Mô tả
- Loài côn trùng cỡ lớn, dài 3 – 4 cm, toàn thân màu nâu sẫm.
- Đầu nhỏ, hình tam giác, mắt to. Râu hình sợi chỉ, hai cái dài choãi ra hai bên, hai cái ngắn hướng vào.
- Ngực to, ráp thẳng với đầu. Lưng phẳng, hai cánh ngắn rộng phủ đến nửa lưng, hai cánh dài, hẹp cuộn lại thành hình ống.
- Hai chân trước mập khỏe, có móng cứng dạng gai dùng để đào bới, hai chân giữa ngắn có đốt, hai chân sau dài có đốt và gai sắc.
- Đuôi có hai nhánh hẹp và dài.
Phân bố, sinh thái
Dế dũi sống dưới đất ở đồng ruộng, bãi cỏ hoang, sân vườn, ít gặp hơn dế mèn. Phân bố chủ yếu ở châu Á, châu Phi.
Ở Việt Nam, dễ dãi thường xuất hiện vào tháng 7 – 9 trên các ruộng lúa và hoa màu, cắn hại cây trồng. Đẻ trứng dưới đất và hoạt động chủ yếu về ban đêm.
Bộ phận dùng:
Cả con dế dũi, tên thuốc trong y học cổ truyền là lậu có hoặc thổ cẩu, được thu bắt vào tháng 8 – 9.
- Đem về rửa sạch, nhúng vào nước sôi, hoặc rượu cho dế chết, rồi vặt cánh, bỏ râu, chân và đuôi, phơi hoặc sấy khô.
- Dùng sống hoặc chế biến bằng cách nướng hoặc sao với cám cho vàng.
Tính vị, công năng
Dế dũi có vị mặn, tính hàn, không độc, có tác dụng lợi tiểu, thông trệ.
Công dụng
Tuệ Tĩnh (Nam được thần hiệu) đã dùng dễ dãi trong những trường hợp sau:
- Chữa đau khắp mình mẩy: Dế dũi (bó chân, càng) và sa nhân (bỏ vỏ ngoài), lượng hai vị bằng nhau. Phơi khô, sao vàng, tán bột, rây mịn. Mỗi lần uống 2 – 3g với rượu.
- Thuốc rút gai, dằm: Dế dũi (5 – 6 con) giã nát, thêm ít nước, đắp vào vết thương. Ngày làm 4 – 5 lần.
- Chữa cam tẫu mã: Dế dũi (1 con) bọc bằng màng trắng trứng gà, cho vào miệng con cóc, lấy đất sét bọc kín lại, đem nung lửa đến khô. Lấy ra, nghiền nhỏ, bôi nhiều lần đến khi khỏi.
- Chữa xơ gan cổ trướng: Dế dũi (7 con, sấy khô), ếch xanh (2 con bôi váng sữa, sấy khô), vỏ quả bầu (20g, sao). Tất cả tán nhỏ, mỗi lần uống 8g với rượu vào lúc đói.
- Theo kinh nghiệm dân gian, người hay bị chứng đái rắt, đái buốt: Lấy dế dũi và muối ăn (lượng hai thứ bằng nhau), sao khô, nghiền nhỏ, rây bột. Ngày uống hai lần, mỗi lần 4 – 6g với rượu hâm nóng.