Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Độc biển đậu

Tên khoa học: Physostigma venenosum Balf.

Họ: Đậu (Fabaceae)

Công dụng: điều trị chứng mất trương lực ruột và bàng quang, bệnh nhược cơ, thuốc giải độc

Mục lục

  • Mô tả
  • Thành phần hóa học
  • Tác dụng dược lý
  • Công dụng

Mô tả

  • Dây leo, sống nhiều năm, dài hàng mét. Thân mảnh, hình trụ nhẵn.
  • Lá kép mọc so le, có cuống dài, gồm 3 lá chét lông chim, hình trứng, gốc lệch hơi hình tim, đầu có mũi nhọn ngắn, mép nguyên, hai mặt nhẵn.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm rủ xuống; hoa màu đỏ tía, mọc rất sít nhau,
  • Quả đậu, dài 10 – 12 cm, màu nâu sẫm; hạt hình bầu dục hoặc hơi hình thận, dài khoảng 2 cm, mép có viền dày ở 1/2 bên, màu nâu bóng.

Bộ phận dùng:

Hạt già thường gọi nhầm là quả, hình thận, màu đen, dài 3 – 4 cm.

Thành phần hóa học

Độc biển đậu có physovenin, physostigmin (eserin) 0,5%.

Tác dụng dược lý

Độc biển đậu rất độc, gây liệt chi dưới và chết do bị ngạt, và với liều lớn gây liệt tim. Alcaloid physostigmin là hoạt chất chính của cây độc biển đậu [Krisnamurthi A. et al., 1969: 41 – 42].

Physostigmin là chất làm mất hoạt tính của acetylcholinesterase, là enzym có chức năng trung hoà acetylcholin được giải phóng và do đó kìm hãm sự phân huỷ acetylcholin, dẫn đến kéo dài thời gian tác dụng và hiệu lực của acetylecholin tiết ra. Nó có tác dụng làm giảm sự ức chế cơ hộ hấp bởi curar và đối kháng với các thuốc giãn cơ tác dụng ngoại vi [Bộ Y tế, 2002: 721 – 723].

Physovenin là một alcaloid khác của độc biển đậu cũng có tác dụng ức chế acetylcholinesterase (Morales – Rios M.S et al., 2002).

Công dụng

Physostigmin được dùng để điều trị chứng mất trương lực ruột và bàng quang, bệnh nhược cơ, và để giải độc khi dùng quá nhiều thuốc dãn cơ kiểu curar.

Ở Ấn Độ, physostigmin salicylat được dùng trong nhãn khoa để làm giảm nhãn áp trong điều trị bệnh tăng nhãn áp và để hiệu chỉnh sự giãn đồng tử gây bởi các thuốc giãn đồng tử. Nó được dùng để điều trị sự căng trưởng và mất trương lực của ruột hoặc bàng quang và trong ngộ độc atropin [Krishnamurthi A. et al., 1969: 41 – 42).

  • Ở Jordani, nhân dân dùng độc biển đậu để trị bạn và bệnh ngoài da (Lev E., 2002). Trong y học dân gian Cameroon, độc biển đậu được dùng trị sốt do thấp khớp (Sandberg E. et al., 2005).

Cập nhật: 26/06/2022

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Mận

Mộc thông

Cam xũng

Cà phê

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑