Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Điền thanh gai

Tên khoa học: Sesbania bispinosa (Jacq.) W. Wight

Tên gọi khác: Điên điển gai, muồng gai, muồng xai, rút dại, thích điền thanh.

Họ: Đậu (Fabaceae)

Công dụng: giải nhiệt, chữa mụn nhọt, làm mát máu, nhuận táo và chữa phụ nữ huyết nhiệt, kinh nhiều, kinh sớm.

Mục lục

  • Mô tả
  • Phân bố, sinh thái
  • Thành phần hóa học
  • Công dụng

Mô tả

  • Cây thảo cứng, cao 1 – 1,5m. Cành hình trụ, hơi có khía, màu lục rất nhạt, có ít gai nhỏ dẹt.
  • Lá kép hình lông chim gồm 20 – 60 lá chét thuôn dài 1 – 1,5 mm, rộng 2 – 3 mm, hai mặt lá điểm những chấm tím, mặt trên nhạt, cuống dài 3 – 20 cm, có gai; lá kèm nhọn.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm dài 5 – 10 cm, lá bắc dễ rụng; hoa màu vàng, đài hình chuông dài 4 mm, có 5 răng; tràng có cánh cờ hình trái xoan, cánh bên thuôn, cánh thìa hình bầu dục; nhị 2 bó, bao phấn hình mắt chim, có màu nâu ở lưng; bầu thuôn.
  • Quả đậu, dài 12 – 18 cm, rộng 2,5 mm, thắt lại giữa các hạt; hạt rất nhiều, thuộn, tròn ở hai đầu.

Phân bố, sinh thái

Chi Sesbania Scop. ở Việt Nam có 5 loài, trong đó có 2 loại là cây trồng, điền thanh gai là một trong số ba loài mọc tự nhiên.

Điền thanh gọi là cây của vùng nhiệt đới, phân bố từ Ấn Độ đến Trung Quốc và ở hầu hết các nước vùng Nam Á và Đông Nam Á. Ở Việt Nam, cây có mặt ở các tỉnh từ vùng núi thấp đến đồng bằng, cả ở phía Nam lẫn phía Bắc.

Cây ưa sáng, thường sống ở môi trường nước nông, trong các thuỷ vực ao hồ, đồng ngập nước hay các đầm lầy cửa rừng.

Bộ phận dùng:

Hạt.

Thành phần hóa học

  • Lá chứa 78,2% nước, 2,6% protein, chất chiết bằng ether 8,8%, chất xơ 6,3%, tro 2,2%.
  • Lá, thân và quả cho phản ứng dương tính với alcaloid.
  • Hạt chứa % tính theo Ca 0,37%; P: 0,59%; 28% chất gôm, hỗn hợp saponin. Nếu đem thuỷ phân, gôm, hỗn hợp saponin. Nếu đem thuỷ phân, saponin cho acid oleanolic và một sapogenin trung tính.
  • Phần thịt của hạt chứa 53,46% protein tính theo dược liệu khô kiệt (The Wealth of India IX, 1972)

Theo Chopra Nayar et al., 1956 hạt còn chứa galactomannan có mạch nhảnh gồm galactose, mannose theo tỷ lệ 1,0:1,9 [Compendium of Indian Medicinal Plants 5 (1990 – 1994), 1998).

Công dụng

Cành lá cây điền thanh gai được nhân dân sắc uống để giải nhiệt và chữa mụn nhọt.

Hạt được dùng lẫn với hạt thảo quyết minh sao sắc uống để chống bốc nóng, làm mát máu, nhuận táo và chữa phụ nữ huyết nhiệt, kinh nhiều, kinh sớm kỷ.
Ngày dùng 16 – 20g sắc uống.

  • Ở Ấn Độ, theo kinh nghiệm của y học cổ truyền, rễ điền thanh gai được coi là có tác dụng chống nhiễm khuẩn, chống chất độc, tẩy giun sán, lợi tiểu, lợi sữa, trị các bệnh về mắt.
  • Ở một số một số vùng ở Ấn Độ và có thể ủ tươi trong hầm để làm thức ăn cho gia súc vào mùa đông.
    Rễ điền thanh gai còn được dùng để làm giảm chướng bụng, làm phục hồi chức năng, trị lao hạch, sốt, loét, đái tháo đường, bạch biến, các chứng bệnh về họng, vết bọ cạp cắn. Vỏ cây có tác dụng làm săn. Lá có tác dụng tẩy, trị giun sán, làm mưng mủ, làm dịu, trị tràn dịch tinh mạc, làm giảm các chứng đau và viêm. Hạt là thuốc c điều kinh, kích thích, làm săn, được dùng trị bệnh đậu mùa, loét mạn tính, phát ban, tiêu chảy và kinh nguyệt quá nhiều.
  • Các địa phương, người ta dùng hạt tản nhỏ trộn với bột mỳ hoặc bột gạo dùng ngoài trị ngứa da. Cây được dùng làm phân xanh vẫn giữ được nhiệt độ thấp.
  • Ở Campuchia, tuy cây rút dại là một chất cầm máu tốt, được dùng trong các trường hợp bằng huyết.

Cập nhật: 08/11/2023

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Rau má lông

Kim ngân

Hoa dài

Đơn tướng quân

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑