảng 0,4mg/kg, với liều nhỏ, strychnin có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương. Đầu tiên thuốc có tác dụng tăng cường các phản xạ của tuỷ sống, sau đó kích thích trung khu hô hấp và trung khu vân mạch ở hành tuỷ, kích thích trung khu cảm giác ở vỏ đại não, làm tăng độ nhạy cảm của cơ thể với tiếng động và ánh sáng. Dùng strychnin với liều cao xuất hiện ngộc độc gây co giật toàn thân có chu kỳ, tất cả các cơ đều co bóp, cuối cùng xuất hiện tử vong do ngạt thở là kết quả của sự co thắt cơ hoành. Brucin ít độc hơn strychnin khoảng 50-100 lần.
  • Tác dụng đối với hệ tiêu hoá: Strychnin rất đắng, với nồng độ 1:400000 vẫn còn đắng. Trên lâm sàng, đã được dùng strychnin làm thuốc đắng kiên vị, kích thích ăn uống, nhưng hiện nay đã ít dùng.
  • Tác dụng đối với hệ hô hấp: Brucin thí nghiệm trên chuột nhắt trắng gây ho thực nghiệm bằng amoniac thể hiện tác dụng chống ho khá mạnh. Brucin còn có tác dụng lợi đờm. Dùng thuốc lâu ngày có thể tăng cường tác dụng kháng histamin của cơ thể.
  • Tác dụng kháng khuẩn: Brucin có tác dụng ức chế sự phát triển của các chủng Diplococcus pneumoniae, Strptococcus hemolyticus. Ngoài ra, còn có tác dụng ức chế một số nấm gây bệnh ngoài da.
  • Độc tính: Thí nghiệm trên chuột nhắt trắng, dùng thuốc qua đường dạ dày, strychnin và brucin có LD50 – 3,27mg/kg và 233 mg/kg.

Tính vị, công năng

Dây gió có vị đắng, tính ôn, rất độc, khi dùng phải hết sức cẩn thận.

Công dụng

  • Vỏ và hạt được dùng làm thuốc trị đau bụng, nhất là đau bụng bão.
  • Ở Philippin, Ðậu gió được dùng để chữa bệnh tả, sốt, đau dạ dày; cũng được xem như có hiệu quả tốt với vài dạng tê liệt. Còn dùng làm thuốc tăng huyết áp. Nói chung, nó cũng được dùng tương tự như Mã tiền.

Cập nhật: 05/04/2022

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Đại

Trai sông

Hồng

Bụp giấm

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑