Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Đỏm lông

Tên khoa học: Bridelia monoica (Lour.) Merr.

Tên đồng nghĩa: Bridelia tomentosa Blume

Họ: Thầu dầu (Euphorbiaceae)

Công dụng: chữa thần kinh suy nhược, kinh nguyệt không đều, đau dạ dày, đau bụng, chữa thấp khớp, đau nhức xương, dùng cho phụ nữ sau khi đẻ.

Mục lục

  • Mô tả
  • Phân bố, sinh thái
  • Thành phần hóa học
  • Tính vị, công năng
  • Công dụng

Mô tả

  • Cây nhỡ hoặc cây to, có thể cao đến 20m. Cành mềm có lông màu hung.
  • Lá mọc so le, hình clip hoặc bầu dục, dài 4 – 12 cm, rộng 2 – 4,5 cm, gốc tròn, đầu tù, mặt trên nhẵn hoặc có ít lông ở gần, mặt dưới lông màu nhạt, mép nguyên; cuống lá mảnh, dài 3 – 6 mm, có lông tơ, lá kèm sớm rụng.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành đầu tròn nhiều hoa lưỡng tính, lá bắc rất nhỏ, gần như nhẵn, hoa đực có 5 lá đài, hình bầu dục – tam giác, dài khoảng 2 mm, nhẵn, 5 cánh hoa hình mắt chim, có răng tròn; nhị 5, chỉ nhị ngắn, nhụy lép hình trứng ngược hoặc gần hình cầu có 5 cạnh; hoa cái có 5 lá đài, hình tam giác nhọn, dài 1,2 – 1,5 mm, 5 cánh hoa hình thoi, bầu có 5 noãn đảo.
  • Quả gần hình cầu, đường kính 4 – 6 mm, hạt 2, mặt trong có rãnh.
  • Mùa hoa quả: tháng 4 – 7.

Phân bố, sinh thái

Chi Bridelia Willd. có 11 loài ở Việt Nam, trong đó có 4 loài được dùng làm thuốc (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2003 và Võ Văn Chi, 1997).

Đỏm lông có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Ấn Độ hoặc ở Mianma, hiện nay cây phân bố rộng rãi ở hầu hết các nước Đông Nam Á, Nam Á và Nam Trung Quốc. Ở Việt Nam, đỏm lông phân bố rải rác khắp các tỉnh thuộc vùng núi thấp, đến trung du và đối khi còn gặp ở vùng đồng bằng ven biển (các tỉnh miền Trung).

Đởm lông là loại cây bụi ưa sáng, có khả năng chịu hạn tốt do có bộ rễ cọc cắm sâu dưới đất. Cây ra hoa quả nhiều hằng năm. Quả chín là thức ăn của chim và động vật gặm nhấm. Đỏm lông tái sinh tự nhiên tốt từ hạt và ở các cây còn nhỏ có khả năng tái sinh cây chồi, từ phần gốc còn lại sau khi chặt.

Bộ phận dùng:

Vỏ rễ và lá.

Thành phần hóa học

  • Vỏ cây chứa từ 16 – 40% tanin, cho nên ở Ấn Độ được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất tanin (The Wealth of raw material in India, 1952).
  • Theo các tác giả Trung Quốc (Trung Dược đại từ điển, 1975), đỏm lông chứa flavonoid, 3β – ol, fridelin, β – sitosterol và stigmasterol.

Tính vị, công năng

Đỏm lông có vị nhạt, hơi đắng chát, tính bình, có tác dụng an thần, điều kinh, thanh nhiệt, giải độc.

Công dụng

Vỏ rễ đỏm lông và lá được dùng chữa thần kinh suy nhược, kinh nguyệt không đều, đau dạ dày, đau bụng.

Rễ còn dùng chữa thấp khớp, đau nhức xương, dùng cho phụ nữ sau khi đẻ được 3 ngày để phòng bệnh hậu sản.

Lá còn dùng chữa sốt, mụn nhọt, lở ngứa.

  • Ở Campuchia, quả chín dùng ăn và trị tưa lưỡi, sởi.
  • Ở Malaysia, vỏ cây dùng để thuộc da, nước sắc lá chữa sốt cao, đau dạ dày, đau bụng, nước sắc lá cũng dùng cho phụ nữ sau khi sinh.
  • Ở Đài Loan cho rằng toàn cây có độc (Perry và Metzger, 1980. Med.plants of East and Southeast Asia).
  • Ở Vân Nam (Trung Quốc) rễ và lá đỏm lông được dùng trị suy nhược thần kinh, kinh nguyệt không đều, mụn nhọt, lở loét.
    Liều dùng rễ 15 – 30g, thân lá 30 – 60g sắc uống. Dùng ngoài, lấy lá tươi hoặc vỏ thân rửa sạch, giã nát, đắp lên chỗ mụn nhọt, lở ngứa.

Bài thuốc có đỏm lông

Chữa đau dạ dày: Lá đỏm lông, lá ổi, rễ cây sim rừng (Rhodamnia dumetorum (Poir.) Merr. et Perry), các vị bằng nhau 30g, sắc đặc, uống.

Cập nhật: 26/06/2022

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Mít

A ngùy

Nữ lang

Xấu hổ

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑