Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Dây mảnh bát

Tên tiếng Việt: Rau mảnh bát, hoa bát, dây hình bát, dưa đai.

Tên khoa học: Coccinia cordifolia (L.) Cogn.

Tên đồng nghĩa: Coccinia grandis (L.) Voigt, C. indica Wight et Arn.

Họ: Cucurbitaceae (Bầu bí)

Công dụng: Lá chữa mụn nhọt, lở loét, côn trùng cắn. Thân lá nấu nước tắm chữa ghẻ.

Mục lục

  • Mô tả cây
  • Phân bố, sinh thái
  • Cách trồng
  • Bộ phận dùng
  • Thành phần hoá học
  • Công dụng

Mô tả cây

  • Dây leo sống dai, dài 5m hay hơn. Rễ củ dài. Thân mềm, nhẵn, có rãnh dọc.
  • Tua cuốn đơn, mọc đối diện với lá.
  • Lá mọc so le, nhẵn, có cuống dài, khía 5 thuỳ nông, rộng 5–8cm, gốc hình tim, đầu hơi nhọn, mép có răng cưa, trên mặt lá có những hạt nhỏ lấm tấm màu trắng, gân 5, tỏa đều hình chân vịt.
  • Hoa đơn tính, khác gốc, mọc đơn độc hay đôi một ở kẽ lá trên một cuống dài; hoa đực và hoa cái giống nhau, đều có tràng 5 cánh lóe rộng màu trắng. Chỉ khác là hoa đực gần như không có ống dài, hoa cái có bầu hình trứng.
  • Quả thuôn, dài 5cm, khi chín màu đỏ, cơm quả mềm màu đỏ bao bọc những hạt dẹt.
  • Mùa hoa: tháng 10; mùa quả: tháng 12.

Phân bố, sinh thái

Chi Coccinia Wight & Arn chỉ có một loài ở Việt Nam là dây mảnh bát. Cây phân bố khá rộng ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á và Nam Á, bao gồm Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Indonesia.

Ở Việt Nam, dây mảnh bát phân bố rải rác khắp các tỉnh, từ vùng đồng bằng đến vùng núi có độ cao khoảng 1500m. Cây ưa ẩm, ưa sáng và thường mọc lẫn trong các lùm bụi quanh làng, ven rừng, bờ nương rẫy, nhất là những nơi gần nguồn nước.

Dây mảnh bát có thể trồng được bằng hạt.

Cách trồng

Không chỉ là cây thuốc, dây mảnh bát còn là cây rau ăn lá, lá dùng nấu canh rất ngon. Vì vậy, cây được trồng khá phổ biến ở trung du và đồng bằng.

Dây mảnh bát được nhân giống bằng hạt. Vào mùa xuân, có thể gieo thẳng hoặc gieo cây con và đánh đi trồng. Cây cần có giàn leo nên thường được trồng cạnh bờ rào, bụi tre. Thường trồng thành hốc, mỗi hốc 2–3 cây. Cây dễ sống, ít sâu bệnh. Muốn thu hái thường xuyên, cần bón thêm phân chuồng, nước giải, phân đạm. Nhất thiết phải tao giàn cho cây leo và thường xuyên bấm ngọn để có nhiều nhánh.

Bộ phận dùng

Lá, thân, dây thu hái quanh năm. Hạt lấy ở quả chín, dùng tươi hoặc phơi, sấy khô.

Thành phần hoá học

Theo tài liệu Ấn Độ, dây mảnh bát chứa các enzym, hormon, vết alcaloid. Dịch lá chứa amylase (Glossary of Indian Medicinal Plants 1956). Quả mảnh bát có các thành phần như sau: nước 93,1%, protein 1,2%, chất béo (chiết ether) 0,1%, chất xơ 1,6%; carbohydrate 3,5%; chất vô cơ 0,5mg%; calcium 0,04mg%; phosphor 0,03mg%; sắt 1,4mg%; vitamin A 240UI%; vitamin C 20mg% (The Wealth of India, 1950, Tom III).

Trong rễ quả và lá mảnh bát, người ta đã phát hiện được các pectin với hoạt tính chống lipid máu cao, hạ đường máu (CA 127, 1997, 494909; CA 119, 1993, 2411739).

Rễ mảnh bát còn chứa các chất flavon glucosid là ombuin 3-O-arabinofuranosid (CA 125, 1996, 95705);
3-O-β(α-L-arabinopyranosyl-(1→2)-β-D-glucopyranosyl-(1→3)-β-hydroxylup 20(29)-en-28-oic acid (CA 124, 1996, 284325) và các chất aglutinin là một chitooligosaccharid-lectin, và nhiều polysaccharid như arabinogalactan, xyloglucan v.v. và các carotenoid (CA 120, 1994, 156903; CA 115, 1991, 890683; CA 108, 1989, 203524).

Một số tài liệu khác nêu rễ mảnh bát chứa các chất acetat lupeol, acetat β-amyrin, β-sitosterol, quả non chứa lupeol, β-amyrin và glucosid cucurbitacin; hạt chứa hypoxanthin (Võ Văn Chi, TDCTVN 1949; Lê Trần Đức: Cây thuốc VN, 1997).

Công dụng

Lá mảnh bát giã đắp chữa mụn nhọt, lở loét, vết cắn do rết hoặc côn trùng. Thân lá nấu nước tắm chữa ghẻ. Ăn lá mảnh bát thường xuyên có tác dụng phòng ngừa bệnh dịch truyền nhiễm. Hạt mảnh bát có thể dùng để tẩy sán. Dây mảnh bát phối hợp với rễ chùm ngây và cam thảo dây, sắc uống chữa đái dắt hoặc bí đái.

Theo kinh nghiệm dân gian ở nước ngoài, nước ép từ thân lá dây mảnh bát và rễ thuỷ xương bồ có tác dụng chữa chóng mặt và sốt cao. Hạt mảnh bát nghiền nát trộn với dầu dừa, bôi hằng ngày chữa ghẻ. Trong y học dân gian Ấn Độ, ở nông thôn người ta uống dịch ép từ quả mảnh bát chín với liều 5ml, cứ 6 giờ một lần, để làm giảm đường máu. Cũng có thể dùng dưới dạng bột quả khô với liều 10g, ngày 3 lần. Dạng bột thuốc có tác dụng tốt hơn dịch ép tươi.

Nguồn: Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam 

Cập nhật: 26/06/2025

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Bách bộ

Tai tượng xanh

Chua ngút hoa ngọn

Cây Thị

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Truyền thông Sức khỏe là Vàng

Trụ sở chính: Thôn 3, xã Phù Lưu Tế, Huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

  • Email: suckhoevangnguoiviet@gmail.com
  • Số điện thoại: 0243.9901436
  • Chịu trách nhiệm nội dung: Bà Đàm Thị Xuyến
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑