Mô tả
- Cây thảo, sống hằng năm, cao 0,5 – 0,8m. Thân cành cứng, nhẵn, có rãnh dọc.
- Lá mọc đối, có cuống dài, kép lông chim, gồm 5 lá chét, hình bầu dục, mép có răng cưa không đều; lá kép ở dưới lại xẻ tiếp.
- Cụm hoa mọc ở ngọn thân thành đầu trên cuống dài mảnh, đường kính 5 – 10 mm; lá bắc ngoài dài và hẹp, có lông, hoa nhỏ, màu vàng hoặc trắng ngà, tràng hình lưỡi nhỏ, thuôn, có ống mảnh.
- Quả bế, cao 10 – 12 mm, có hai gai nhỏ ở đỉnh.
- Mùa hoa: tháng 8 – 9, mua quả: tháng 10 – 11.
Phân bố, sinh thái
Chi Bidens L. ở Việt Nam đã biết có 5 loài, 3 hay 4 loài trong số đó có công dụng làm thuốc.
Loài Bidens bipinnata L. trên đây có nhiều tên gọi như “Đơn kim xẻ”, “Đơn kim kép”, “Long nha kép” hoặc “Cúc áo hoa trắng”… Loài này phân bố vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á, bao gồm từ Ấn Độ qua Mianma, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Philippin và Việt Nam. Ở Việt Nam, cây thường gặp ở vùng núi thuộc
các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Sơn La, Hoà Bình, Kom Tum (vùng núi Ngọc Linh), Đắk Lắk, Lâm Đồng (Lang Bian)… Độ cao phân bố từ 200m (Cao Bằng) đến khoảng 1.500 (Ngọc Linh). Như vậy, về phân bố của loài này thường chỉ thấy ở miền núi, trong khi đó loài Đơn kim (B.pilosa L.) phân bố rộng rãi khắp nơi, kể cả vùng đồng bằng và hải đảo.
Cây ưa sáng, ưa ẩm. Hàng năm cây con mọc từ hạt vào tháng 3 – 6, sinh trưởng nhanh trong mùa xuân – hè, đến cuối mùa thu – sau khi quả già, toàn cây tàn lụi.
Bộ phận dùng:
Toàn cây.
Thành phần hóa học
- Theo Phạm Hoàng Hộ (2006), cúc áo hoa trắng chứa alcaloid, tanin, saponin và flavonoid.
- Còn trong loài Bidens tripartita L. chứa tinh dầu, tanin, luteolin. Lá chứa vitamin C, quả chứa tới 23,78% dầu (Võ Văn Chi, 1997).
Tác dụng dược lý
Tác dụng chống ỉa chảy:
Tác dụng chống ỉa chảy của 7 loại cao thực vật, trong đó có cao toàn cây đơn buốt lá xẻ bỏ rễ, đã được nghiên cứu trên mô hình gây ỉa chảy bằng dầu thầu dầu ở chuột cống trắng, trên sự vận chuyển than trong ruột của chuột cống trắng và trên nhu động tá tràng cô lập của thỏ.
Trên mô hình gây ỉa chảy bằng cách cho chuột cống trắng uống dầu thầu dầu, cao methanol của cây đơn buốt lá xẻ có tác dụng chống ỉa chảy có ý nghĩa so với chuột đối chứng cũng gây ta chảy bằng dầu thầu dầu, nhưng không dùng cao.
Tác dụng ức chế dòng bạch cầu gây bệnh đa bạch cầu:
Năm hợp chất được chiết từ cây đơn buốt lá xẻ có tác dụng ức chế dòng tế bào bạch cầu phân lập được từ bệnh nhân bị bệnh đa bạch cầu (leukemia) dòng HL – 60 và V397. Nồng độ tối thiểu ức chế 50% (IC50) dòng bạch cầu V397 là 60ug/ml (Wang et al., 1997).
Tác dụng chống viêm:
Bài thuốc “chấn thống” gồm có 2 vị thuốc là cây đơn buốt lá xẻ và xú ngô đồng (Clerodendron trichomotum) đã được nghiên cứu và thấy có tác dụng chống viêm khớp thực nghiệm ở chuột cống trắng (Liu et al., 1964). Một số thành phần của bài thuốc “chấn thống” cũng đã xác định được là có tác dụng chống viêm (Chu et al., 1965).
Tính vị, công năng
Toàn cây đơn buốt lá xẻ vị đắng nhạt, tính bình, hơi mát, vào hai kinh can và thận; có công năng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, lương huyết, tán ứ, tiêu thũng, chi tả. Sách “Tuyền châu bản thảo” ghi: đơn buốt vị đắng, tính ấm, có công năng thanh nhiệt, giải độc, tán ứ, tiêu thũng [TDTH. 1996, II: 1673).
Công dụng
Toàn cây đơn buốt lá xẻ bỏ rễ được dùng chữa thấp khớp, viêm khớp, viêm khí quản, viêm họng. Còn được dùng chữa sốt rét, viêm gan, viêm thận cấp, viêm loét dạ dày, viêm ruột, ta chảy, lỵ. Liều dùng 15 – 30g (hoặc 30 – 60g nếu dùng, tươi), sắc với nước hoặc tán thành bột chia làm 2 3 lần uống trong ngày.
Dùng 1 ngoài, lấy cây tươi giã nát, đắp và nấu nước rửa chữa mày đay, mẩn ngứa ngoài da, đòn ngã tổn thương, rắn cắn, côn trùng đốt.
- Ở Mỹ, dân bản xứ dùng lá sắc uống để trí giun, nhai lá ngậm và nuốt dần để chữa đau họng. Dịch cây được dùng nhỏ vào tai khi bị đau tai và làm săn sẽ da, nhưng có thể gây kích ứng [Foster et al., 2000: 135).
- Ở Trung Quốc, đơn buốt lá xẻ cũng được dùng để chữa sốt rét, viêm gan thận, chống tia chảy, ly.
Dùng ngoài, đơn buốt điều trị đòn ngã tổn thương, rắn cắn, côn trùng đốt và làm vết thương nhanh tạo hạt nên chóng khỏi [TDTH, 1996, II: 1674; De Padua et al., 1999: 153).